Sửng sốt giả thuyết mới về thảm kịch hạt nhân Chernobyl

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học vừa tiết lộ giả thuyết mới về thảm kịch hạt nhân Chernobyl khiến sự kiện lịch sử này có thể được viết lại.

Vào ngày 26/4/1986, thảm kịch hạt nhân Chernobyl xảy ra gây chấn động thế giới. Vào ngày hôm đó, các nhân chứng cho hay đã có 2 vụ nổ lớn xảy ra ở lò phản ứng tại nhà máy hạt nhân Chernobyl. Khi ấy, các chuyên gia kết luận, vụ nổ hơi lớn làm vỡ mái vòm nặng khoảng 1.000 tấn của lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu, phân tích mới đây cho thấy, có một vụ nổ hạt nhân xảy ra đầu tiên. Vụ nổ này xảy ra trong lò phản ứng số 4 có thể khiến những mảnh vỡ bắn xa, cách hiện trường vụ nổ khoảng 3.000m. Kế đến là vụ nổ hơi lớn khiến lò phản ứng bị đánh sập.
Kết quả nghiên cứu này được các chuyên gia thuộc Cơ quan nghiên cứu Quốc phòng Thụy Điển, Viện Khí tượng Thủy văn Thụy Điển và Đại học Stockholm thực hiện và công bố trên tạp chí Công nghệ hạt nhân.
Sung sot gia thuyet moi ve tham kich hat nhan Chernobyl
 Hiện trường thảm kịch hạt nhân xảy ra tại nhà máy hạt nhân Chernobyl năm 1986.
Điều này được đưa ra sau khi các nhà khoa học phân tích các đồng vị phóng xạ xenon được các nhà khoa học từ Viện nghiên cứu radium V. G. Khlopin ở Leningrad (Nga) phát hiện vào 4 ngày sau khi xảy ra thảm kịch hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.
Mời quý độc giả xem video "du lịch hạt nhân" sắp nở rộ ở Triều Tiên (nguồn: VTC1):
Những đồng vị xenon được tìm thấy tại thành phố Cherepovets, phía bắc Moscow. Thành phố này cách khá xa khu vực xảy ra thảm kịch hạt nhân tàn khốc trên.
Theo các nhà khoa học, những đồng vị xenon trên được tạo ra bởi sự phân hạch hạt nhân. Điều này cho thấy đây là một vụ nổ hạt nhân. Từ đó, các chuyên gia suy đoán có một vụ nổ hạt nhân có thể khiến các mảnh vỡ này văng xa hơn nhiều so với vụ nổ hơi tại lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.

Rùng mình cảnh bên trong thành phố “ma” sau thảm họa Chernobyl

(Kiến Thức) - Thành phố Pripyat ở Ukraine 29 năm sau thảm họa hạt nhân Chernobyl đã trở nên hoang tàn, lạnh lẽo, rùng rợn như một thành phố ma.

Rung minh canh ben trong thanh pho “ma” sau tham hoa Chernobyl
 Nhiếp ảnh gia Roland Verant, 35 tuổi, đến từ Vienna đã ghé thăm Pripyat - thành phố “ma” sau thảm họa hạt nhân Chernobyl 29 năm trước. Trước khi xảy ra thảm họa hạt nhân tồi tệ trên, Pripyat là thành phố khá sầm uất khi có tới 50.000 cư dân sinh sống. Không ai có thể ngờ rằng thành phố này bị bỏ hoang một cách đột ngột và kinh hoàng đến như vậy vào năm 1986.

Sự thật ít biết về thảm họa hạt nhân Chernobyl

(Kiến Thức) - Sau thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986, khoảng 24.000 năm nữa thì người dân mới có thể quay trở về quê hương sinh sống một cách an toàn.

Su that it biet ve tham hoa hat nhan Chernobyl
 Vào ngày 26/4/1986 tại nhà máy điện Chernobyl đã gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới. Do sai lầm trong thiết kế và điều khiển, một vụ nổ kinh hoàng đã xảy ra tại lò phản ứng số 4 đã làm phát tán lượng lớn chất phóng xạ vào môi trường sống. Thảm họa hạt nhân Chernobyl đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân cũng như hệ sinh thái, động thực vật quanh nhà máy này.