Sức công phá của sát thủ diệt hạm Kh-35 Việt Nam

(Kiến Thức) - Với trọng lượng đầu đạn nặng 145kg, Kh-35 được cho là có khả năng đánh chìm tàu chiến lượng giãn nước chừng 5.000 tấn.


Kh-35 (NATO định danh là SS-N-25 Switchblade) là loại tên lửa chống tàu tốc độ cận âm, đa năng có thể phóng từ nhiều phương tiện khác nhau (tàu chiến, máy bay cánh bằng, trực thăng, bệ phóng di động) do Nga thiết kế, chế tạo. Hiện nay, Kh-35 được trang bị phổ biến trên nhiều tàu chiến hiện đại của Hải quân Việt Nam.
Kh-35 dài 3,75m, sải cánh 0,93m, đường kính 0,42m, trọng lượng phóng 630kg (với động cơ tăng cường). Trên thân quả đạn có 4 cánh ổn định ở giữa thân (có thể gập gọn) cùng 4 cánh lái ở đuôi.
Với trọng lượng đầu đạn nặng 145kg, Kh-35 được cho là có khả năng đánh chìm tàu chiến lượng giãn nước chừng 5.000 tấn.
Tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran.
 Tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran.
Khi chiến đấu, dữ liệu về mục tiêu được nạp vào tên lửa từ tàu phóng hoặc từ các nguồn bên ngoài. Kh-35 rời ống phóng bằng một động cơ tăng cường nhiên liệu rắn, quá trình bay đến mục tiêu tên lửa sử dụng động cơ phản lực cánh quạt đẩy.
Trong hành trình bay, Kh-35 được dẫn đường bằng hệ định vị quán tính ở pha giữa và dùng radar chủ động ARGS-35E (kích hoạt khi cách mục tiêu 20km) ở pha cuối.
Ở giai đoạn tiếp cận mục tiêu, quả đạn hạ độ cao xuống còn 5m so với mặt nước biển khiến cho hệ thống đối phó trên chiến hạm địch rất khó đánh chặn.
Về tầm bắn, có sự khác biệt giữa các biển thể, biến thể đời đầu đạt tầm 120km, biến thể xuất khẩu Kh-35 Uran- E bắn xa 130km.

Tên lửa diệt hạm siêu âm có phải vũ khí tối thượng?

(Kiến Thức) - Không ít ý kiến cho rằng tên lửa hành trình chống tàu siêu âm với nhiều ưu điểm vượt trội sẽ sớm thay thế tên lửa cận âm, nhưng thực tế điều này không dễ xảy ra.

Vũ khí chống tàu “khủng” của Quân đội Việt Nam

Các máy bay chiến đấu Không quân Nhân dân Việt Nam chủ yếu sử dụng tên lửa Kh-29 và Kh-31 cho nhiệm vụ chống tàu mặt nước. Trong đó, tên lửa Kh-29 (ảnh) tuy được thiết kế chủ yếu cho vai trò tấn công mục tiêu mặt đất nhưng khi cần nó có thể dùng để tiêu diệt tàu có lượng giãn nước 10.000 tấn. Ảnh minh họa
Các máy bay chiến đấu Không quân Nhân dân Việt Nam chủ yếu sử dụng tên lửa Kh-29 và Kh-31 cho nhiệm vụ chống tàu mặt nước. Trong đó, tên lửa Kh-29 (ảnh) tuy được thiết kế chủ yếu cho vai trò tấn công mục tiêu mặt đất nhưng khi cần nó có thể dùng để tiêu diệt tàu có lượng giãn nước 10.000 tấn. Ảnh minh họa

Kh-29 hiện tại chỉ có thể phóng từ máy bay cường kích Su-22M4 và tiêm kích đa năng Su-30MK2 của Việt Nam. Trong ảnh là các kỹ thuật viên của không quân Việt Nam đang lắp Kh-29 lên giá treo Su-30MK2. Nguồn: báo QĐND
Kh-29 hiện tại chỉ có thể phóng từ máy bay cường kích Su-22M4 và tiêm kích đa năng Su-30MK2 của Việt Nam. Trong ảnh là các kỹ thuật viên của không quân Việt Nam đang lắp Kh-29 lên giá treo Su-30MK2. Nguồn: báo QĐND

