“Trong khi NATO từ chối công nhận sự tách rời của Crimea khỏi Ukraine, thì vấn đề độc lập của Scotland sau cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào ngày 18/9 này sẽ khiến NATO lâm vào một cuộc tranh luận quan trọng. Kiev, rõ ràng, sẽ phải chấp nhận kết quả của cuộc trưng cầu độc lập ở Crimea. Bởi lẽ, nếu London công nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý của người dân Scotland thì không có lý do gì mà Kiev lại làm ngược lại cả”, chuyên gia phân tích Peter Martino của Viện Gatestone chia sẻ quan điểm.
![]() |
Thủ tướng Scotland Alex Salmond (đứng giữa cầm bảng One Oppurtunity) cùng những người ủng hộ độc lập chụp ảnh ở Edinburgh ngày 9/9. |
Cùng với đó, chuyên gia Martino còn đề cập tới “tiền lệ Kosovo” khi ông dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Theo đó, ông Lavrov đã cảnh báo các đối tác phương Tây vào năm 2008 rằng, việc công nhận độc lập Kosovo sẽ là “một khởi đầu cho sự suy tàn của châu Âu”.
Thomas de Waal, một chuyên viên cao cấp về Chương trình nghiên cứu Nga và Á- Âu của Viện Carnergie Endowment thừa nhận rằng, trường hợp Kosovo “đã thiết lập một tiền lệ xấu”.
Tất cả những tranh luận từng được đưa ra so sánh về trường hợp của Scotland và Kosovo với tình hình ở Crimea hay miền đông Ukaine đã một lần nữa minh chứng cho “tiêu chuẩn kép” của phương Tây.
![]() |
Người dân Crimea đổ về Quảng trường Lenin ở Sevastopol ăn mừng sau khi nhận kết quả cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý. |
Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov từng phát biểu rằng, phương Tây “sẽ chẳng còn lựa chọn nào khác” ngoài việc công nhận nền độc lập của Crimea nếu họ chấp nhận kết quả cuộc bỏ phiếu của người Scotland mà qua đó cho phép Scotland độc lập với Liên Hiệp Anh.