"Soi" công cụ robot mới sẽ lập bản đồ hàng triệu thiên hà

(Kiến Thức) - Một công cụ thiên văn mới vừa cung cấp cái nhìn đầu tiên về bầu trời từ đỉnh núi Arizona hai tuần trước. Chỉ trong 5 năm nữa, thiết bị này dự kiến sẽ thu thập ánh sáng từ 35 triệu thiên hà và 2,4 triệu quasar.

Khi thiết bị chính thức hoạt động vào đầu năm 2020, nó sẽ thu được ánh sáng từ hàng ngàn thiên hà mỗi đêm - lên tới 5.000 thiên hà cứ sau 20 phút, trong điều kiện lý tưởng.

Với công cụ này, các nhà nghiên cứu sẽ tạo ra một bản đồ không gian sâu để nghiên cứu năng lượng tối trong suốt lịch sử tiến hóa, phát triển của vũ trụ.

Các nhà khoa học đã cài đặt thiết bị, được gọi là Thiết bị quang phổ năng lượng tối (DESI), trên kính viễn vọng tại Đài quan sát quốc gia Kitt Peak trong khoảng thời gian 18 tháng. Và vào ngày 22/10, DESI hướng ống kính của mình lên bầu trời đêm để thực hiện những quan sát thử nghiệm đầu tiên. Trong vài tháng tới, nhóm thiết bị DESI sẽ được hoàn thành thử nghiệm và bắt đầu khảo sát một cách nghiêm túc.

Chỉ trong 5 năm nữa, thiết bị này dự kiến sẽ thu thập ánh sáng từ 35 triệu thiên hà và 2,4 triệu quasar, hoặc các thiên hà với những tia nước khổng lồ chiếu từ các lỗ đen siêu lớn ở trung tâm của chúng.

Nguồn ảnh: Space.
Nguồn ảnh: Space. 

DESI sẽ quan sát rất nhiều thiên hà. Các bộ định vị Robotic có thể sắp xếp 5.000 sợi cáp quang vào các vị trí đặt sẵn trong thiết bị chỉ trong vài phút. Mỗi sợi trong số 5.000 sợi, rộng bằng tóc người sẽ thu thập ánh sáng từ các thiên hà trên bầu trời.

Bằng cách thu thập các bước sóng ánh sáng cụ thể từ các thiên hà này, DESI sẽ cho phép các nhà thiên văn học đo các vật thể này di chuyển ra khỏi thiên hà chủ chúng ta nhanh như thế nào, vì sự giãn nở của vũ trụ.

Họ cũng sẽ có thể đo được các thiên hà cách chúng ta bao xa, so với nhau. Từ các vị trí của các thiên hà trên bầu trời và khoảng cách tương đối của chúng, các nhà thiên văn sẽ tạo ra bản đồ 3 chiều về nơi các thiên hà tồn tại nằm trong không gian cách xa tới 11 tỷ năm ánh sáng.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Sự thật bất ngờ đám mây phân tử đa sắc Rho Ophiuchi

(Kiến Thức) - Được biết, Miguel Claro là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, tác giả và nhà truyền thông khoa học hoạt động tại trụ sở tại Lisbon, Bồ Đào Nha, người chuyên chụp những hình ảnh ngoạn mục của bầu trời đêm, thú vị như đám mây phân tử đa sắc Rho Ophiuchi.

Không chỉ còn là một đại sứ của Hiệp hội Quan sát Nam Châu Âu, ông còn là nhà chụp hình thiên văn chính thức của Khu dự trữ Dark Sky Alqueva.

Đây được xem là hình ảnh đầy màu sắc nhất của bầu trời mùa hè ở Bắc bán cầu. Ở đó, ông đã chụp được diện mạo đa sắc của khu phức hợp đám mây phân tử đa sắc Rho Ophiuchi.

Bất ngờ hành tinh cực nóng hoàn thành quỹ đạo sau 18 giờ

(Kiến Thức) - Một ngoại hành tinh khổng lồ xoay quanh ngôi sao chủ của nó trong hơn 18 giờ, một nghiên cứu mới cho thấy. Ngoại hành tinh NGTS-10b lớn hơn 2,1 lần khối lượng của sao Mộc và bằng khoảng 1,2 lần đường kính của sao Mộc.

Trong hai thập kỷ qua, các nhà thiên văn học xác nhận sự tồn tại của hơn 4.000 thế giới bên ngoài hệ mặt trời của Trái đất. Những khám phá này đã tiết lộ rằng, một số trong số các ngoại hành tinh này giống như sao Mộc nóng, rất khác so với những gì nhìn thấy trong hệ mặt trời của Trái đất.

James McCormac, nhà thiên văn học tại Đại học Warwick, Anh nói: "Một sao Mộc nóng là một hành tinh lớn giống như sao Mộc, quay quanh ngôi sao chủ của nó trong khoảng thời gian dưới 10 ngày". "So sánh, Sao Mộc quay quanh mặt trời với khoảng thời gian xấp xỉ 12 năm".