Tên lửa Kh-29 lắp đầu tự dẫn laser bán chủ động hoặc đầu tự dẫn truyền hình, tầm bắn 10-12km, lắp đầu đạn thuốc nổ nặng gần 700kg. Trong ảnh là một chiếc Su-30MK của Nga phóng tên lửa Kh-29. Ảnh minh họa
Tên lửa Kh-29 lắp đầu tự dẫn laser bán chủ động hoặc đầu tự dẫn truyền hình, tầm bắn 10-12km, lắp đầu đạn thuốc nổ nặng gần 700kg. Trong ảnh là một chiếc Su-30MK của Nga phóng tên lửa Kh-29. Ảnh minh họa

Nếu Kh-29 là “sát thủ diệt hạm” bất đắc dĩ thì Kh-31A (trong ảnh) là tên lửa chống tàu đích thực của Không quân Nhân dân Việt Nam. Loại tên lửa này chỉ có thể mang trên tiêm kích đa năng Su-30MK2. Ảnh minh họa
Nếu Kh-29 là “sát thủ diệt hạm” bất đắc dĩ thì Kh-31A (trong ảnh) là tên lửa chống tàu đích thực của Không quân Nhân dân Việt Nam. Loại tên lửa này chỉ có thể mang trên tiêm kích đa năng Su-30MK2. Ảnh minh họa

Kh-31A là loại tên lửa chống hạm siêu âm đầu tiên trên thế giới được trang bị cho máy bay chiến đấu chiến thuật. Tên lửa trang bị động cơ ramjet cho phép đạt tốc độ tối đa gấp 2 lần vận tốc âm thanh, tầm bắn 50km. Với đầu đạn nặng tới 610kg, Kh-31A có thể đánh chìm những chiến hạm cỡ lớn. Ảnh minh họa
Kh-31A là loại tên lửa chống hạm siêu âm đầu tiên trên thế giới được trang bị cho máy bay chiến đấu chiến thuật. Tên lửa trang bị động cơ ramjet cho phép đạt tốc độ tối đa gấp 2 lần vận tốc âm thanh, tầm bắn 50km. Với đầu đạn nặng tới 610kg, Kh-31A có thể đánh chìm những chiến hạm cỡ lớn. Ảnh minh họa

Đối với lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam thì có trong trang bị nhiều loại tên lửa chống tàu. Đầu tiên là tên lửa hành trình chống tàu cận âm P-15 Termit (NATO định danh là SS-N-2) do Liên Xô sản xuất. P-15 Termit lắp đầu đạn thuốc nổ nặng tới 454kg, tầm bắn 80km, tốc độ hành trình cận âm. Ảnh minh họa
Đối với lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam thì có trong trang bị nhiều loại tên lửa chống tàu. Đầu tiên là tên lửa hành trình chống tàu cận âm P-15 Termit (NATO định danh là SS-N-2) do Liên Xô sản xuất. P-15 Termit lắp đầu đạn thuốc nổ nặng tới 454kg, tầm bắn 80km, tốc độ hành trình cận âm. Ảnh minh họa

Tên lửa P-15 Termit trang bị trên nhiều phương tiện chiến đấu của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là bộ đội hải quân đang triển khai nạp đạn P-15 Termit lên bệ phóng tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh.
Tên lửa P-15 Termit trang bị trên nhiều phương tiện chiến đấu của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Trong ảnh là bộ đội hải quân đang triển khai nạp đạn P-15 Termit lên bệ phóng tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh.

Tên lửa P-15 Termit cũng được trang bị cho tàu cao tốc tên lửa Osa II và tàu hộ tống project 1241RE. Trong ảnh là kỹ thuật viên nạp đạn P-15 lên bệ phóng tàu tên lửa project 1241RE.
Tên lửa P-15 Termit cũng được trang bị cho tàu cao tốc tên lửa Osa II và tàu hộ tống project 1241RE. Trong ảnh là kỹ thuật viên nạp đạn P-15 lên bệ phóng tàu tên lửa project 1241RE.

