Sự thật chỉ ăn gạo lứt muối mè sẽ khỏi ung thư?

Không ít người mang trong mình khối u, bệnh ung thư chỉ ăn gạo lứt muối mè, không ăn thịt cá… với quan niệm như vậy khối u sẽ tự "chết" vì bị bỏ đói.

“Bỏ đói” ung thư sẽ khỏi?
Hiện trên mạng lan truyền vô vàn cách chữa ung thư theo kiểu truyền miệng. Không ít trường hợp bệnh nhân ung thư bỏ bệnh viện mà về nhà thực hiện biện pháp thực dưỡng chỉ ăn gạo lứt muối mè, không ăn thịt, đường sữa… để “bỏ đói tế bào ung thư” với hy vọng chữa khỏi ung thư.
Các đây hai năm, chị Lê Thị Thuật (ở Hưng Yên) đi khám tại Bệnh viện K phát hiện bị mắc ung thư dạ dày. Thời điểm đó chị mới bị bệnh ở giai đoạn sớm, bác sĩ khuyên phẫu thuật là có thể khỏi hoàn toàn. Nhưng chị nghe nói “một khi động dao kéo vào khối u sẽ nhanh phát triển”(?) nên đã nhất định không phẫu thuật.
Su that chi an gao lut muoi me se khoi ung thu?
Gạo lứt cũng có phần vỏ, cảm rất tốt, cung cấp chất xơ. Tuy nhiên chưa có công trình khoa học nào khẳng định gạo lứt có khả năng phòng chống ung thư. Ảnh: T.G 
Về nhà nghe mọi người mách chỉ cần ăn các loại gạo lứt muối mè, không ăn thịt là có thể chữa được ung thư, nhất là các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Chị ăn gạo lứt muối mè ròng rã nhiều tháng liền, thậm chí còn dùng gạo lứt chế biến thành nước uống thay cho nước lọc hàng ngày. Khỏe chẳng thấy đâu, chị lại sụt cân nhiều, đau bụng thường xuyên, nôn ra máu. Quay lại bệnh viện kiểm tra, chị thực sự sốc khi bác sĩ bảo bệnh đã ở giai đoạn nặng, di căn.
Nhiều em nhỏ khi mang bệnh ung thư cũng được cha mẹ cả tin áp dụng cho cách trên. Biết con mắc ung thư, vợ chồng chị Nguyễn Thị Nhuần (ở Nam Định) đọc trên mạng thấy bảo chỉ cho con ăn gạo lứt muối mè, còn loại hẳn thức ăn bắt nguồn từ động vật ra khỏi bữa ăn, con sẽ khỏi bệnh nên đã áp dụng. Theo anh chị chia sẻ, nếu ăn thịt sẽ nuôi tế bào ung thư phát triển dẫn đến bệnh tình nặng hơn(?). Thế nhưng sau vài tháng, tình hình sức khỏe của con ngày một xấu. Những cơn đau kéo đến ngày càng nhiều. Đến khi anh chị phải đưa con đến bệnh viện, các bác sĩ cũng đành bó tay.
Về vấn đề này, PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, quan niệm chữa khỏi ung thư bằng cách ăn cơm gạo lứt muối mè, ăn chay không ăn thịt cá, đường sữa… để không nuôi tế bào ung thư bằng các chất dinh dưỡng cần thiết, hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Chế độ ăn chưa bao giờ được nghiên cứu để coi là một phương pháp điều trị đặc hiệu ung thư. Việc ấn định nó như một phương pháp điều trị ung thư đặc hiệu là sai lầm.
Theo các tài liệu khoa học cho thấy, gạo lứt có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng anthocyanin lớn có khả năng chống ôxy hóa cao, có tác dụng làm giảm và phòng ngừa xơ vữa mạch máu… Gạo lứt cũng có phần vỏ, cảm rất tốt, cung cấp chất xơ. Tuy vậy cũng chưa có công trình khoa học nào trên thế giới khẳng định gạo lứt có khả năng phòng chống ung thư. Lạm dụng gạo lứt hàng ngày mà không thêm dinh dưỡng khác, lâu dài cũng không tốt cho cơ thể vì thiếu những chất mà trong gạo lứt không có.
