Sạt lở ở Quảng Trị: Nghẹn lòng lời hẹn "tháng 9 con về với mẹ"

“Tháng 9 con về với mẹ, nhất định con về với mẹ'... Đó là lần cuối cùng con trai gọi cho mẹ... 'Lúc mô cũng mẹ ơi, mẹ ơi, à mẹ ơi, giờ không được nghe tiếng mẹ ơi nữa'.

Cuộc gọi cuối cùng và lời hẹn "tháng 9 con về...."
Trong ngôi nhà nhỏ của bà Trần Thị Tươi tại thôn Thạch Đài, xã Định Tăng (huyện Yên Định, Thanh Hóa), mấy hôm nay, nhiều người tới động viên, thăm hỏi, chia buồn với sự mất mát lớn của gia đình.
Bà Tươi là mẹ anh Lê Đức Thiện (SN 1980, cán bộ quản lý của Sư đoàn 337 đóng tại tỉnh Quảng Trị) vẫn chưa thể tin con trai mình đã hy sinh trong vụ sạt lở đất tại Sư đoàn 337 sáng 18/10.
Sat lo o Quang Tri: Nghen long loi hen
 Nhiều người đến động viên, thăm hỏi và chia buồn với gia đình bà Tươi (ngoài cùng bên trái), mẹ anh Lê Đức Thiện.
Nhiều người đến thăm không khỏi xót xa khi nhìn cảnh người mẹ ngồi lặng trước nỗi đau, gọi tên con trai trong những tiếng nấc nghẹn ngào.
“Cách đây gần 1 tháng, Thiện gọi điện cho tôi bảo tháng 9 âm này sẽ về thăm gia đình. Nó bảo nhất định con sẽ về với mẹ, làm tôi cứ trông ngày, trông đêm. Ngóng từng ngày cho đến tháng 9, tôi hỏi chồng "lúc mô thằng cu về ông nhỉ?", ông ấy nói mẹ mi cứ lo chi, hắn sẽ về. Không ngờ đó là cuộc gọi cuối cùng của hắn, cũng là lần cuối cùng mẹ con nói chuyện với nhau”, bà Tươi đau xót kể.
Sat lo o Quang Tri: Nghen long loi hen
Bà Trần Thị Tươi nghẹn ngào khi không còn được nghe tiếng con gọi mẹ, dù chỉ là trong những cuộc điện thoại vội vàng. 

Người mẹ khắc khổ tiếc thương con trai bà hy sinh khi chưa kịp lập gia đình.
“Giá như "chết voi còn lối", con đi để lại cho mẹ vợ con con thì đỡ tủi hơn. Giờ con đi mang cả lối đi, mang hết... Giá như...”, bà Tươi mếu máo.
“Giờ chẳng được nghe tiếng nói của con nữa, chẳng được nghe con kêu mẹ ơi, mẹ ơi, à mẹ ơi...nữa rồi”, lời người mẹ đau đớn thốt ra khiến những người xung quanh không cầm nổi nước mắt.
Vất vả, khổ nhất trong nhà
Là con thứ 2 trong gia đình có 4 người con (một chị gái và 3 anh em trai), chỉ làm nông nghiệp, hoàn cảnh khó khăn, ngay từ nhỏ, anh Thiện đã phụ giúp bố mẹ nuôi 2 em trai đến khi học xong đại học, xin việc rồi lập gia đình và phát triển kinh tế ở Gia Lai.
Đôi mắt đỏ hoe vì khóc thương người em trai vừa đột ngột ra đi, chị Lê Thị Thắng (43 tuổi) nói trong nước mắt: “Từ lúc nhận được tin đơn vị nơi em công tác bị sạt lở đất, tôi đứng ngồi không yên, chạy vội sang nhà báo với bố mẹ và chỉ mong em mình không nằm trong số những người bị vùi lấp. Nhưng khi liên lạc mãi không được, rồi đến khi xem danh sách người gặp nạn có em mình, tôi như chết điếng. Thi thể em tôi được tìm thấy trong đống đổ nát vào chiều 18/10”.
Sat lo o Quang Tri: Nghen long loi hen
Chị Lê Thị Thắng thương người em trai vất vả nhất trong nhà, luôn sẵn sàng hy sinh, chịu thiệt thòi để các em được học hành đầy đủ. 
“Thương em lắm! Thiện đi làm xa, năm về được đôi lần vì công việc bận rộn và khoảng cách xa xôi. Trong mấy chị em, nó là người vất vả và khổ nhất. Mỗi khi có công việc lớn nhỏ trong nhà, hay là khi bố mẹ ốm thì nó đều đứng ra lo liệu hết cho gia đình”, chị Thắng chia sẻ về người em trai trong nước mắt sụt sùi.
Ông Trịnh Đức Châu, Chủ tịch UBND xã Định Tăng (huyện Yên Định, Thanh Hóa) cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin về anh Lê Đức Thiện, chính quyền địa phương đã báo cáo sự việc lên UBND huyện và tới động viên, thăm hỏi gia đình.
Cũng theo ông Châu, xã đã họp lên phương án chuẩn bị đón thi hài anh Thiện về quê hương và cùng gia đình tổ chức lễ tang, tiễn đưa anh về đất mẹ theo nghi thức trang trọng. Xã cũng cử cán bộ y tế túc trực tại nhà bà Tươi để hỗ trợ khi cần thiết.