Ngoài P-15 Termit, hầu hết các tàu chiến hiện đại của Việt Nam đều sử dụng tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran-E. Tên lửa có thể mang đầu đạn nặng 145kg, tầm bắn 130km. Ảnh minh họa
Ngoài P-15 Termit, hầu hết các tàu chiến hiện đại của Việt Nam đều sử dụng tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran-E. Tên lửa có thể mang đầu đạn nặng 145kg, tầm bắn 130km. Ảnh minh họa

Tên lửa hành trình Kh-35 Uran-E trang bị trên tàu hộ tống tên lửa Project 12418, BSP-500 và khinh hạm Gepard 3.9. Trong ảnh là hệ thống ống phóng chứa tên lửa Kh-35 trên khinh hạm Gepard 3.9 mang tên HQ-012 Lý Thái Tổ.
Tên lửa hành trình Kh-35 Uran-E trang bị trên tàu hộ tống tên lửa Project 12418, BSP-500 và khinh hạm Gepard 3.9. Trong ảnh là hệ thống ống phóng chứa tên lửa Kh-35 trên khinh hạm Gepard 3.9 mang tên HQ-012 Lý Thái Tổ.

Loại tên lửa “khủng” nhất về tầm bắn và sức công phá thuộc về tên lửa hành trình chống tàu P-35 của hệ thống phòng thủ bờ biển 4K44 Redut. Trong ảnh là xe mang bệ phóng của hệ thống 4K44 thuộc Đoàn S79 Hải quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn: báo QĐND
Loại tên lửa “khủng” nhất về tầm bắn và sức công phá thuộc về tên lửa hành trình chống tàu P-35 của hệ thống phòng thủ bờ biển 4K44 Redut. Trong ảnh là xe mang bệ phóng của hệ thống 4K44 thuộc Đoàn S79 Hải quân Nhân dân Việt Nam. Nguồn: báo QĐND

Tên lửa hành trình chống tàu P-35 đạt tầm bắn tới gần 500km, lắp đầu đạn nặng tới 1 tấn. Ảnh minh họa
Tên lửa hành trình chống tàu P-35 đạt tầm bắn tới gần 500km, lắp đầu đạn nặng tới 1 tấn. Ảnh minh họa

Ngoài P-35, Hải quân Nhân dân Việt Nam còn có trong trang bị tên lửa hành trình chống tàu hiện đại hàng đầu thế giới P-800 Yakhont. Ảnh minh họa
Ngoài P-35, Hải quân Nhân dân Việt Nam còn có trong trang bị tên lửa hành trình chống tàu hiện đại hàng đầu thế giới P-800 Yakhont. Ảnh minh họa

Loại tên lửa này được trang bị trong hệ thống phòng thủ bờ biển K-300 Bastion P (trong ảnh). Tên lửa P-800 đạt tầm bắn 120-300km, tốc độ hành trình gấp 2,5 lần vận tốc âm thanh. Với tốc độ cực cao cùng đầu đạn công phá mạnh nặng 300kg, đối phương có rất ít cơ hội sống sót khi trúng P-800. Nguồn: Thanh Niên
Loại tên lửa này được trang bị trong hệ thống phòng thủ bờ biển K-300 Bastion P (trong ảnh). Tên lửa P-800 đạt tầm bắn 120-300km, tốc độ hành trình gấp 2,5 lần vận tốc âm thanh. Với tốc độ cực cao cùng đầu đạn công phá mạnh nặng 300kg, đối phương có rất ít cơ hội sống sót khi trúng P-800. Nguồn: Thanh Niên

Và loại tên lửa chống tàu cuối cùng sẽ được trang bị cho Hải quân Nhân dân Việt Nam là 3M-54 Klub-S (tầm bắn 300km, tốc độ bay siêu âm). Tên lửa sẽ có mặt trên tàu ngầm tấn công tối tân Kilo 636.
Và loại tên lửa chống tàu cuối cùng sẽ được trang bị cho Hải quân Nhân dân Việt Nam là 3M-54 Klub-S (tầm bắn 300km, tốc độ bay siêu âm). Tên lửa sẽ có mặt trên tàu ngầm tấn công tối tân Kilo 636.

Hé mở số lượng vũ khí QĐNDVN thu được sau 1975

(Kiến Thức) - Sau ngày giải phóng (30/4/1975), Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thu giữ được nhiều xe, pháo, máy bay, tàu chiến chiến lợi phẩm từ Quân đội Sài Gòn.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ đã viện trợ hàng nghìn xe tăng, máy bay, pháo, súng ống và hàng trăm tàu chiến cho Quân đội Sài Gòn. Sau năm 1975, chúng ta đã thu giữ được rất nhiều vũ khí chiến lợi phẩm phục vụ cho công cuộc bảo vệ tổ quốc, chiến đấu bảo vệ Tây Nam, biên giới phía Bắc và quần đảo Trường Sa.

