Robot chiến đấu tương lai Nga mang...tên lửa đạn đạo?

(Kiến Thức) - Nga được cho là đang phát triển hệ thống robot chiến đấu có khả năng triển khai tên lửa đạn đạo.

Theo tờ RIR, trong tương lai Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga sẽ đưa vào trang bị nhiều hơn các mẫu robot mới, trong đó bao gồm cả robot chiến đấu với nhiệm vụ bảo vệ các căn cứ tên lửa chiến lược hay thậm chí là triển khai được cả tên lửa đạn đạo liên lục địa
Thông tin này cũng được Tướng Sergei Karakayev – Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga (RVSN) cho biết trong một cuộc họp gần đây, theo đó các mẫu robot vũ trang đang được phát triển tại Nga sẽ sớm được đưa vào trang bị để bảo vệ các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến lược “Topol-M” và “Yars” , cũng như các mục tiêu quân sự quan trọng của Moscow.
Robot chien dau tuong lai Nga mang...ten lua dan dao?
 Trong cuộc đua phát triển công nghệ robot quân sự, người đứng đầu không phải là Mỹ mà chính là Nga. Khi mà nước này đã bắt đầu đưa vào trang bị các mẫu robot chiến đấu thế hệ mới thậm chí là chính thức tham chiến tại một số cuộc xung đột.
Bên cạnh đó, việc đưa vào sử dụng các loại robot này sẽ là câu trả lời cho hàng loạt thách thức của RVSN từ trước cho đến nay, khi mà gánh nặng về an ninh tại các căn cứ tên lửa chiến lược của Nga luôn trong tình trạng thiếu an toàn.
Ngoài ra, tướng Karakayev cũng không loại trừ khả năng rằng, những robot này sẽ được phát triển để trở thành một tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa tự hành tiềm năng. Về thực chất ý tưởng này không phải là mới và với công nghệ hiện nay Nga hoàn toàn có thể phát triển một mẫu robot tự động có khả năng phóng tên lửa đạn đạo.
Karakayev không loại trừ rằng "Yars" và "Topol"  sẽ được phát triển như là một phần của công việc đã thực hiện trong việc thiết lập các hệ thống tên lửa tiềm năng. Về bản chất, đây là công việc chìa khóa trao tay, trong đó một "bảo vệ" cá nhân sẽ được bổ nhiệm vào các hệ thống mới đang được xây dựng; một khả năng phóng tên lửa đạn đạo.
Robot chien dau tuong lai Nga mang...ten lua dan dao?-Hinh-2
 Các tổ hợp tên lửa đạn đạo sở hữu trí tuệ nhân tạo là viễn cảnh tương lai mà Quân đội đang muốn hướng tới.
“Wolves” - vệ sĩ mới của tổ hợp tên lửa đạn đạo Nga
Hiện tại, RVSN đang phát triển và thử nghiệm mẫu robot chiến đấu “Wolf-2”, được thiết kế để hoạt động như một người lính thật sự với nhiều tính năng vượt trội hơn các phiên bản trước đó. Nó có thể thực hiện bất cứ nhiệm vụ chiến đấu nào, từ tuần tra khu vực được lập trình sẵn, thực hiện nhiệm vụ trinh sát, bảo vệ các mục tiêu quan trọng cho đến tác chiến theo nhóm.
