Sự thật đằng sau mảnh giấy kêu cứu của công nhân tại Zara

Những công nhân tại Zara (Istanbul) đã gửi lời kêu cứu thông qua những mảnh giấy ghi chú đính kết trên các sản phẩm thời trang của Zara.

Cách đây một năm, chủ sở hữu cơ sở may mặc ở Istanbul đã không chi trả tiền lương cho công nhân, sau đó đóng cửa nhà máy rồi bỏ trốn. Những nhân công chưa tìm được việc làm mới đã đến các cửa hàng của Zara để đính kèm những mảnh giấy ghi chú, với hy vọng lời kêu cứu sẽ đến được công ty mẹ của thương hiệu bình dân. "Tôi đã làm ra sản phẩm này, nhưng vẫn chưa được thanh toán từ tập đoàn của Zara. Hãy giúp chúng tôi giành lấy sự công bằng" - nội dung mảnh giấy ghi chú của một công nhân tại Zara.
Tuần trước, tờ Associated Press đăng tải bài viết về các khách hàng thân thiết của Zara đã tìm thấy những ghi chú của các công nhân, với hy vọng sẽ nhận được mức lương chi trả công việc từ công ty mẹ Inditex.
Khó để khẳng định tính xác thực của lời kêu cứu, vì đa số nhân công không đính kèm tên của mình trên những mẫu giấy ghi chú. Tuy nhiên, thông điệp này phần nào phơi bày về góc tối của việc quản lý không chặt chẽ và cách đối xử với những công nhân làm việc tại các nhà máy trực thuộc sở hữu của tập đoàn Inditex, công ty mẹ của Zara.
Su that dang sau manh giay keu cuu cua cong nhan tai Zara
 Lời kêu cứu tuyệt vọng của những nhân công đã được khách hàng tìm thấy trên các sản phẩm thời trang của Zara.
Hôm qua, phát ngôn viên của Inditex đã đưa ra tuyên bố bằng văn bản đến truyền thông để giải thích rằng công ty thực sự có cơ sở sản xuất quần áo ở Bravo Tekstil, Thổ Nhĩ Kỳ, với 155 nhân công làm việc tại nhà máy.
Vào tháng 7/2016, cơ sở đã bị đóng cửa do sự biến mất của chủ nhà máy cùng số tiền mà Inditex chi trả cho nhân công hàng tháng. Theo phát ngôn viên của công ty, "Inditex đã đáp ứng tất cả nghĩa vụ hợp đồng với cơ sở sản xuất quần áo ở Bravo Tekstil".
Trong bản báo cáo cổ đông 2016, Inditex cũng hy vọng sẽ trở thành một doanh nghiệp đi đầu trong việc thúc đẩy nhân quyền. Tập đoàn cam kết tránh hoặc giảm thiểu những hậu quả tiêu cực đối với những nhân viên đang làm việc tại đây.
Inditex công bố với giới truyền thông họ đang trong quá trình thành lập "Quỹ khó khăn" dành cho những nhân công chưa nhận được tiền lương hàng tháng, khoản bồi thường hay số tiền chi trả khi nhà máy đóng cửa đột ngột.
Tuy nhiên, đến nay đã một năm bốn tháng kể từ khi nhà máy đóng cửa, quỹ khó khăn của Inditex vẫn chưa được thành lập. Người phát ngôn từ tập đoàn cũng khẳng định không có một khoản tiền nào được chuyển cho các nhân công sau sự cố cừa qua.
Câu hỏi đặt ra trong câu chuyện này không phải là việc Inditex có thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ chưa, mà đến từ việc họ đối xử như thế nào với những người làm ra các sản phẩm được bày bán trong các cửa hàng.
Inditex ngoài việc thực hiện những thỏa thuận với chủ sở hữu của các nhà máy về nghĩa vụ trên hợp đồng, họ hoàn toàn không quan tâm nhiều đến người lao động đang làm việc tại đây. Đôi khi, họ còn thu được khoản lợi nhuận khổng lồ từ việc kinh doanh các sản phẩm chưa thanh toán cho nhân công.
Tháng 9, hơn một năm sau khi đóng cửa nhà máy, 140 công nhân đã cùng nhau đưa đơn khiếu nại lên những cơ quan báo chí với hy vọng nhận được khoản bồi thường từ Inditex.
Sự tuyệt vọng dẫn đến viêc họ đành làm liều khi gắn kèm những lời kêu cứu lên các sản phẩm được bày bán tại cửa hàng Zara mong sẽ được người tiêu dùng lên tiếng ủng hộ.
Theo như chia sẻ của một nhân công làm việc trong nhà máy tại Istanbul, "Suốt 12 tháng qua, chúng tôi đã chờ đợi kết quả từ những cuộc đàm phán của Inditex với lòng kiên nhẫn. Để giảm thiểu sự ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán, chúng tôi chấp nhận chịu đừng điều này trong im lặng".
"Tuy nhiên, sau một năm chờ đợi, điều mà chúng tôi nhận được chính là việc công ty chỉ có thể chi trả một phần tư yêu cầu. Nói cách khác, thương hiệu chấp nhận trách nhiệm của mình, nhưng họ nghĩ chúng tôi không xứng đáng để được bồi thường đầy đủ theo như hợp đồng", họ nó thêm.
Từ sự việc này, mới nhận ra một sự thật trần trụi của ngành công nghiệp thời trang bình dân, nơi đâu có sự nghèo đói, nơi đó sẽ xuất hiện những nhân công sẵn lòng bán sức khoẻ với mức giá rẻ mạt. Họ chấp nhận bị đối xử tồi tệ trong môi trường nguy hiểm và đầy bất công.

Ngắm bộ bàn ghế “vua gỗ” giá gần 2,5 tỷ đồng, đại gia hỏi mua không được

Bộ bàn ghế Đỉnh Nghê, được làm từ gỗ Mun hoa của Lào có giá gần 2,5 tỷ đồng của một đơn vị ở Sơn Tây - Hà Nội khiến nhiều người giật mình.
 

Ngam bo ban ghe “vua go” gia gan 2,5 ty dong, dai gia hoi mua khong duoc
Với 12 món gồm 1 đoản dài, 4 ghế đơn, 1 bàn to, 4 bàn trà và 2 đôn, bộ bàn ghế Đỉnh Nghê được sản xuất khoảng 5 năm nay, nhưng chủ yếu dùng để trưng bày, làm kỉ niệm. 

Khai trương H&M: Sự cố xảy ra, khách hàng bức xúc tranh cãi với nhân viên an ninh

Theo đó, muốn được vào shop H&M mỗi người phải đeo vòng tay do nhân viên phát. Nhưng sự cố hết vòng tay dẫn đến nhiều người phải đi về trong bực tức.

Khai truong H&M: Su co xay ra, khach hang buc xuc tranh cai voi nhan vien an ninh
 Không khí khai trương H&M tại Hà Nội ngay từ sớm đã khá sôi động. Nhiều bạn trẻ đã xếp hàng để trở thành những vị khách đầu tiên tại store. Các vị khách càng thêm háo hức và chẳng ngại mệt mỏi, chen chúc để là 1 trong số 1000 vị khách đầu tiên nhận nhiều ưu đãi từ hãng này. Theo đó H&M Hà Nội sẽ có quà tặng cho những người đến sớm: 1 túi đeo phiên bản giới hạn, 1 sổ tay và 1 thẻ quà tặng dùng để mua sắm tại store.