Xe tăng, pháo

Sức mạnh vũ khí “khủng”... Quân đội ta thu được sau 1975

(Kiến Thức) - Một số phương tiện chiến tranh ta thu được từ kho vũ khí Quân đội Sài Gòn được đánh giá cao về tính năng, sức mạnh hỏa lực.

Trong số hàng trăm loại vũ khí (súng ống, pháo, xe tăng, máy bay, tàu chiến) thu được sau 1975, có nhiều thiết kế vũ khí được đánh giá khá cao về tính năng, hỏa lực, cơ động. Không ít trong số này được ta sử dụng rất thành công trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, thậm chí còn hoạt động cho tới ngày nay. Trong ảnh là một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực M48 (Mỹ chế tạo) tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Đây là một trong 2 loại xe tăng ta thu giữ và sử dụng. Ảnh: Hoàng Lê
Trong số hàng trăm loại vũ khí (súng ống, pháo, xe tăng, máy bay, tàu chiến) thu được sau 1975, có nhiều thiết kế vũ khí được đánh giá khá cao về tính năng, hỏa lực, cơ động. Không ít trong số này được ta sử dụng rất thành công trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, thậm chí còn hoạt động cho tới ngày nay. Trong ảnh là một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực M48 (Mỹ chế tạo) tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Đây là một trong 2 loại xe tăng ta thu giữ và sử dụng. Ảnh: Hoàng Lê

Trong ảnh là xe tăng M48 trên con đường ở thành phố Sài Gòn ngày 30/4. Trên xe có một số chiến sĩ quân giải phóng và binh lính VNCH giác ngộ, đi theo Cách mạng.
Trong ảnh là xe tăng M48  trên con đường ở thành phố Sài Gòn ngày 30/4. Trên xe có một số chiến sĩ quân giải phóng và binh lính VNCH giác ngộ, đi theo Cách mạng.

Sức mạnh của M48 Patton được đánh giá là tương đương với xe tăng T-54/55 của Liên Xô. M48 được trang bị pháo chính cỡ 90mm T54 và xe bọc giáp dày tới 120mm. Ảnh minh họa
Sức mạnh của M48 Patton được đánh giá là tương đương với xe tăng T-54/55 của Liên Xô. M48 được trang bị pháo chính cỡ 90mm T54  và xe bọc giáp dày tới 120mm. Ảnh minh họa

Xe bọc thép chở quân M113 cũng là loại vũ khí lục quân ta thu được rất nhiều (có nguồn cho rằng khoảng 500 chiếc). Đây là loại xe được đánh giá cao về tính cơ động, khả năng lội nước, chở quân, yểm trợ hỏa lực.
Xe bọc thép chở quân M113 cũng là loại vũ khí lục quân ta thu được rất nhiều (có nguồn cho rằng khoảng 500 chiếc). Đây là loại xe được đánh giá cao về tính cơ động, khả năng lội nước, chở quân, yểm trợ hỏa lực.

Chúng ta đã sử dụng rất hiệu quả M113 trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và các chiến dịch giải phóng nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng Khmer Đỏ 1979. Trong quá trình sử dụng, ta đã tự cải tiến trang bị thêm pháo không giật DKZ để tăng hỏa lực yểm trợ bộ binh. Hiện nay, tuy gặp khá nhiều khó khăn trong tìm kiếm nguồn linh kiện thay thế, nhưng ta vẫn cố gắng duy trì bảo đảm chiến đấu cho M113.
Chúng ta đã sử dụng rất hiệu quả M113 trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và các chiến dịch giải phóng nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng Khmer Đỏ 1979. Trong quá trình sử dụng, ta đã tự cải tiến trang bị thêm pháo không giật DKZ để tăng hỏa lực yểm trợ bộ binh. Hiện nay, tuy gặp khá nhiều khó khăn trong tìm kiếm nguồn linh kiện thay thế, nhưng ta vẫn cố gắng duy trì bảo đảm chiến đấu cho M113.

