Sau F-5 Tiger II, Iran có đủ sức sao chép F-14 Tomcat của Mỹ?

Sự thành thạo và hiểu rõ "chân tơ kẽ tóc" về tiêm kích F-14 Tomcat sau 40 năm sử dụng sẽ là yếu tố quan trọng giúp Iran chế tạo bản sao của dòng chiến đấu cơ đặc biệt này.

Mới đây Không quân Iran đã chính thức giới thiệu và cho bay thử tiêm kích nội địa do mình chế tạo mang tên Kowsar, đây được xem là nỗ lực lớn của Tehran trong việc tự chủ về vũ khí trang bị nhằm tránh phụ thuộc vào nước ngoài nhất là trong tình cảnh bị cấm vận.

Tuy nhiên có thể dễ dàng nhận thấy rằng mặc dù Iran tuyên bố tiêm kích Kowsar là sản phẩm mình tự thiết kế nhưng thực chất đây là bản sao tiêm kích F-5F Tiger II được Mỹ chế tạo từ thập niên 1960 - 1970.

Sau F-5 Tiger II, Iran co du suc sao chep F-14 Tomcat cua My?
 So sánh giữa tiêm kích Kowsar của Iran và F-5F Tiger II do Mỹ chế tạo

Iran là một quốc gia Ả Rập có tiềm lực khoa học công nghệ và kỹ thuật rất đáng nể, chính vì vậy mà giữa tình thế bị bao vây cấm vận tứ phía họ vẫn đủ khả năng đảm bảo hầu như mọi vũ khí trang bị cho quân đội mình.

Việc sao chép thành công tiêm kích F-5F Tiger II của Mỹ được nhận định là kết quả của quá trình khai thác 40 năm trên dòng chiến đấu cơ này, khiến Iran quá hiểu về nó.

Mặc dù vậy phải nhìn nhận thực tế rằng F-5F là chiếc tiêm kích đã quá lạc hậu khi có tốc độ chậm, sức tải vũ khí thấp và tầm hoạt động ngắn, cho nên ngay lúc này đã có ý tưởng từ Tehran rằng họ nên tiến lên chế tạo bản sao của F-14 Tomcat.

Sau F-5 Tiger II, Iran co du suc sao chep F-14 Tomcat cua My?-Hinh-2
 Tiêm kích F-14I Tomcat của Không quân Iran

Tương tự như F-5 Tiger II, F-14 Tomcat cũng đã phục vụ trong Không quân Iran một thời gian rất dài, đến nay đã tròn 40 năm, các nhà khoa học của Iran cũng đã hiểu rất rõ về cấu tạo của nó.

Thậm chí để có thể giúp chiếc máy bay cao tuổi này hoạt động cho đến ngày nay, phía Iran đã đưa ra một phương án cực kỳ sáng tạo đó là thay thế động cơ General Electric F110-GE-400 do Mỹ sản xuất bằng loại Sartun AL-31F của Nga.

Sau F-5 Tiger II, Iran co du suc sao chep F-14 Tomcat cua My?-Hinh-3
 Tiêm kích F-14 của Iran qua các thời kỳ, chú ý đến sự thay đổi của miệng xả động cơ

Việc lắp thành công động cơ Nga trên máy bay Mỹ một lần nữa chứng minh sức sáng tạo tuyệt vời của người Iran, đồng thời đây cũng là cơ sở để họ tiến hành chế tạo phiên bản F-14 nội địa do chi tiết khó khăn nhất là động cơ thì có thể mua sản phẩm của Nga hay đồng minh Trung Quốc.

Nếu sao chép thành công tiêm kích F-14 Tomcat và ứng dụng cho nó những hệ thống điện tử hàng không thế hệ mới, Không quân Iran sẽ có trong tay một phương tiện tác chiến đủ sức gây áp lực cực lớn lên các đối thủ tiềm tàng của họ trong khu vực Trung Đông, đây là điều khiến cho Israel và Saudi Arabia cảm thấy thực sự lo lắng.

Đội nhập C-130 Iran không vận cho Quân đội Syria bị vây hãm ở Idlib

(Kiến Thức) - Điều khá ngạc nhiên là các chuyến không vận của Không quân Iran tiếp tế cho các đơn vị vũ trang trung thành với chính quyền Damascus đang bị vây hãm ở Idlib bằng máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules do Mỹ chế tạo.

Trong phóng sự ảnh mới đây được hãng tin IRIB của Iran thực hiện, những chiếc C-130 Hercules của không quân Iran đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các chuyến không vận tiếp tế cho các đơn vị cuối cùng Quân đội Syria ở hai thị trấn Fua và Kefraya nằm tỉnh Idlib, miền Bắc Syria. Nguồn ảnh: IRIB.
 Trong phóng sự ảnh mới đây được hãng tin IRIB của Iran thực hiện, những chiếc C-130 Hercules của không quân Iran đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các chuyến không vận tiếp tế cho các đơn vị cuối cùng Quân đội Syria ở hai thị trấn Fua và Kefraya nằm tỉnh Idlib, miền Bắc Syria. Nguồn ảnh: IRIB.

Ngạc nhiên lý do Nhật Bản có nữ phi công tiêm kích đầu tiên

(Kiến Thức) - Misa Matsushima, 26 tuổi, cô gái Nhật Bản với niềm đam mê về bộ phim Top Gun vừa trở thành nữ phi công tiêm kích đầu tiên của lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản.

Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) vừa có nữ phi công đầu tiên trong lịch sử, một bước tiến trong việc bình đẳng giới ở quốc gia vốn coi trọng nam giới trong các hoạt động quân sự, CNN cho biết.

Trung úy Misa Matsushima, 26 tuổi, gia nhập JASDF sau khi cô tốt nghiệp Học viện Quốc phòng Nhật Bản năm 2014. Cô trở thành một trong 13.707 phụ nữ đang tại ngũ, chiếm 6,1% quân số lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Matsushima đã hoàn thành khóa huấn luyện lái máy bay tiêm kích vào đầu tuần.