Sức mạnh pháo phản lực Việt Nam tự nâng cấp

Sở hữu nhiều tính năng ưu việt hơn phiên bản gốc, pháo phản lực BM-21M-1 do Việt Nam tự nâng cấp có sức mạnh cực ấn tượng.

Pháo phản lực BM-21M-1 đã được Tổng cục Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng) cải tiến từ pháo phản lực huyền thoại BM-21 Grad do Liên xô sản xuất.
Sau khi được cải tiến, pháo phản lực BM-21M-1 đã khắc phục được những hạn chế cơ bản của pháo phản lực BM-21, qua đó nâng cao tính năng kỹ, chiến thuật, đặc biệt là khả năng tự động tính toán và điều khiển bắn.
Suc manh phao phan luc Viet Nam tu nang cap
Pháo phản lực BM-21M-1 xuất hiện trong quân huấn luyện năm 2018. Ảnh QĐND 
Cụ thể, pháo phản lực BM-21M-1 có khả năng tính toán, hiệu chỉnh và điều khiển tự động lấy các phần tử bắn nhanh, chính xác; tích hợp hệ thống thông tin, truyền dữ liệu bảo đảm tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, ngày và đêm.
Trước khi nâng cấp, kíp xe của pháo phản lực BM-21 có 5 người, nay với BM-21M-1, kíp xe rút gọn còn 4 người. Thời gian chuẩn bị trước bắn của BM-21 là 14 phút, nay thời gian chuẩn bị bắn của BM-21M-1 chỉ còn 1,5 phút.
Ngoài ra, sau khi được cải tiến thành pháo phản lực BM-21M-1, việc điều khiển tầm, hướng có thể được thực hiện tự động, bán thủ công hoặc thủ công thay bằng điều khiển hoàn toàn thủ công như trước kia.
Đặc biệt, trước đây pháo phản lực BM-21 tính toán phần tử bắn thủ công, nay với BM-21M-1, việc tính toán phần tử bắn được thực hiện hoàn toàn tự động.
Pháo phản lực BM-21 được thiết kế với giàn phóng pháo 40 nòng cỡ 122mm. Việc nạp đạn được thực hiện bằng tay và mất khoảng 10 phút để lắp hết 40 ống, nhưng chỉ cần chừng 20 giây để bắn hết đạn. BM-21 có khả năng bắn nhiều loại đạn: đạn nổ phân mảnh, đạn chống tăng, đạn khói, đạn chống tăng chứa đạn con.
Tùy từng biến thể, đạn pháo 122mm của BM-21 đạt tầm bắn từ 15-40km. Pháo phản lực BM-21 được đặt trên khung gầm cơ sở xe vận tải bánh lốp của hãng Ural hoặc Zil. Hầu hết các loại pháo phản lực đều đặt trên xe bánh lốp hoặc bánh xích để cơ động khi truy đuổi mục tiêu hoặc tránh địch phản kích.

Sau 70 năm bị cấm, Nhật đã bán bao nhiêu vũ khí gì ra thế giới?

(Kiến Thức) - Việc dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí của chính phủ Nhật Bản đã mở toang ra cánh cửa cho các tập đoàn công nghiệp nặng nước này tham gia vào trị trường giá trị ước tính lên đến gần 400 tỷ trong năm 2017.

Sau 70 nam bi cam, Nhat da ban bao nhieu vu khi gi ra the gioi?
 Kể từ sau khi ký văn kiện đầu hàng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, Hiến pháp Nhật Bản do Mỹ soạn thảo ra sau đó dù không đề cập tới việc xuất khẩu vũ khí của nước này nhưng cũng hạn chế tối đa năng lực sản xuất vũ khí của Tokyo. Nguồn ảnh: Shaeb.

Súng SPL40: “Hỏa thần” cầm tay của bộ binh Việt Nam

(Kiến Thức) - Được chế tạo cho Quân đội Mỹ, và sau này được Việt Nam nội địa hóa với cái tên SPL40 – súng phóng lựu M79 còn được mệnh danh là “hỏa thần” cầm tay của bộ binh bởi sức mạnh hỏa lực đáng gờm của nó trên chiến trường.

Sung SPL40 “hoa than” cam tay cua bo binh Viet Nam
 Tại triển lãm IndoDefense 2018, tuy các mẫu súng trường tấn công nội địa kiểu mới của Việt Nam thu hút phần lớn sự quan tâm từ giới quan sát lẫn khách tham quan triển lãm, thì một mẫu súng có vẻ đã lỗi thời của bộ binh Việt Nam vẫn giành được sự quan tâm từ một số khách hàng nước ngoài khi được giới thiệu tại Jakarta. Nguồn ảnh: Miles V.