Hệ thống vũ khí trên Wolf khá đa dạng, tuy nhiên các nền tảng vũ khí chính vẫn là các dòng súng máy Kalashnikov 7,62mm hoặc súng máy hạng nặng NSV và Kord 12,7mm. Một trong những ưu điểm của Wolf là nó có thể bắn chính xác ngay cả khi đang di chuyển với tốc độ khoảng hơn 32km/h, trong khi đó mẫu robot chiến đấu này có thể tác chiến vào cả ban đêm hay trong điều kiện tầm nhìn hạn chế với hệ thống quan sát quang ảnh nhiệt, thiết bị đo xa bằng laser và hệ thống con quay hồi chuyển giúp hệ thống vũ khí của Wolf ổn định.
Tướng Karakayev cũng không loại trừ khả năng robot Wolf sẽ được Quân đội Nga đưa vào trang bị cho các binh chủng khác. Khi mà hiện tại một số đơn vị Lục quân Nga đã đưa vào sử dụng mẫu robot chiến đấu Platform-M có kích thước nhỏ hơn Wolf-2 nhưng sở hữu các tính năng tương tự với hệ thống vũ khí gồm 1 súng máy 7.62mm và 4 tên lửa không điều khiển.
Robot chien dau tuong lai Nga mang...ten lua dan dao?-Hinh-3
Một số mẫu robot chiến đấu thế hệ mới của Nga có thể tác chiến trong mọi điều kiện cả ban ngày lẫn ban đêm với sức mạnh hỏa lực vượt trội.
Tập trung phát triển trí tuệ nhân tạo
Cũng theo tướng Karakayev cho biết, bên cạnh các mẫu robot chiến đấu, Nga cũng đang phát triển một số dòng robot thế hệ mới trong tương lai có thể đảm nhận cả nhiệm vụ trực tiếp triển khai các dòng tên lửa đạn đạo liên lục địa mà không cần qua bất cứ hệ thống liên kết trung gian nào, kể cả trong chiến tranh hạt nhân lẫn chiến tranh điện tử.
Điều này đồng nghĩa với việc khi một tổ hợp robot mang theo tên lửa đạn đạo chiến lược nhận thấy mối đe dọa trực tiếp từ một vụ phóng tên lửa của đối phương thông qua hệ thống cảnh báo sớm tên lửa, sẽ tự đưa ra quyết định có nên thực hiện tiến hành tấn công trả đũa hay không.
Tất nhiên câu chuyện trên có thành hiện thực hay không thì còn tùy thuộc vào tương lai, khi mà trí tuệ nhân tạo của các mẫu robot do Nga phát triển hiện nay vẫn chưa thể thực hiện được điều này và hầu hết chúng đều được điều khiển từ xa. Do đó việc đưa vào trang bị loại robot này trong Quân đội Nga vẫn đòi hỏi khoảng thời gian khá dài cũng như quá trình thử nghiệm kỹ lưỡng.
Robot chien dau tuong lai Nga mang...ten lua dan dao?-Hinh-4
 Trong ảnh là Uran-9 mẫu phương tiện chiến đấu mặt đất thế hệ mới do Nga phát triển.
Tiến xa hơn trong tương lai
Đây không phải là lần đầu tiên Nga tỏ rõ tham vọng sở hữu một đạo quân robot theo đúng nghĩa của mình, khi mà dự án phát triển các mẫu robot như vậy từng đã được Quân đội Nga thực hiện với mục tiêu đưa vào trang bị các mẫu robot mới vào đầu năm 2025.
Cùng hợp tác với Bộ Quốc phòng Nga là Ủy ban công nghiệp quốc phòng (MIC) nước này, khi mà hai bên đã thực hiện một loạt thử nghiệm đối với các mẫu robot chiến đấu mới trong tháng 9/2015.
Theo một đại diện của Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec của Nga cho biết, trong tháng 11 năm ngoái tập đoàn này đã hoàn tất việc phát triển hệ thống điều khiển tự động cho một nhóm robot quân sự có tên mã 'Unicum'. Theo các kỹ sư của Rostec các mẫu robot này không đòi hỏi sự hiện diện của con người trong quá trình kiểm soát và chúng gần như hoạt động độc lập.

