Sai lầm lớn của Tổng thống Duterte trong cuộc chiến chống ma túy

(Kiến Thức) - Tổng thống Duterte đã phạm một sai lầm rất lớn khi kêu gọi Mỹ giúp đỡ trong cuộc chiến chống ma túy ở Philippines.

Về việc Tổng thống Duterte kêu gọi Mỹ giúp đỡ trong cuộc chiến chống buôn bán ma túy ở Philippines, giới chuyên gia Nga cho rằng Tổng thống Dutterte rõ ràng đã đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của cuộc chiến với mafia ma túy.
Sai lam lon cua Tong thong Duterte trong cuoc chien chong ma tuy
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã  phạm sai lầm lớn khi kêu gọi Mỹ giúp đỡ trong cuộc chiến chống ma túy.  Ảnh: The Indian Express.
Theo báo cáo của chính phủ ở Manila, cuộc chiến chống ma túy đã khiến cho gần 4000 người Philippines thiệt mạng. Theo ước tính không chính thức, con số này còn lớn hơn nữa. Cách đây không lâu, Tổng thống Duterte đã buộc phải thừa nhận rằng việc loại bỏ buôn bán ma túy ở Philippines mà ông dự định sẽ hoàn tất trong vòng một năm, sẽ tiếp tục trong một thời gian dài. Do đường biên giới biển để ngỏ và do hoạt động lật đổ của các tay súng Hồi giáo cực đoan, Philippines đã thỏa thuận với Indonesia và Malaysia về việc cùng nhau tuần tra biên giới biển, nhưng từ đó cho đến nay hoạt động đó tỏ ra không hiệu quả. Trong bối cảnh rất nhiều những hòn đảo nhỏ và bờ biển Philippines rất dài, nên gần đây Tổng thống Duterte thừa nhận rằng quân đội và lực lượng an ninh rất khó kiểm soát tình hình.
Trong bối cảnh như vậy, Tổng thống Philippines đã thực hiện một “bước đi liều lĩnh”, theo nhà khoa học chính trị Vladimir Kolotov, giám đốc Viện Hồ Chí Minh tại Đại học quốc gia St. Petersburg.
Trả lời phỏng vấn của Sputnik, nhà khoa học chính trị Vladimir Kolotov lý giải: "Mỹ không phải là quốc gia có thể tin tưởng trong cuộc chiến chống buôn bán ma túy. Mỹ là một trong những nước sử dụng ma túy chính trên thế giới, có mạng lưới mafia ma túy nguy hiểm. Hơn nữa, từ lịch sử hiện đại, chúng ta biết rằng ở những khu vực mà Mỹ có vị thế mạnh mẽ, việc sản xuất ma túy phát triển rất nhanh chóng. Trong những năm 50-70, cái gọi là Tam giác Vàng ở Myanmar, Thái Lan và Lào chính là một khu vực như vậy. Thuốc phiện sống đã được chuyển từ đó tới Sài Gòn, rồi được chế biến thành heroin, đóng gói bỏ trong quan tài với xác quân nhân Mỹ và được vận chuyển đến Mỹ. Vùng Tam giác Vàng phát triển mạnh cho đến năm 1975 và chỉ dừng lại sau khi Mỹ rời Sài Gòn và vị thế của Washington bị suy yếu đáng kể trong khu vực Đông Dương. Ngày nay, trung tâm sản xuất ma túy thế giới là Afghanistan, sau khi vị thế của Mỹ tại đây được tăng cường. Qua các cơ cấu mà Mỹ kiểm soát, ma túy từ đây qua Kosovo rồi sang các nước EU, qua Trung Á vào Nga, qua Tân Cương vào Trung Quốc, qua Đài Loan tới Philippines và các nước Đông Nam Á khác".
Buôn bán ma túy mang lại lợi nhuận hàng nghìn phần trăm và những người "giẫm đuôi" mafia ma túy sẽ gặp nguy hiểm rất lớn. Sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên, nếu trong tương lai gần có những nỗ lực lật đổ Tổng thống Philippines Rodrigo Duteret và Mỹ đã gửi cho ông ta tín hiệu báo động.
Ông Vladimir Kolotov nói: "Mỹ sẽ làm việc một cách có hệ thống để làm suy yếu vị thế của Tổng thống Duterte, nhằm thay thế ông bằng một nhân vật khác có thể giật dây như con rối chính trị”. Vì vậy, việc Tổng thống Rodrigo Duterte đề nghị Mỹ giúp đỡ trong cuộc chiến chống buôn bán ma túy là một “bước đi rất liều lĩnh”.

