Sự cố dầm cầu cạn tuyến metro số 1: Tổng thầu có dấu hiệu chối bỏ trách nhiệm

Từ khi sự cố dầm cầu cạn tuyến metro số 1 xảy ra, tổng thầu vẫn không có báo cáo nguyên nhân, không trình nộp đúng thời hạn các hồ sơ mặc dù Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP HCM đã nhiều lần đốc thúc.

Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM (gọi tắt là BQL) vừa có công văn khẩn gửi ông Tatsuya Masuzawa, Giám đốc dự án Liên danh NJPT (đơn vị tư vấn giám sát); ông Shigeki Ihara, Giám đốc dự án Liên danh Sumitomo - Cienco6 (SCC) về việc Tổng thầu EPC (Liên danh SCC) chậm trễ trong báo cáo nguyên nhân sự việc gối cao su sử dụng cho dầm cầu cạn bị mất ổn định rơi khỏi đá kê gối tại trụ P14-10 của Gói thầu số 2 (CP2) của tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Gói thầu CP2 do Liên danh SCC làm tổng thầu.
Su co dam cau can tuyen metro so 1: Tong thau co dau hieu choi bo trach nhiem
 Sự cố dầm cầu cạn tuyến metro số 1 (Ảnh: Nguyễn Phan)
Theo BQL, trong khoảng thời gian xảy ra sự việc, từ ngày 30-10 đến nay, BQL đã liên tục phát hành văn bản cũng như thường xuyên tổ chức các cuộc họp đôn đốc Tổng thầu EPC báo cáo nguyên nhân, trình các hồ sơ thiết kế, kết quả thí nghiệm vật liệu, biện pháp thi công, nghiệm thu lắp đặt liên quan đến gối cầu.
Trong khi sự việc xảy ra đã thu hút sự quan tâm của dư luận và các cơ quan chuyên môn và cơ quan chức năng. UBND TP, Bộ Giao thông Vận tải đã liên tục có yêu cầu BQL báo cáo sự việc.
Tuy nhiên, đã hơn 1 tháng, Liên danh NJPT và Liên danh SCC vẫn không có báo cáo nguyên nhân, không trình nộp đúng thời hạn các hồ sơ. Theo BQL, Tổng thầu EPC chỉ đưa ra các giải thích/nhận định ban đầu rất sơ sài và không thuyết phục nhằm mục đích chuyển hướng sự việc, kéo dài thời gian, chối bỏ trách nhiệm với vai trò Tổng thầu EPC của mình.
Do đó, BQL vẫn chưa có báo cáo chính thức gửi đến các cơ quan chức năng theo yêu cầu.
"Một lần nữa, BQL chính thức yêu cầu Tổng thầu EPC (Liên danh SCC) hoàn thành và trình nộp các bằng chứng về việc điều tra và báo cáo cụ thể nguyên nhân sự việc gối cao su sử dụng cho dầm cầu cạn bị mất ổn định rơi khỏi đá kê gối tại trụ P14-10 trước ngày 10-12-2020 nhằm phục vụ việc báo cáo cho các cơ quan chức năng" - công văn khẩn nêu rõ.
BQL cũng chính thức tuyên bố sau thời hạn nêu trên, Liên danh SCC chịu toàn bộ trách nhiệm cho mọi chậm trễ gây ra bởi các hành động của mình mà không loại trừ trách nhiệm trực tiếp giải trình các cơ quan chức năng khi có yêu cầu.
Đối với Liên danh NJPT phải có trách nhiệm chủ động rà soát, phối hợp, đôn đốc Tổng thầu SCC thực hiện sớm và trình nộp lại đầy đủ hồ sơ được yêu cầu nêu trên.
Trước đó, vào ngày 30-10, qua kiểm tra hiện trường thường xuyên, BQL phát hiện một gối cao su sử dụng cho dầm cầu cạn tại vị trí trụ thuộc phân đoạn cầu cạn VD14 bị mất ổn định rơi khỏi đá kê gối (dầm cầu này đã thi công vào năm 2016). Sau đó, Tổng thầu EPC đã xử lý xong đặt gối thay thế bảo đảm ổn định cho dầm trong thời gian xem xét, đánh giá nguyên nhân của sự việc.

