Sinh vật kỳ lạ sống dậy và "la hét" sau 24.000 năm bị đóng băng

Đây là những sinh vật nhỏ bé được đem về từ dưới băng vĩnh cửu Siberia. Chúng được rã đông tại một phòng thí nghiệm ở Nga.

Theo SciTech Daily đây là một loài cổ đại thuộc ngành sinh vật bé nhỏ, không xương sống. Ngày nay chúng được gọi là “luân trùng” hay “trùng bánh xe”. Có nhiều loài hiện đại hơn thuộc ngành luân trùng sống ở khắp các vùng nước trên thế giới, nổi tiếng vì khả năng thích nghi với điều kiện khắc nghiệt. Tuy nhiên, việc chúng đã bị đóng bằng 24.000 năm mà vẫn có thể sống khỏe sau khi được rã đông khiến giới chuyên môn thật sự sốc.

Theo như nhà sinh vật học Stas Malavin từ Phòng thí nghiệm Mật mã đất thuộc Viện Hóa lý và sinh học trong khoa học đất đai (Nga) thì những vi sinh vật này đã rơi vào một trạng thái gọi là “cryptobiosis”. Trong đó cơ thể ngừng hoạt động trên tất cả các chức năng sinh học. Chính vì vậy mà tình trạng đóng băng không hề làm tổn thương tế bào của chúng.

Sinh vat ky la song day va

Sinh vật sống dậy sau 24.000 năm

Có một số luân trùng hiện đại hơn cũng từng được thí nghiệm và bất ngờ khi thấy sau 10 năm rã đông chúng vẫn sống khỏe. Vì vậy họ quyết định tìm kiếm các mẫu vật cổ xưa hơn để xem chúng sống lâu được đến đâu và thứ họ tìm thấy thực sự gây bất ngờ.

Theo Science Alert, sức khỏe của những sinh vật 24.000 tuổi này được đánh giá là hoàn hảo. Không chỉ sống dậy, chúng còn “la hét” ầm ĩ, ăn và sinh sản bằng cách nhân bản vô tính như chưa từng có chuyện gì xảy ra.

Đây là những sinh vật được thu thập từ mẫu băng vĩnh cửu sâu 3,5 mét từ sông Alazeya ở Bắc Siberia. Sau khi hồi sinh chúng trong phòng thí nghiệm, 144 cá thể tiếp tục được chọn để đóng băng lại ở nhiệt độ âm 15 độ C để rồi lại rã đông sau 1 tuần. Đem so sánh với luân trùng hiện đại, họ thấy rằng khả năng hồi sinh sau khi bị đông lạnh giữa 2 nhóm là như nhau.

Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí khoa học Current Biology.

Cách đây không lâu, một nghiên cứu cũng chứng minh sinh vật “bất tử” bọ gấu nước tardigrades có thể chịu đựng dễ dàng việc bị đun sôi, đóng băng, bị áp suất đáy đại dương sâu đè nén, bị bức xạ vũ trụ chiếu vào. Khi phải sống một thời gian dài trong điều kiện không có nước và oxy, chúng sẽ rơi vào trạng thái "thây ma", khô đi và trao đổi chất ngừng hoạt động trong nhiều năm, để rồi nhanh chóng sống dậy khi gặp môi trường phù hợp. Tuy nhiên chúng đã không sống sót.  

Người đàn ông sốc khi biết cục đá nhặt được là sinh vật có thể chuyển giới

Sinh vật kỳ lạ đó là gì?

Một du khách đang dạo chơi trên bãi biển thì trông thấy ven mặt nước có nhiều cục đá với hình dạng kỳ quái. Những cục đá này có màu xám đất, bề mặt xù xì nhưng sờ vào rất mềm tay và dường như bên dưới còn có thứ gì đó. Anh ta đã dùng dao để cắt cục đá ra.

Nào ngờ nó có thể cắt ra dễ dàng. Cảnh tượng sau đó khiến người đàn ông vô cùng sốc bởi dường như cục đá có thể chuyển động. Anh ta quyết định cắt toàn bộ cục đá ra và phát hiện bên trong đó toàn là vật thể mềm màu đỏ. Cục đá này giống như một sinh vật sống có thịt và còn chảy ra rất nhiều thứ nước trong suốt.

Nguoi dan ong soc khi biet cuc da nhat duoc la sinh vat co the chuyen gioi-Hinh-3

Hóa ra "cục đá" này là một loại sinh vật biển có tên "Pyura Chilensis" hay còn được gọi là "đá sống". (Ảnh: Kknews)

Sau đó, người du khách đã cầm "cục đá" kỳ lạ này vào trong làng để hỏi thăm ngư dân thì họ lại đề nghị thu mua chúng với giá hời.

Hóa ra, nó thực sự là một loại sinh vật biển. Nó có tên là "Pyura Chilensis" hay còn được gọi là "đá sống".

Trong cuốn sách "Saggio Sulla Storia Naturale del Chili" được xuất bản vào năm 1782, Juan Ignacio Molina, một tu viện trưởng đã từng mô tả ngắn gọn về sự xuất hiện của loài sinh vật biển này cũng như việc người dân bản địa sử dụng chúng như một hình thức kiếm sống.

Theo các nhà sinh vật học, Pyura chilensis được xem như một sinh vật kỳ lạ bởi khi sinh ra nó là giống đực, nhưng lớn lên chuyển thành giống cái!

Thức ăn của nó là các loại vi tảo, Pyura chilensis ăn chúng bằng cách lọc chúng trong nước biển qua một vòi hút. Thứ nước trong suốt chảy ra đó thực ra là máu của loại sinh vật này và trong máu của nó tồn tại nồng độ cao nguyên tố hiếm Vanadi.

Nguoi dan ong soc khi biet cuc da nhat duoc la sinh vat co the chuyen gioi-Hinh-4

Đá sống là một món đặc sản của ngư dân địa phương và có giá thành rất cao. (Ảnh: Kknews)

Pyura chilensis sinh sản bằng cách ném những đám mây tinh trùng và trứng vào vùng nước xung quanh. Nếu ở một mình, nó sẽ tự sinh sản bằng cách tự thụ tinh.

Dù có vẻ ngoài không đẹp mắt nhưng "đá sống" là đặc sản của người dân địa phương bởi nó có dinh dưỡng gấp 3 lần hải sản thông thường. Nó có thể được nấu chín hoặc ăn sống. Họ thường xắt nhỏ, đun sôi và dùng chung với nhiều món ăn khác nhau hoặc chiên chín ăn với bánh mì. Tuy nhiên, "đá sống" rất được ưa chuộng nhưng do sản lượng ít nên giá thành của nó rất cao.  

Những loài sinh vật kỳ lạ, có "một không hai" dưới đáy đại dương

Từ cá ngựa hình cây, bạch tuộc “bánh rán”... các đại dương của chúng ta còn chứa đựng rất nhiều loài sinh vật kỳ lạ, có một không hai khác.

Nhung loai sinh vat ky la, co

Cá ngựa hình lá, còn được biết đến với cái tên cá ngựa Glauert, thường sống ở vùng biển phía Nam Australia. Hình dạng như tảo biển đang trôi nổi này giúp loài sinh vật kỳ lạ dễ dàng ngụy trang.

Nhung loai sinh vat ky la, co

Được đặt tên vì có hình dạng giống như một chiếc bút lông, bút biển thực ra được tạo thành từ các sinh vật đơn bào. Thường "thả neo" ở dưới đáy biển, một số loài bút biển có thể dài tới 2 mét.