Say đắm làng bích họa trên đảo tiền tiêu Lý Sơn

Cùng với tuyên truyền bảo vệ môi trường, việc tạo làng bích họa ở đảo Bé (Lý Sơn, Quảng Ngãi) đã nhận được sự đồng tình của đông người dân trên đảo.

Xã đảo An Bình (Lý Sơn) cách đất liền hơn 20 cây số. Sự xuất hiện của những họa sĩ đến vẽ trên hàng loạt tường nhà những bức tranh đầy màu sắc đã thu hút sự quan tâm của tất cả cư dân hơn 500 người ở đảo này.
Say dam lang bich hoa tren dao tien tieu Ly Son
Một góc đảo Bé. 
Nhìn những tình nguyện viên đang đội nắng để sơn hoàn tất một phong cảnh của biển, bà Nguyễn Thị Lý (53 tuổi) tâm sự: "Những bức vẽ trên tường nhà làm nơi đây trông đẹp hơn rất nhiều".
Say dam lang bich hoa tren dao tien tieu Ly Son-Hinh-2
Các họa sĩ đang đội nắng để vẽ bích họa. 
Trưa 3.6, nói về ý tưởng này với PV Dân Việt, ông Nguyễn Viết Vy - Bí thư huyện Lý Sơn - chia sẻ: "Vào tháng 3.2017, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) có văn bản gửi nội dung chọn Lý Sơn để vẽ tranh bích họa tuyên tuyền bảo vệ môi trường và rùa biển, với thông điệp 'Tôi yêu biển đảo//Sinh ra để sống hoang dã'".
Những bức vẽ bích hoạt sẽ tạo cho đảo một điểm nhấn mới để thu hút du khách. Người dân đảo Bé khi được hỏi ý kiến cũng tán thành gần như 100%.
Say dam lang bich hoa tren dao tien tieu Ly Son-Hinh-3
Một bức bích họa sắp hoàn thành. 
Bác Nguyễn Văn Nuôi (60 tuổi, người dân đảo Bé) bày tỏ: "Thay trên những bức tường rêu cũ bởi nắng và gió bằng các bức tranh đẹp và ý nghĩa giáo dục cho con cháu như vậy thì tốt hơn rất nhiều".
Bí thư Huyện ủy Lý Sơn cho biết thêm: "Sau khi hoàn thành làng bích họa tại đảo Bé, các cấp ngành Lý Sơn sẽ cùng với các đơn vị phối hợp thực hiện có đánh giá cụ thể; tham khảo ý kiến của người dân, du khách... trên cơ sở đó mới đưa ra quyết định tiếp theo".
“Thông qua các bức bích họa, chúng tôi mong muốn đảo Bé sẽ trở thành một điểm đến của du lịch cộng đồng, giảm bớt áp lực khai thác các nguồn lợi thủy sản, giúp người dân tăng cường nhận thức trong việc bảo vệ môi trường biển và các động vật biển đang có nguy cơ tuyệt chủng", bà Bùi Thị Thu Hiền - Quản lý chương trình biển và vùng bờ IUCN - bày tỏ.
Thời gian hoàn thành làng bích họa khoảng 1 tuần (từ ngày 1 - 6.6). Ngoài ra, nhóm tình nguyện trên còn tiến hành quét dọn, sơn và tân trang 25 ngôi nhà đã xuống cấp, cũ kỹ... cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn nơi đây.

Nắng gay gắt, người dân hối hả vào hang đá tránh nóng

Thời tiết khắc nghiệt đã làm cuộc sống người dân đảo lộn, các hang đá trở thành điểm tránh nắng nóng lý tưởng vào lúc này của người dân miền núi Nghệ An.

Theo Trung tâm khí tượng thủy văn huyện Tương Dương (Nghệ An), trong những ngày qua tại một số xã, thị trấn như Hòa Bình, Tam Quang, Xá Lượng, Yên Hòa, Yên Thắng... của huyện Tương Dương có nhiệt độ lên tới đỉnh điểm hơn 40 độ C.

Người dân thích thú khi Lý Sơn sẽ có phố đi bộ ven biển

Thông tin sẽ có phố đi bộ ven biển ở đảo Lý Sơn khiến người dân nơi đây rất hào hứng. Họ cho rằng đó sẽ là tuyến phố xanh sạch môi trường, tạo điều kiện kinh doanh du lịch.

