Sốc: Virus corona vẫn sống sót khi được xử lý ở 60 độ C

(Kiến Thức) - Theo nghiên cứu mới nhất, virus corona chủng mới vẫn sống sót ở 60 độ C dù được xử lý lên mức gần đun sôi trong vòng 1 giờ.

South China Morning Post đưa tin, mới đây một thí nghiệm được thực hiện bởi Giáo sư Remi Charrel và đồng nghiệp ở Đại học Aix-Marseille tại miền nam nước Pháp đã đưa ra phát hiện mới về nCoV. Theo đó, virus corona vẫn có khả năng sống sót ở nhiệt độ cao, trong thời gian dài.
Soc: Virus corona van song sot khi duoc xu ly o 60 do C
Virus corona vẫn sống sót ở nhiệt độ cao
Cụ thể, các nhà nghiên cứu xử lý mẫu thí nghiệm chủng virus corona mới ở mức 60 độ C trong vòng 1 giờ, và nhận thấy một số biến thể vẫn có khả năng nhân lên. Kết quả được chia sẻ trên nền tảng tài liệu y học bioRxiv.org ngày 11/4 xác nhận, họ phải nâng nhiệt độ lên gần mức đun sôi mới có thể tiêu diệt hoàn toàn số virus còn lại.
Kết quả nghiên cứu có nhiều ý nghĩa đối với việc bảo đảm an toàn cho kỹ thuật viên phòng thí nghiệm làm việc với virus. Hiện tại, nghiên cứu này chưa nhận được phản biện khoa học.
Nhóm của Giáo sư Remi Charrel cấy virus phân lập từ bệnh nhân ở Berline, Đức vào tế bào thận của khỉ xanh châu Phi. Sau đó, tế bào được cho vào hai ống nghiện tương ứng với hai loại môi trường là "sạch" và "bẩn", cùng với protein động vật.  
Soc: Virus corona van song sot khi duoc xu ly o 60 do C-Hinh-2
Virus bị hô hiệu hóa hoàn toàn ở nhiệt độ gần sôi - 92 độ C
Sau khi xử lý bằng nhiệt độ cao, mẫu virus trong môi trường sạch bị vô hiệu hóa. Tuy nhiên, mẫu virus trong môi trường bẩn vẫn còn sống sót một phần. Điều này cho thấy quá trình nung nóng dẫn tới sự sụt giảm rõ rệt ở khả năng lây nhiễm, nhưng lượng virus còn sống sót vẫn đủ khả năng tạo nên một vòng lây nhiễm mới. 
Tiếp theo, khi nâng nhiệt độ lên 92 độ C trong 15 phút - ở mức nước gần sôi, thì virus bị vô hiệu hóa hoàn toàn. Tuy nhiên, mức nhiệt quá cao có thể phá hủy mẫu bệnh phẩm và giảm độ chính xác của xét nghiệm.
Mối lo về COVID-19 ngày càng tăng lên, đồng nghĩa với việc nhu cầu xét nghiệm bệnh cũng tăng nhanh chóng trên khắp thế giới. Quy trình xử lý các mẫu bệnh đòi hỏi phải vô hiệu hóa thành công virus trước khi tiến hành các bước xét nghiệm. Trong khi những phòng thí nghiệm có độ an toàn kém vẫn còn tồn tại khá nhiều, gây nguy cơ nhiễm bệnh cho các kỹ thuật viên.
Soc: Virus corona van song sot khi duoc xu ly o 60 do C-Hinh-3
Nhu cầu xét nghiệm của người dân trên thế giới ngày càng cao
Trước đó, phương pháp khử trùng ở 60 độ C trong 1 tiếng đã được các phòng xét nghiệm áp dụng để xử lý mẫu bệnh phẩm chứa nhiều loại virus nguy hiểm, trong đó có Ebola.
Nhà vi sinh vật học tại Viện Khoa học Trung Quốc cho biết các cơ sở xét nghiệm ở nước này cũng nhận thức rõ rủi ro phơi nhiễm nCoV đối với nhân viên phòng thí nghiệm. Mọi kỹ thuật viên thực hiện đều mang độ bảo hộ chống chất nguy hiểm phủ toàn thân, ngay cả khi virus đã được vô hiệu hóa.
Trước mắt, các nhà khoa học đề xuất sử dụng chất hóa học thay vì nhiệt để tiêu diệt virus. Việc này được kỳ vọng đảm bảo cân bằng giữa sự an toàn của kỹ thuật viên ở phòng xét nghiệm và hiệu quả trong công tác phát hiện bệnh.

Thời tiết nắng nóng, virus Corona có khả năng lây lan không? | VTC Now. Nguồn: Youtube


Hình ảnh ấn tượng nhất của Trái Đất được chụp từ không gian

(Kiến Thức) - Những hình ảnh ấn tượng chụp từ không gian bởi vệ tinh của NASA cho thấy nhiều hình dáng và màu sắc của Trái Đất. Qua các thời điểm và trải qua hiện tượng khắc nghiệt khác nhau, hành tinh của chúng ta biến đổi không ngừng.

Hinh anh an tuong nhat cua Trai Dat duoc chup tu khong gian
Trái Đất ngày càng xanh hơn so với cách đây 20 năm bởi các quốc gia đang khởi động hàng loạt các chiến dịch trồng cây. Khu vực màu xanh trên toàn cầu đã tăng 5% so với đầu những năm 2000, tương đương với diện tích của toàn bộ rừng Amazon.  

NASA hướng dẫn xem vũ trụ xảy ra hiện tượng gì vào sinh nhật của mình đầy thú vị

(Kiến Thức) - Muốn biết vũ trụ xảy ra hiện tượng gì vào ngày sinh của mình, mọi người chỉ cần truy cập vào trang web của NASA và làm theo hướng dẫn. Đây là sự kiện được NASA tổ chức nhân kỷ niệm 30 năm hoạt động của kính viễn vọng Hubble. 

Ngày 24/4/1990, lầm đầu tiên Kính viễn vọng Không gian Hubble được phóng lên quỹ đạo Trái Đất tầm thấp. Vào thời điểm đó, Hubble trở thành kính viễn vọng quang học lớn nhất và mạnh mẽ nhất trong vũ trụ độ cao khoảng 610 km so với mực nước biển.
Đến nay, thiết bị đã hoạt động được 30 năm, thực hiện khoảng 1,5 triệu quan sát về các hành tinh, ngôi sao và thiên hà xa xôi. Và dĩ nhiên, Hubble cũng ghi lại hình ảnh ấn tượng về vũ trụ trong suốt các ngày trong năm, bao gồm cả sinh nhật bạn.