Mọi người đừng nghĩ rằng “bỏ đói ung thư sẽ chết”. Tế bào ung thư có phát triển được hay không là phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể. Người có sức đề kháng tốt, hệ thống miễn dịch tốt... sẽ kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Còn tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh hơn khi cơ thể suy kiệt tinh thần, thể chất. Thực tế đã có rất nhiều bệnh nhân chết vì suy kiệt trước khi chết vì bệnh do cơ thể không đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh tật cũng như không đáp ứng được các phương thức điều trị ung thư như phẫu thuật, xạ trị…
Người bị ung thư vẫn cần ăn đầy đủ
PGS.Trần Văn Thuấn nhấn mạnh, điều trị ung thư đòi hỏi chuyên môn sâu và kết hợp đa mô thức, đa chuyên khoa mới có thể hiệu quả. Mọi người không nên cả tin áp dụng những biện pháp không chính thống để đánh mất đi thời gian vàng điều trị bệnh. Cơ thể khi không được cung cấp đầy đủ năng lượng, ngay cả người khỏe mạnh cũng cảm thấy mệt mỏi. Người bệnh ung thư sẽ thiếu hụt chất dinh dưỡng khiến cơ thể gầy sút, suy kiệt, không sản sinh đủ miễn dịch để chống chọi với bệnh tật.
BS CKII Tạ Chi Phương, Trưởng Khoa hóa chất (Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt) cũng cho biết, hiện nay bệnh ung thư chưa có phương pháp đơn lẻ nào điều trị triệt để được. Việc điều trị phải là tổng thể phối hợp nhiều phương pháp với nhau. Những cách mọi người truyền miệng nhau như nhịn ăn, ngồi thiền và ăn chay kết hợp… để chữa bệnh ung thư chỉ là cách để hỗ trợ trong quá trình điều trị ung thư. Khi lựa chọn chế độ ăn chay cần phải đảm bảo đấy là một chế độ ăn chay lành mạnh, đa dạng, phong phú và cung cấp đầy đủ năng lượng.
Hiện các phương pháp điều trị ung thư chính thống là dùng thuốc, phẫu thuật, hóa, xạ trị. Niềm tin chiến thắng ung thư của người bệnh cũng góp phần quyết định đến sự thành công. Nếu được phát hiện sớm, phần lớn bệnh ung thư có thể điều trị khỏi. Việc khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư chuyên sâu chính là cách nhanh nhất để sớm phát hiện bệnh, góp phần điều trị thành công căn bệnh này.
Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh ung thư vẫn cần ăn uống đầy đủ và cân bằng các nhóm chất: Đạm, bột đường, béo, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra cần giữ cân nặng hợp lý, hạn chế uống rượu, không hút thuốc lá và tập thể dục đều đặn.
Những loại thực phẩm giàu năng lượng, giàu đạm, giàu acid béo thiết yếu như omega-3 cần có đủ trong chế độ ăn. Ngoài ra, các chất chống ôxy hóa như beta-carotene, lycopene, vitamin C, E cũng cần được cung cấp đầy đủ.
Cần xây dựng cho bệnh nhân chế độ ăn mềm, ăn lỏng như ở dạng súp, mì, phở… Thay đổi món ăn, khẩu vị thường xuyên để tránh tình trạng chán ăn. Có thể dùng sữa chuyên biệt cho bệnh nhân ung thư. Người bệnh cũng nên ăn nhiều hoa quả, nhất là các loại hoa quả giàu beta-carotene, lycopene như xoài, dưa hấu, chuối… Về nước uống, người bệnh ung thư có thể dùng các loại nước uống từ các thảo dược thiên nhiên.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể dùng một số thực phẩm chức năng để bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ chữa bệnh. Chọn những sản phẩm có tác dụng đối với bệnh nhân ung thư, nên dùng các sản phẩm giàu chất ôxy hóa, chất ức chế phát triển khối u…

Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh ung thư vẫn cần ăn uống đầy đủ và cân bằng các nhóm chất: Đạm, bột đường, béo, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra cần giữ cân nặng hợp lý, hạn chế uống rượu, không hút thuốc lá và tập thể dục đều đặn.

Ung thư: Đoạn tuyệt sữa, ăn gạo mầm

Tuyệt đối không ăn thịt đỏ, không uống nước cam. Ăn thịt gia cầm, gạo mầm, gạo lứt, nhiều rau sống... Đây là thực đơn nhiều bệnh nhân ung thư đang áp dụng.

Bà Lưu Thị Trung, 68 tuổi, nhà ở phố Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội mắc ung thư đại trực tràng cách đây hơn 2 năm.

4 thực phẩm “trắng” mà bệnh nhân tiểu đường cần phải bỏ ngay

Đối với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường ngoài việc ăn bổ sung các loại rau củ, trái cây tươi..thì việc loại bỏ 4 thực phẩm "trắng" này rất quan trọng.

Đường tinh luyện ở đây chính là đường trắng là một disacarit (glucose + fructose) có công thức phân tử C12H22O11. Loại đường này cũng có trong các loại thực phẩm tự nhiên như mía, củ cải… Sau khi được tinh chế loại đường này được dùng để chế biến các loại nước ngọt, bánh kẹo…
4 thuc pham “trang” ma benh nhan tieu duong can phai bo ngay
 Ảnh minh họa đường tinh luyện, nguồn: Sức khỏe & Đời sống
Cơ thể chúng ta hấp thụ đường vào máu từ các loại thực phẩm ăn vào là khác nhau. Đường trắng trong nước ngọt, bánh kẹo sẽ bắn thẳng vào trong máu, đường trong sữa sẽ đi từng dòng vào trong máu, đường từ tinh bột sẽ chảy từ từ vào trong máu, đường trong trái cây sẽ vào máu theo kiểu nhỏ giọt và đường trong rau củ sẽ thẩm thấu từ từ vào máu.
Như vậy, đường vào máu càng chậm, càng tốt, bởi hậu quả của việc tăng đường huyết sẽ dẫn đến nhiều vấn để về sức khỏe, gây ra và làm trầm trọng hơn đối với người bị bệnh đái tháo đường và biến chứng của bệnh tiểu đường. Để tiêu hóa được đường tinh luyện cơ thể phải tốn nhiều Calci, Natri, Kali, Magie, Crom lấy từ các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Và hậu quả là cơ thể sẽ bị thiếu hụt những vi chất thiết yếu đó.
Dưới đây là một số tác hại của đường tinh luyện:
- Đường gây tăng Glucose trong máu, suy nhược và mệt mỏi.
- Đường làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư.
- Đường làm suy giảm hệ miễn dịch.
- Đường đẩy nhanh quá trình lão hoá.
- Đường gây sâu răng, làm xấu da.
- Đường ngăn cản hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng.
- Đường gây stress.
Đường rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của con người nhưng đó là đường ở dạng tự nhiên chứa trong rau củ, trái cây chứ không phải là đường tinh luyện.
Muối
Cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng nhỏ muối là có thể duy trì một sức khỏe tốt, rất hữu ích cho tế bào thần kinh. Muối ở dạng tự nhiên có chứa trong các loại rau củ như: Hành tây, Khoai tây, Cà chua… là đủ để giúp chúng ta khỏe mạnh.
Trong muối ăn NaCl là hợp chất vô cơ có liên kết ion bền vững khác muối trong rau củ, cho nên cơ thể dễ dàng sử dụng các muối hữu cơ có liên kết cộng hóa trị này.
Việc sử dụng quá nhiều muối sẽ dẫn đến tăng áp lực thẩm thấu trong máu, tăng gánh nặng cho tim và thận, dẫn đến hàng loạt bệnh về huyết áp, tim mạch, thận, xương khớp, ung thư… Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc hạn chế muối ăn càng cần thiết hơn bởi những nguy cơ mắc những bệnh trên càng tăng cao hơn.
Lượng muối thích hợp đưa vào trên bệnh nhân tiểu đường thường dưới 5g/ngày, tốt nhất nên sử dụng muối tự nhiên chứa trong rau củ và trái cây. Tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn như Pizza, thịt hộp, cá muối, snack,… vì chúng chứa rất nhiều muối và các chất phụ gia độc hại khác.
Ngũ cốc tinh chế
Bột mì trắng và gạo trắng là hai loại ngũ cốc tinh chế được dùng phổ biến nhất hiện nay. Đối với lúa mì và lúa gạo thì phần dinh dưỡng chứa nhiều Enzyme, Acid amin, Vitamin, chất xơ nhất lại nằm ở lớp vỏ cám bên ngoài và mầm của nó. Thế nhưng ngũ cốc tinh chế lại được chà sát hết lớp vỏ nâu ấy để tăng vị ngon và tăng thời gian sử dụng. Đặc biệt khi dùng các món ăn được chế biến từ bột mì và gạo trắng làm cơ thể chúng ta bị thiếu hụt Vitamin nhóm B (đó là những loại Vitamin cần thiết cho việc tiêu hóa và chuyển hóa các chất đường bột), chúng ta phải huy động nguồn Vitamin B lấy ra từ các bộ phận khác trong cơ thể và dẫn đến hàng loạt rối loạn như: Kích thích thần kinh, rối loạn tiêu hóa, mỏi cơ, thiếu máu, giảm thị lực, rối loạn nhịp tim, tăng đường huyết…
4 thuc pham “trang” ma benh nhan tieu duong can phai bo ngay-Hinh-2
 