Lũ lớn lịch sử ở Quảng Bình, người dân leo nóc nhà chờ ứng cứu

Mưa lớn kéo dài khiến nước tại Quảng Bình lên cao làm ngập hơn 71.000 nhà dân. Nước dâng cao ngang mái nhà, người dân phải trèo lên nóc nhà chờ ứng cứu.

Lu lon lich su o Quang Binh, nguoi dan leo noc nha cho ung cuu

Theo thống kê ban đầu, toàn tỉnh Quảng Bình đã có hơn 71.000 nhà dân bị ngập lụt 

Lu lon lich su o Quang Binh, nguoi dan leo noc nha cho ung cuu-Hinh-2
 Cụ thể, huyện Lệ Thủy có khoảng hơn 30.000 nhà bị ngập nước ở hầu hết các xã thuộc huyện; thị xã Ba Đồn hơn 22.000 nhà; huyện Quảng Ninh có hơn 13.000 nhà bị ngập; huyện Bố Trạch có 10.000 nhà; huyện Quảng Trạch khoảng 4.000 nhà; huyện Tuyên Hóa khoảng 3.500 nhà; TP. Đồng Hới khoảng 1.300 nhà; huyện Minh Hóa hơn 1.000 nhà

Cảm phục nữ phóng viên lội rừng, đạp núi đưa tin miền Trung ngập lụt

(Kiến Thức) - Trong những bản tin nhanh chóng chân thực được truyền tải trực tiếp từ hiện trường các vụ sạt lở ở Tiểu khu 67, Rào Trăng 3, lễ tang các cán bộ chiến sĩ và sạt lở ở Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 đều có sự xuất hiện của Trung úy Phan Thanh Hà, nữ phóng viên Báo Quân đội Nhân dân.

Cam phuc nu phong vien loi rung, dap nui dua tin mien Trung ngap lut

 Mưa lũ lịch sử miền Trung những ngày qua đã để lại những thiệt hại vô cùng nặng nề khi cướp đi sinh mạng, nhấn chìm hàng chục nghìn ngôi nhà. Đáng chú ý, vụ sạt lở thủy điện Rào Trăng 3 (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã khiến 17 công nhân mất tích và 13 cán bộ chiến sĩ hi sinh. Ngày 12/10, và vụ sạt lở đất ở Quảng Trị khiến 22 cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 bị vùi lấp.

Cam phuc nu phong vien loi rung, dap nui dua tin mien Trung ngap lut-Hinh-2

Cùng với lực lượng tìm kiếm cứu hộ, nhiều PV đã đến các hiện trường tác nghiệp đưa tin kịp thời về công tác cứu hộ của các lực lượng chức năng. Một trong những nữ phóng viên thu hút sự chú ý từ dư luận, đó là Trung úy Phan Thanh Hà, nữ phóng viên Báo Quân đội Nhân dân.