Lý Sơn có nhiều lễ hội dân gian truyền thống mang đậm sắc màu của cư dân miền biển.
Lý Sơn có nhiều lễ hội dân gian truyền thống mang đậm sắc màu của cư dân miền biển. 
Được thiên nhiên ưu đãi với nhiều di tịch lịch sử văn hóa, danh lam, thắng cảnh đẹp cùng những bãi biển cát trắng, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, thời gian qua việc phát triển du lịch ở địa phương này chưa có quy hoạch chi tiết, công tác quản lý còn buông lỏng nên phát triển du lịch ở Lý Sơn còn mang tính tự phát “mạnh ai nấy làm”.
Trước thực trạng trên tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt đề án phát triển du lịch ở Lý Sơn đến năm 2020 tầm nhìn 2030, đồng thời thống nhất chủ trương mở tuyến phố đi bộ dài 3 km ven bờ biển đảo Lý Sơn. Đây là cơ hội và là “cú hích” để Lý Sơn phát huy tiềm năng lợi thế để phát triển lĩnh vực du lịch – dịch vụ nơi đảo tiền tiêu.
Với nhiều di tích và danh thắng đẹp Lý Sơn đang là điểm đến của khách du lịch.
Với nhiều di tích và danh thắng đẹp Lý Sơn đang là điểm đến của khách du lịch. 
Theo đó, đến năm 2020 bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, sẽ hoàn thiện cơ bản việc đầu tư xây dựng Lý Sơn trở thành đô thị biển xanh - sạch đẹp - văn minh và là điểm đến của du khách, thu hút khoảng trên 180.000 - 200.000 lượt du khách/năm, doanh thu từ lĩnh vực du lịch ước đạt khoảng 30-35% tổng giá trị của nền kinh tế.
Để thực hiện được nhiệm vụ này, tỉnh Quảng Ngãi và huyện Lý Sơn đã và đang có nhiều cơ chế, chính sách kêu gọi đầu tư vào hạ tầng du lịch. Đặc biệt là phương án mở phố đi bộ ven đảo bao gồm nâng cấp tuyến đường ven biển có chiều dài khoảng 3 km từ khách sạn Mường Thanh đến cầu cảng cá Lý Sơn, trồng cây cảnh quan, khu thương mại dịch vụ, xây dựng hệ thống đèn chiếu sáng, khu ẩm thực, khu trưng bày sản phẩm du lịch...
Ông Võ Muộn (ở Thôn Đông, xã An Vĩnh) vui mừng cho biết nếu phố đi bộ được mở, du lịch ở Lý Sơn sẽ có cơ hội để phát triển, thứ nhất vấn đề môi trường ô nhiễm ven bờ biển do rác thải sinh hoạt sẽ được giải quyết triệt để, thứ hai việc xây dựng sẽ phải tuân thủ theo quy hoạch chung không “nhếch nhác, lộn xộn” như hiện nay, thứ ba là tạo công ăn việc làm.
“Việc mở phố đi bộ là cần thiết, bởi khách du lịch ra đảo, ngoài thăm quan các di tích, danh lam thắng cảnh, ai cũng muốn mua cho mình những sản phẩm du lịch do người dân địa phương làm ra. Điều này, vừa tạo cơ hội cho người dân địa phương quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đặc sản vùng miền đến với du khách, vừa tạo công ăn việc làm có thu nhập ổn đinh cho lực lượng lao động tại địa phương” - ông Muộn nói.
Đồng quan điểm với ông Muộn, bà Dương Thị Điều, ở thôn Tây xã An Vĩnh chia sẻ: "Xưa nay, chỉ nghe các thành phố lớn mới có tuyến phố đi bộ dành cho khách du lịch chứ ai ngờ Lý Sơn cũng có tuyến phố đi bộ, chúng tôi ủng hộ chủ trương này, bởi ngoài yếu tố để phát triển kinh tế, tuyến phố đi bộ còn là nơi để người dân địa phương, du khách được giao lưu, mua bán và là không gian thoáng đãng để người già chúng tôi rèn luyện sức khỏe...".
Bộ mặt của Lý Sơn đang thay đổi từng ngày.
Bộ mặt của Lý Sơn đang thay đổi từng ngày.