Toàn cảnh 100 ngày đầu của Tổng thống Philippines Duterte

(Kiến Thức) - Đa số người dân Philippines vẫn tín nhiệm ông Rodrigo Duterte sau 100 ngày đầu ông làm tổng thống.

Toan canh 100 ngay dau cua Tong thong Philippines Duterte
Ông Rodrigo Duterte tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Philippines tại Dinh Malacanang ngày 30/6/2016. 

Toan canh 100 ngay dau cua Tong thong Philippines Duterte-Hinh-2
Phó Tổng thống Leni Robredo trò chuyện với Tổng thống Duterte trong một buổi diễu hành quân sự tại căn cứ quân sự Camp Aguinaldo, thành phố Quezon, khi hai người gặp nhau lần đầu tiên sau khi nhậm chức. 

Toan canh 100 ngay dau cua Tong thong Philippines Duterte-Hinh-3
 Tổng thống Philippines (trung tâm) có cuộc gặp chính thức với các nhà lãnh đạo cánh tả tại Dinh Malacanang ngay sau khi ông tuyên thệ nhậm chức. Một số lãnh đạo cánh tả được bổ nhiệm vào vị trí quan trọng trong nội các.

Toan canh 100 ngay dau cua Tong thong Philippines Duterte-Hinh-4
Tổng thống Duterte phát biểu trong một buổi họp báo ở Dinh Malacanang nêu tên những trùm ma túy hoạt động ở Philippines. 

Toan canh 100 ngay dau cua Tong thong Philippines Duterte-Hinh-5
 Ông Duterte chủ trì một cuộc họp với 4 vị cựu Tổng thống Philippines tại Hội đồng An ninh Quốc gia để thảo luận về phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về “vụ kiện Biển Đông” của nước này với Trung Quốc.

Toan canh 100 ngay dau cua Tong thong Philippines Duterte-Hinh-6
 Chưa đầy một tháng sau khi ông Duterte lên nắm quyền, số người chết liên quan đến cuộc chiến chống ma túy bắt đầu gia tăng. Trung bình, khoảng 13 người thiệt mạng mỗi ngày trong chiến dịch chống ma túy của Tổng thống Philippines Duterte kể từ khi ông đắc cử.

Toan canh 100 ngay dau cua Tong thong Philippines Duterte-Hinh-7
 Hơn 10.000 người sử dụng ma túy tập trung tại một sân vận động ở San Fernando, Pampanga, để ra đầu thú trước chính quyền Philippines.

Giọt nước mắt bên lề cuộc chiến chống ma túy của Philippines

Phóng viên New York Times đã lưu lại Philippines trong 35 ngày để ghi lại 57 vụ nghi phạm bị giết không qua xét xử trong chiến dịch truy quét ma túy tại đây.

Giot nuoc mat ben le cuoc chien ma tuy cua Philippines
Người đàn ông nằm chết giữa một con ngõ của quận Pasay ở thủ đô Manila trong đêm mưa. Đây là cái chết thứ 17 mà Daniel Berehulak, phóng viên New York Times, chứng kiến ở Philippines. Nó diễn ra vào ngày thứ 11 anh ta đến đất nước này. Romeo Torres Fontanilla, 37 tuổi, bị hai người đàn ông lạ mặt đi môtô bắn chết.