Ta cũng thu giữ được số lượng lớn lựu pháo M101 105mm do Mỹ sản xuất sau 1975 và sử dụng cho tới tận ngày nay. Trong ảnh là cuộc diễn tập bắn đạn thật phòng thủ bờ biển của quân đội ta với pháo 105mm.
Ta cũng thu giữ được số lượng lớn lựu pháo M101 105mm do Mỹ sản xuất sau 1975 và sử dụng cho tới tận ngày nay. Trong ảnh là cuộc diễn tập bắn đạn thật phòng thủ bờ biển của quân đội ta với pháo 105mm.

Lựu pháo M101 105mm có thể đạt tầm bắn tới 11,2km.
Lựu pháo M101 105mm có thể đạt tầm bắn tới 11,2km.

Bên cạnh loại 105mm, ta cũng thu được lựu pháo M114 155mm có thể đạt tầm bắn tối đa 14,6km. Nguồn ảnh: GDVN
Bên cạnh loại 105mm, ta cũng thu được lựu pháo M114 155mm có thể đạt tầm bắn tối đa 14,6km. Nguồn ảnh: GDVN

Đặc biệt nhất, bộ đội ta thu giữ được một số lượng nhỏ siêu pháo tự hành hạng nặng M107 175mm mà Mỹ trang bị cho Quân đội Sài Gòn. Loại pháo này có tầm bắn xa tới 34km, xa hơn cả pháo M46 130mm của quân đội ta. Tuy nhiên, tốc độ bắn khá chậm chỉ 1-2 phát/phút. Trong ảnh là một khẩu M107 175mm trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ảnh: Hoàng Lê
Đặc biệt nhất, bộ đội ta thu giữ được một số lượng nhỏ siêu pháo tự hành hạng nặng M107 175mm mà Mỹ trang bị cho Quân đội Sài Gòn. Loại pháo này có tầm bắn xa tới 34km, xa hơn cả pháo M46 130mm của quân đội ta. Tuy nhiên, tốc độ bắn khá chậm chỉ 1-2 phát/phút. Trong ảnh là một khẩu M107 175mm trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Ảnh: Hoàng Lê

Giá trị nhất trong kho vũ khí chiến lợi phẩm là một vài máy bay chiến đấu và vận tải đã tăng đáng kể sức mạnh Không quân Nhân dân Việt Nam sau 1975. Trong ảnh là tiêm kích hạng nhẹ F-5E (Mỹ sản xuất) biên chế trong không quân ta. Đây là loại tiêm kích phản lực siêu âm, một chỗ ngồi, trang bị 2 pháo 20mm ở mũi và 7 giá treo trên cánh mang 3,2 tấn vũ khí (tên lửa, bom, rocket).
Giá trị nhất trong kho vũ khí chiến lợi phẩm là một vài máy bay chiến đấu và vận tải đã tăng đáng kể sức mạnh Không quân Nhân dân Việt Nam sau 1975. Trong ảnh là tiêm kích hạng nhẹ F-5E (Mỹ sản xuất) biên chế trong không quân ta. Đây là loại tiêm kích phản lực siêu âm, một chỗ ngồi, trang bị 2 pháo 20mm ở mũi và 7 giá treo trên cánh mang 3,2 tấn vũ khí (tên lửa, bom, rocket).

Máy bay cường kích hạng nhẹ A-37 biên chế trong Không quân Nhân dân Việt Nam. A-37 có khả năng mang 1,2 tấn vũ khí (bom, rocket, tên lửa) trên 8 giá treo. Trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, không quân ta đã sử dụng rất thành công tiêm kích F-5E và A-37 với nhiệm vụ không kích mục tiêu mặt đất.
Máy bay cường kích hạng nhẹ A-37 biên chế trong Không quân Nhân dân Việt Nam. A-37 có khả năng mang 1,2 tấn vũ khí (bom, rocket, tên lửa) trên 8 giá treo. Trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, không quân ta đã sử dụng rất thành công tiêm kích F-5E và A-37 với nhiệm vụ không kích mục tiêu mặt đất.

