Sau ngày cúng ông Táo mới dọn bếp, bát hương?

(Kiến Thức) - Văn hóa người Á Đông cho rằng, dọn dẹp nhà cửa, bếp núc, rút chân hương ở bát nhang trên ban thờ phải làm sau ngày cúng ông Công ông Táo.

Sau ngay cung ong Tao moi don bep, bat huong?
 Ảnh minh họa.
Bạn đọc Nguyễn Hải Nam (Phùng Hưng, Hà Nội) hỏi: Thông thường vào sau ngày tiễn ông Công ông Táo về trời (23 tháng Chạp) thì gia đình anh mới dám dọn rửa bếp hoặc làm lễ rút chân hương của bát hương ở bếp. Xin hỏi, điều này đã phù hợp chưa? Nên thực hiện công việc này thế nào cho phải lễ?
Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, nhiều người theo quan niệm văn hóa người Á Đông cho rằng, dọn dẹp nhà cửa, bếp núc, rút chân hương ở bát nhang trên ban thờ phải làm sau ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, đây chỉ là những quan niệm dân gian. Nếu có thời gian, chúng ta có thể dọn dẹp khu bếp trong nhà luôn gọn gàng, ngăn nắp và bất cứ thời gian nào. Bởi khu bếp chủ về tài vận, sức khoẻ, do vậy cần gọn gàng, sạch sẽ thì sức khoẻ và công việc làm ăn sẽ thuận lợi.
Đối với ban thờ tổ tiên, chúng ta cần luôn giữ sạch sẽ, gọn gàng. Một số quan niệm cho rằng, ban thờ (trong đó có ban thờ bếp) nhất nhất là chỉ được tỉa chân nhang vào dịp 23/12. Nhưng thực tế không nhất thiết phải vậy. Với kinh nghiệm nhiều năm, tôi cho rằng, nếu trong năm chân hương quá um tùm chúng ta hoàn toàn có thể chọn những ngày cát lành trong năm để tỉa bớt, điều này giúp tránh hỏa hoạn khi thắp hương. 
Hơn nữa, chỉnh trang lại bát nhang đẹp đẽ cũng là tỏ lòng thành với tiên tổ cũng là điều nên làm. Trong trường hợp không quá nhiều chân hương thì có thể làm vào dịp cuối năm theo lệ cũ phép xưa.

Ảnh hiếm về Phan Rang – Tháp Chàm năm 1971

(Kiến Thức) -  Tháp Po Klong Garai kỳ vĩ, làng chài Hải Chử thơ mộng... là hình ảnh khó quên về Phan Rang - Tháp Chàm năm 1971 do cựu binh Mỹ Lourun chụp.

Anh hiem ve Phan Rang – Thap Cham nam 1971
Toàn cảnh tháp Chăm Po Klong Garai ở Phan Rang nhìn từ máy bay trực thăng năm 1971.

Sôi sục sắm lễ đón ngày rằm cuối cùng năm 2014

(Kiến Thức) - Theo lịch âm, ngày 3/2 sẽ là rằm tháng Chạp, ngày rằm cuối cùng của năm Giáp Ngọ. Thị trường đồ lễ cuối năm ở Hà Nội đang rất náo nhiệt.

Soi suc sam le don ngay ram cuoi cung nam 2014
Một vài ngày gần đây, người dân Hà Nội đã rất tất bật chuẩn bị đón rằm tháng Chạp - ngày rằm cuối cùng của năm cũ Giáp Ngọ. Thị trường đồ lễ rằm tháng Chạp năm 2014 vì thế cũng rất sôi động với loạt đồ cúng lễ đa dạng, mang hơi hướng Tết. 
Soi suc sam le don ngay ram cuoi cung nam 2014-Hinh-2
Thói quen mua đào cành nhỏ từ sớm để bày ban thờ vào những ngày mùng 1 hay ngày rằm tháng giáp Tết ngày càng phổ biến với người dân Hà Nội. Năm nay, mỗi cành đào nhỏ, cắm lọ để bàn có giá dao động từ 30.000 - 40.000 đồng. Đắt nhất là 60.000 - 70.000 đồng.  
Soi suc sam le don ngay ram cuoi cung nam 2014-Hinh-3
Những cành đào nhỏ xinh được chọn mua nhiều vì giá rẻ, vẻ đẹp đặc trưng lại phù hợp với không gian nhà đô thị, vốn không rộng rãi. 
Soi suc sam le don ngay ram cuoi cung nam 2014-Hinh-4
Những ngày này, ở bất cứ góc phố nào của Hà Nội, người mua cũng có thể tìm được một cành đào ưng ý, với giá phải chăng.