Đến cuối năm 2021, tuyến metro số 1 của Sài Gòn mới đưa vào khai thác

(Kiến Thức) - Việc đưa vào khai thác vận hành tuyến metro số 1 dự kiến lùi tới quý 4/2021 thay vì năm 2020 như kế hoạch trước đó.

UBND TP HCM vừa có tờ trình gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính về việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn điều chỉnh cho dự án metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), theo Tuoitre.

Trong tờ trình này, UBND TP thông tin dự án metro số 1 sẽ đưa vào khai thác từ quý 4/2021.

Tờ trình về thẩm định vốn và khả năng cân đối vốn là một trong những bước thẩm định dự án điều chỉnh từ 17.381 tỉ đồng lên 47.325,2 tỉ đồng.

Sau khi hai bộ có ý kiến về tờ trình nêu trên, hội đồng thẩm định điều chỉnh dự án sẽ cùng các đơn vị liên quan hoàn tất hồ sơ và trình dự án thẩm định cho UBND TP quyết định.

Den cuoi nam 2021, tuyen metro so 1 cua Sai Gon moi dua vao khai thac
Đường hầm metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) cơ bản đã hoàn thành. Ảnh: Tuoitre. 

Sau hiệu ứng của ông Đoàn Ngọc Hải, vỉa hè Hà Nội lại bị lấn chiếm

(Kiến Thức) - Năm 2017, sau khi ông Đoàn Ngọc Hải (khi đó là Phó chủ tịch Quận 1. TPHCM) phát động "chiến dịch dẹp nạn lấn chiếm vỉa hè", cả nước và Hà Nội đều hưởng ứng. Tuy nhiên, sau đó thì vấn nạn này lại trở về như cũ.

Sau hieu ung cua ong Doan Ngoc Hai, via he Ha Noi lai bi lan chiem
Trên tuyến phố Đỗ Đức Dục, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, ghi nhận của PV, các hộ kinh doanh mặt phố đã biến lòng đường, vỉa hè thành nơi bày bàn ghế, biển quảng cáo, biển hiệu, dừng, đỗ phương tiện gây cản trở giao thông. Thậm chí, khu vực vỉa hè gần như như bị các hộ kinh doanh lấn chiếm hoàn toàn, nhiều chỗ không còn lối đi dành cho người đi bộ.
Sau hieu ung cua ong Doan Ngoc Hai, via he Ha Noi lai bi lan chiem-Hinh-2
Tình trạng quán ăn, trà đá tràn lan trên vỉa hè, phố Đỗ Đức Dục Đặc biệt, trước cửa nhà hàng Bia huynh đệ (số 3 Đỗ Đức Dục) quán Việt Béo, Phở Cồ gia truyền, đoạn gần khu vực cổng Khách sạn JW Marriott tình trạng xe ô tô, dừng đỗ tràn lan thành hàng dài, đỗ ngược chiều cả hai bên đường gây cản trở giao thông nghiêm trọng, đặc biệt vào buổi sáng và buổi tối.
Sau hieu ung cua ong Doan Ngoc Hai, via he Ha Noi lai bi lan chiem-Hinh-3
Đáng chú ý, dọc tuyến phố này, khu vực vỉa hè gần như bị các hộ kinh doanh này chiếm dụng hoàn toàn làm nơi kinh doanh, bày biển hiệu, bàn ghế chỗ để xe... Khu vực vỉa hè dường như không còn lối dành cho người đi bộ. (Ảnh chụp tại Quán Trà Chanh ở phố Đỗ Đức Dục).
Sau hieu ung cua ong Doan Ngoc Hai, via he Ha Noi lai bi lan chiem-Hinh-4
Ghi nhận tại phố Miếu Đầm, phường Mễ Trì nhiều nhà hàng, quán nước lấn chiếm vỉa hè kèm theo lều quán, mái che, biển hiệu không đúng quy định, khiến tuyến phố ngày càng trở lên nhếch nhác, lộn xộn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới trật tự văn minh đô thị. Khu vực tập trung đông nhất là nhà hàng Hải sản Làng Chài (số 102 Miếu Đầm), nhà hàng bia Thu Hằng, nhà hàng Hương Sen…
Sau hieu ung cua ong Doan Ngoc Hai, via he Ha Noi lai bi lan chiem-Hinh-5
 Hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường không phải chỉ diễn ra ngày một ngày hai mà từ nhiều năm nay đã trở thành vấn nạn khó dẹp bỏ, tình trạng này luôn tồn tại gây nên nhiều hệ lụy về mất an toàn giao thông, mất an ninh trật tự, ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị. (Xe ô tô đỗ hàng dài trên phố Miếu Đầm).
Sau hieu ung cua ong Doan Ngoc Hai, via he Ha Noi lai bi lan chiem-Hinh-6
Tại ngõ 12 Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy mặc dù đã có biển hiệu cấm dừng, đỗ ô tô trên tuyến đường này nhưng dường như các phương tiện vẫn “phớt lờ” quy định, ngang nhiên dừng đỗ phương tiện trái phép.
Sau hieu ung cua ong Doan Ngoc Hai, via he Ha Noi lai bi lan chiem-Hinh-7