Về lực lượng trực thăng, không quân ta ngoài những chiếc Mi-6/8 của Liên Xô cũng được bổ sung thêm vài chục chiếc trực thăng đa dụng UH-1 (Mỹ chế tạo) có thể vừa làm nhiệm vụ tải quân, tải thương vừa thực hiện yểm trợ hỏa lực (bằng súng máy và rocket).
Về lực lượng trực thăng, không quân ta ngoài những chiếc Mi-6/8 của Liên Xô cũng được bổ sung thêm vài chục chiếc trực thăng đa dụng UH-1 (Mỹ chế tạo) có thể vừa làm nhiệm vụ tải quân, tải thương vừa thực hiện yểm trợ hỏa lực (bằng súng máy và rocket).

Ngoài loại UH-1, không quân ta còn có sự phục vụ của 5 chiếc trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 (Mỹ sản xuất). CH-47 có khả năng chở 55 lính hoặc 24 cáng cứu thương hoặc 12,7 tấn hàng hóa. Năng lực tải hàng của CH-47 còn vượt hơn cả trực thăng vận tải lớn nhất Liên Xô mà không quân ta trang bị, loại Mi-6. Trong ảnh là bộ đội ta đang đổ bộ từ chiếc CH-47 trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam.
Ngoài loại UH-1, không quân ta còn có sự phục vụ của 5 chiếc trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 (Mỹ sản xuất). CH-47 có khả năng chở 55 lính hoặc 24 cáng cứu thương hoặc 12,7 tấn hàng hóa. Năng lực tải hàng của CH-47 còn vượt hơn cả trực thăng vận tải lớn nhất Liên Xô mà không quân ta trang bị, loại Mi-6. Trong ảnh là bộ đội ta đang đổ bộ từ chiếc CH-47 trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam.

7 chiếc vận tải cơ hạng trung C-130 thu giữ được từ không quân Quân đội Sài Gòn được ta sử dụng thành công trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam. Khi đó, C-130 được xem là loại máy bay vận tải lớn nhất của không quân ta, với tải trọng 20 tấn (có thể chở 64 lính dù hoặc 74 cáng cứu thương hoặc 2 xe bọc thép M113).
7 chiếc vận tải cơ hạng trung C-130 thu giữ được từ không quân Quân đội Sài Gòn được ta sử dụng thành công trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam. Khi đó, C-130 được xem là loại máy bay vận tải lớn nhất của không quân ta, với tải trọng 20 tấn (có thể chở 64 lính dù hoặc 74 cáng cứu thương hoặc 2 xe bọc thép M113).

Tàu vận tải đổ bộ lớp LST-491 (tàu HQ-505) thu giữ từ Hải quân Quân đội Sài Gòn đã góp phần bảo vệ vững chắc các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đây được xem là loại tàu chiến lớn nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam vào thời điểm bấy giờ, với lượng giãn nước gần 4.000 tấn.
Tàu vận tải đổ bộ lớp LST-491 (tàu HQ-505) thu giữ từ Hải quân Quân đội Sài Gòn đã góp phần bảo vệ vững chắc các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đây được xem là loại tàu chiến lớn nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam vào thời điểm bấy giờ, với lượng giãn nước gần 4.000 tấn.

Cận cảnh tàu chiến “muỗi” đốt cực đau của Việt Nam

(Kiến Thức) - Tàu tên lửa Project 12418 Molniya được gọi là “muỗi” bởi vì nó tuy nhỏ nhưng “đốt” rất mạnh mẽ…

Đó là những nhận xét của Tổng biên tập tờ Tổng quan quân sự độc lập Victor Litovkin về tàu hộ tống tên lửa Project 12418 Molniya được Nga xuất khẩu cho Việt Nam. Gần đây, 2 tàu loại này đã được biên chế chính thức cho Lữ đoàn Tàu pháo – Tên lửa 167 mới thành và ra mắt ngày 14/10. Đơn vị này thuộc Vùng 2 Hải quân làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc và cơ động lực lượng chiến đấu theo yêu cầu nhiệm vụ. Ảnh: Người Lao Động
Đó là những nhận xét của Tổng biên tập tờ Tổng quan quân sự độc lập Victor Litovkin về tàu hộ tống tên lửa Project 12418 Molniya được Nga xuất khẩu cho Việt Nam. Gần đây, 2 tàu loại này đã được biên chế chính thức cho Lữ đoàn Tàu pháo – Tên lửa 167 mới thành và ra mắt ngày 14/10. Đơn vị này thuộc Vùng 2 Hải quân làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc và cơ động lực lượng chiến đấu theo yêu cầu nhiệm vụ. Ảnh: Người Lao Động