Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

SPOTLIGHT

Photo

Sự thật rùng mình trong cánh cửa địa ngục chết chóc nhất hành tinh

02/04/2023 12:50

Trong suốt nhiều thế kỷ, người ta tin rằng hang động Plutonium hay còn được gọi là cánh cổng địa ngục đã phà "hơi thở chết chóc", giết chết tất cả sinh vật đến gần ngoại trừ các thầy tế.

Thùy Liên (T.H)

Bí ẩn âm thanh ma quái phát ra từ “cổng địa ngục” Siberia

Sự thật nguy hiểm về “cổng địa ngục” có thật trên Trái đất

Bí mật ngỡ ngàng ở “địa ngục máu” nổi tiếng Nhật Bản

Chi tiết kinh ngạc về “cổng địa ngục” có thật trên Trái đất

Kinh hoàng 7 "cánh cửa địa ngục" đáng sợ tồn tại ngay trên Trái Đất

2000 năm trước, hàng loạt khách lữ hành đến một ngôi đền Hy Lạp – La Mã ở TP Hierapolis, nay là Thổ Nhĩ Kỳ, tọa lạc bên trên một hang động được đồn đại là cánh cổng địa ngục.
2000 năm trước, hàng loạt khách lữ hành đến một ngôi đền Hy Lạp – La Mã ở TP Hierapolis, nay là Thổ Nhĩ Kỳ, tọa lạc bên trên một hang động được đồn đại là cánh cổng địa ngục.
Họ đến đây để xem hiện tượng động vật chết và rơi xuống trước cửa hang. Hang động này được đặt tên là "Plutonium" – bắt nguồn từ chữ Pluto (Diêm vương). Trong suốt nhiều thế kỷ, người ta tin rằng hang động Plutonium đã phà "hơi thở chết chóc", giết chết tất cả sinh vật đến gần ngoại trừ các thầy tế.
Họ đến đây để xem hiện tượng động vật chết và rơi xuống trước cửa hang. Hang động này được đặt tên là "Plutonium" – bắt nguồn từ chữ Pluto (Diêm vương). Trong suốt nhiều thế kỷ, người ta tin rằng hang động Plutonium đã phà "hơi thở chết chóc", giết chết tất cả sinh vật đến gần ngoại trừ các thầy tế.
Nhà sử học tự nhiên Pliny “Trưởng lão” mô tả hiện tượng này là “cổng của Charon” – người lái đò đưa linh hồn người chết vượt sông Styx và sông Acheron để về cõi địa ngục trong thần thoại Hy Lạp.
Nhà sử học tự nhiên Pliny “Trưởng lão” mô tả hiện tượng này là “cổng của Charon” – người lái đò đưa linh hồn người chết vượt sông Styx và sông Acheron để về cõi địa ngục trong thần thoại Hy Lạp.
Tuy nhiên, các nhà khoa học hiện đã giải mã được hiện tượng bí ẩn nói trên. Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Khảo cổ và Nhân chủng học hồi tháng 2 vừa rồi, một khe nứt ở bề mặt trái đất, nằm sâu bên trong hang đã sản sinh ra khí CO2 với nồng độ “chết chóc”.
Tuy nhiên, các nhà khoa học hiện đã giải mã được hiện tượng bí ẩn nói trên. Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Khảo cổ và Nhân chủng học hồi tháng 2 vừa rồi, một khe nứt ở bề mặt trái đất, nằm sâu bên trong hang đã sản sinh ra khí CO2 với nồng độ “chết chóc”.
Cụ thể, bằng một máy phân tích khí ga cầm tay, ông Hardy Pfanz và nhóm các nhà nghiên cứu núi lửa đã tìm thấy khí CO2 với nồng độ 4-53% ở miệng hang và cao nhất là 91% ở bên trong. Nồng độ này quá đủ để giết chết mọi sinh vật sống.
Cụ thể, bằng một máy phân tích khí ga cầm tay, ông Hardy Pfanz và nhóm các nhà nghiên cứu núi lửa đã tìm thấy khí CO2 với nồng độ 4-53% ở miệng hang và cao nhất là 91% ở bên trong. Nồng độ này quá đủ để giết chết mọi sinh vật sống.
“Các loại động vật có vú (trong đó có con người) có thể bắt đầu gặp vấn đề ở mức dưới 5% CO2”, ông Pfanz nói với đài truyền hình Mỹ CNN. “Ở mức 7%, càng ở lâu, các triệu chứng như đổ mồ hôi, chóng mặt, nhịp tim tăng ngày càng nghiêm trọng. Nồng độ cao hơn nữa dẫn tới ngạt thở vì thiếu khí oxy cũng như máu, tế bào não… bị axit hóa”.
“Các loại động vật có vú (trong đó có con người) có thể bắt đầu gặp vấn đề ở mức dưới 5% CO2”, ông Pfanz nói với đài truyền hình Mỹ CNN. “Ở mức 7%, càng ở lâu, các triệu chứng như đổ mồ hôi, chóng mặt, nhịp tim tăng ngày càng nghiêm trọng. Nồng độ cao hơn nữa dẫn tới ngạt thở vì thiếu khí oxy cũng như máu, tế bào não… bị axit hóa”.
Chính vì thế, tất cả những loài động vật nào vào trong hang cũng nhanh chóng gục ngã. Ông Pfanz tiết lộ, trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy xác của một vài con chim, chuột và hơn 70 con bọ cánh cứng.
Chính vì thế, tất cả những loài động vật nào vào trong hang cũng nhanh chóng gục ngã. Ông Pfanz tiết lộ, trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy xác của một vài con chim, chuột và hơn 70 con bọ cánh cứng.
Vào ban ngày, khí này bị ánh sáng mặt trời phân tán. Hang động trở nên nguy hiểm nhất vào lúc bình minh, khí núi lửa tích tụ sau một đêm đủ làm mọi sinh vật đứng gần phải chết.
Vào ban ngày, khí này bị ánh sáng mặt trời phân tán. Hang động trở nên nguy hiểm nhất vào lúc bình minh, khí núi lửa tích tụ sau một đêm đủ làm mọi sinh vật đứng gần phải chết.
Francesco D'Andria, nhà khảo cổ học người Ý phát hiện ra lại địa điểm nói trên vào năm 2013, khẳng định có bằng chứng về một công trình phức hợp được xây dựng xung quanh hang động Plutonium, nhiều khả năng là để phục vụ du khách ngồi quan sát hiện tượng động vật chết.
Francesco D'Andria, nhà khảo cổ học người Ý phát hiện ra lại địa điểm nói trên vào năm 2013, khẳng định có bằng chứng về một công trình phức hợp được xây dựng xung quanh hang động Plutonium, nhiều khả năng là để phục vụ du khách ngồi quan sát hiện tượng động vật chết.
Nhà địa lý người Hy Lạp Strabo, sống trong khoảng năm 64 trước công nguyên đến năm 21 sau công nguyên, từng viết về hiện tượng nói trên như sau: "Bất cứ loài vật nào bước qua cửa hang đều chết ngay lập tức…trâu bò tiến vào trong hang ngã quỵ xuống đất và chết… Tôi ném chim sẻ vào trong hang, chúng chết ngay tức thì và rơi xuống đất".
Nhà địa lý người Hy Lạp Strabo, sống trong khoảng năm 64 trước công nguyên đến năm 21 sau công nguyên, từng viết về hiện tượng nói trên như sau: "Bất cứ loài vật nào bước qua cửa hang đều chết ngay lập tức…trâu bò tiến vào trong hang ngã quỵ xuống đất và chết… Tôi ném chim sẻ vào trong hang, chúng chết ngay tức thì và rơi xuống đất".
Bên cạnh đó, nghiên cứu của ông Pfanz khẳng định CO2 nặng hơn oxy, do đó nó lắng đọng xuống phía dưới, tạo ra một vùng khí độc ngay trên mặt đất. Kết quả là động vật bị ảnh hưởng trong khi các thầy tế thì không do họ đứng cao hơn, bên trên vùng khí độc. Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của ông Pfanz khẳng định CO2 nặng hơn oxy, do đó nó lắng đọng xuống phía dưới, tạo ra một vùng khí độc ngay trên mặt đất. Kết quả là động vật bị ảnh hưởng trong khi các thầy tế thì không do họ đứng cao hơn, bên trên vùng khí độc.

Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC.

Top tin bài hot nhất

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

12/05/2025 20:12
Diễn quán bar ở Thanh Hóa, Ngân 98 "mặc như không" cực phản cảm

Diễn quán bar ở Thanh Hóa, Ngân 98 "mặc như không" cực phản cảm

07/05/2025 08:30
Cô gái diện đồ không nội y đi tập gym gây tranh cãi

Cô gái diện đồ không nội y đi tập gym gây tranh cãi

19/04/2025 08:30
"Tiên nữ tắm suối" Quảng Ninh tái xuất khiến ai ngắm cũng mê

"Tiên nữ tắm suối" Quảng Ninh tái xuất khiến ai ngắm cũng mê

24/04/2025 07:45
300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

29/04/2025 14:07

Bạn có thể quan tâm

Mỹ nhân "gái 1 con" mặc yếm hờ hững khi đi du lịch

Mỹ nhân "gái 1 con" mặc yếm hờ hững khi đi du lịch

Hot girl gây chú ý với trang phục bó sát đi cắm hoa

Hot girl gây chú ý với trang phục bó sát đi cắm hoa

Hồ Quỳnh Hương tung loạt ảnh cưới đẹp như cổ tích

Hồ Quỳnh Hương tung loạt ảnh cưới đẹp như cổ tích

Trổ tài lắc hông, hot girl pickleball gây tranh cãi

Trổ tài lắc hông, hot girl pickleball gây tranh cãi

Ảnh thẻ đẹp mê hồn của Hoa hậu Thanh Thủy

Ảnh thẻ đẹp mê hồn của Hoa hậu Thanh Thủy

Nữ MC Nghệ An sở hữu tên lạ gây sốt với visual vạn người mê

Nữ MC Nghệ An sở hữu tên lạ gây sốt với visual vạn người mê

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status