Tại ngõ 86 phố Chùa Hà, nằm sát với di tích lịch sử đình, chùa Hà, đã bị một số đối tượng ngang nhiên chiếm dụng lòng đường biến thành hàng quán và bãi trông, giữ xe máy, ô tô trái phép, gây cản trở giao thông, mất an ninh trật tự.

Sau hieu ung cua ong Doan Ngoc Hai, via he Ha Noi lai bi lan chiem-Hinh-8
Hồ Đắc Di vốn là một phố nhỏ thuộc phường Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội. Phố dài khoảng 500m, rộng khoảng 5m, kéo dài từ phố Tây Sơn (qua khu tập thể Nam Đồng và hồ Xã Đàn) đến phố Đặng Văn Ngữ. Lâu nay, nơi đây được mệnh danh là “phố ẩm thực” với đặc sản món thịt xiên nướng. Đi cùng với đó là vỉa hè bị chiếm dụng để đỗ xe hoặc kinh doanh.
Sau hieu ung cua ong Doan Ngoc Hai, via he Ha Noi lai bi lan chiem-Hinh-9
Một người dân sống cho biết: ''Vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ nhưng muốn đi qua đoạn đường này, chúng tôi toàn phải bước xuống lòng đường vì các cửa hàng kinh doanh nằm kề sát nhau bày đồ tràn lan và rất đông người ra vào thì làm gì còn chỗ để người dân đi lại''.
Sau hieu ung cua ong Doan Ngoc Hai, via he Ha Noi lai bi lan chiem-Hinh-10
Vỉa hè một đoạn phố Đặng Văn Ngữ (quận Đống Đa) bị hàng quán phủ kín, không còn lối cho người đi bộ.
Sau hieu ung cua ong Doan Ngoc Hai, via he Ha Noi lai bi lan chiem-Hinh-11
Hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường không phải chỉ diễn ra ngày một ngày hai mà từ nhiều năm nay đã trở thành vấn nạn khó dẹp bỏ, tình trạng này luôn tồn tại gây nên nhiều hệ lụy về mất an toàn giao thông, mất an ninh trật tự, ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị (phố Nguyễn Hữu Huân, Hoàn Kiếm, Hà Nội). 
Sau hieu ung cua ong Doan Ngoc Hai, via he Ha Noi lai bi lan chiem-Hinh-12
Tương tự tại phố Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm) hoạt động kinh doanh đã nhộn nhịp trở lại và vỉa hè lại thành địa điểm lý tưởng để buôn bán.
Sau hieu ung cua ong Doan Ngoc Hai, via he Ha Noi lai bi lan chiem-Hinh-13
Trong khi đó, tại quận Hà Đông, vỉa hè ở nhiều tuyến đường cũng là nơi họp chợ với đủ các mặt hàng, từ bày bán hoa...
Sau hieu ung cua ong Doan Ngoc Hai, via he Ha Noi lai bi lan chiem-Hinh-14
Thực tế cho thấy, khi lực lượng chức năng tổ chức ra quân kiểm tra về vi phạm trật tự đô thị tại phường thì tình trạng này được dẹp bỏ, nhưng khi vắng bóng lực lượng chức năng thì lại đâu vào đấy.
Sau hieu ung cua ong Doan Ngoc Hai, via he Ha Noi lai bi lan chiem-Hinh-15
Vỉa hè bị chiếm dụng, người đi bộ không còn đường để đi.


>>>Xem thêm Video: Bức xúc vì nạn buôn bán, lấn chiếm lòng lề đường gây cản trở giao thông (Nguồn: VTC14)