 Thay vì sử dụng ngũ cốc tinh chế làm nguồn lương thực chính hãy sử dụng ngũ cốc thô, nguyên cám như: Yến mạch, Gạo lứt… với hàm lượng Vitamin, Amino acid, Enzyme, chất xơ cao sẽ giúp cho bệnh nhân dễ dàng hấp thu chống béo phì và ngăn chặn các bệnh nguy hiểm như tiểu đường, ung thư, tim mạch…

Vấn để đối với bệnh nhân tiểu đường không phải là lượng Carbohydrate đưa vào mà là nguồn Carbohydrate được lấy từ đâu. Những loại ngũ cốc nguyên cám, trái cây, rau củ là nguồn Carbohydrate có ích cho bệnh nhân tiểu đường.

Sữa

Sữa là sản phẩm tự nhiên mà tạo hóa ban tặng cho động vật có vú để nuôi con. Tuy nhiên nó chỉ thật sự tốt cho chính loài đó và trong giai đoạn đầu đời khi trẻ chưa có khả năng hấp thụ các chất khác. Việc con người uống sữa của loài động vật khác là một hình thức phá vỡ quy luật tự nhiên bởi loài người không có những Enzyme tiêu hóa sữa các các loài khác.

Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã tìm ra mối liên quan giữa sữa bò và bệnh đái tháo đường type 1. Hệ miễn dịch của con người đã nhận lầm Protein trong sữa bò (Casein) với các tế bào β của cơ thể, và sẽ tấn công các tế bào đó và gây ra bệnh tự miễn và đái tháo đường Type 1. Ngoài ra, sữa nguyên kem còn chứa lượng lớn chất béo, chúng sẽ gây ra béo phì và hàng loạt rối loạn chuyển hóa khác.