Mục kích robot công binh Uran-6 Nga thực chiến

(Kiến Thức) - Với việc đưa robot công binh Uran-6 vào hoạt động gỡ mìn sẽ giảm bớt áp lực cho lực lượng công binh Nga với nhiệm vụ cực kỳ nguy hiểm này.

Muc kich robot cong binh Uran-6 Nga thuc chien
Theo phương tiện truyền thông Nga, robot công binh Uran-6 của Nga đã đưa vào sử dụng thực tế tại một số khu vực rà phá bom mìn ở các nước cộng hòa thuộc liên bang.

Những sự thật không ai ngờ về CTTG 2

(Kiến Thức) - Chiến tranh thế giới 2 đã qua từ lâu nhưng có nhiều sự thật đã xảy ra trong cuộc chiến đó mà đến nay vẫn là những điều bất ngờ với mọi người.

Nhung su that khong ai ngo ve CTTG 2
Có một người lính Nhật tên là Hiroo Onada đã không đầu hàng cho đến 29 năm sau khi chiến tranh thế giới 2 kết thúc, tức là vào năm 1974. Nguyên do là ông ta được cấp trên giao nhiệm vụ bám trụ tại đảo Lubang chiến đấu chống lại lực lượng Mỹ đang tiến xuống từ phía Bắc Philippines. Suốt gần 3 thập kỷ ông đã tuân thủ mệnh lệnh “không được đầu hàng” và năm 1974 phải đích thân chỉ huy của ông hủy bỏ mệnh lệnh ông mới chịu về nhà. 
Nhung su that khong ai ngo ve CTTG 2-Hinh-2
 Theo tạp chí Argunners, bom nguyên tử với sức hủy diệt hàng loạt đã khiến hàng trăm ngàn người ở Hiroshima và Nagasaki thiệt mạng chỉ sau ít phút. Nhưng ít ai biết rằng trong thảm họa đó, vẫn có một người sống sót. Đó là Tsutomu Yamaguchi. Đây được coi là một trường hợp hi hữu.
Nhung su that khong ai ngo ve CTTG 2-Hinh-3
Khi máy bay rơi rất hiếm hoi có người sống sót. Tuy nhiên, Trung sĩ Nicholas Alkemade – một xạ thủ đuôi máy bay ném bom RAF Avro Lancaster đã sống sót khi rơi từ độ cao 5.500m xuống mà không hề có dù. Không những thế, ông chỉ bị bong gân một chân. 
Nhung su that khong ai ngo ve CTTG 2-Hinh-4
Tổng thống Tiệp Khắc năm 1939 là Emil Hacha đã bị một cơn đau tim sau khi bị Hitler đe dọa xâm lược và đánh bom thủ đô Tiệp Khắc nếu không chịu hợp tác. Ông ta đã được giữ tỉnh táo để ký vào văn kiện đầu hàng. Trong ảnh là Emil và Hitler trong một lần gặp ở Berlin tháng 3/1939. 
Nhung su that khong ai ngo ve CTTG 2-Hinh-5
 Điệp viên hai mang người Tây Ban Nha, Joan Pujol Garcia có lẽ là trường hợp điệp viên hiếm hoi trên thế giới khi ông ta nhận được huân chương của cả hai bên trong suốt Thế chiến II. Ông đã nhận huân chương Eisernes Kreuz II. Klasse từ Đức và huân chương British Empire từ Anh. Trong ảnh là các huân chương của Phát xít Đức.
Nhung su that khong ai ngo ve CTTG 2-Hinh-6
Có một sự thật khá gây ngạc nhiên là sau khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7/12/1941, Canada đã tuyên chiến với Nhật trước cả khi Hoa Kỳ làm điều đó. Trong ảnh là tàu USS Arizona bị trúng bom đang nghiêng sắp chìm. 
Nhung su that khong ai ngo ve CTTG 2-Hinh-7
 Trong Thế chiến II, Nhật Bản đã từng chiếm được đất đai của Mỹ. Trong trận chiến quần đảo Aleutian, Nhật đã cố gắng để chiếm các đảo thuộc sở hữu của Mỹ ở Alaska. Đây là một cú sốc lớn đối với quân đội Mỹ và họ đã phải phí nhiều tiền bạc cũng như nhiều binh sĩ mới có thể chiếm lại các đảo.
Nhung su that khong ai ngo ve CTTG 2-Hinh-8
Theo Wearethemighty, hồi Thế chiến II, Ba Lan có một con gấu, tên là Wojtek, đã được phong cấp bậc hạ sĩ. Nó đã được dạy cách chào, vật lộn với các binh sĩ cũng như uống rượu, hút thuốc lá và giúp các binh sỹ ở tiền tuyến bằng cách tải đạn và thể hiện lòng dũng cảm bằng cách sẵn sàng tham gia các hành động mạo hiểm. 
Nhung su that khong ai ngo ve CTTG 2-Hinh-9

Có thể bạn sẽ không bao giờ nhận ra điều gì bất thường trong bức ảnh trên đây. Thực chất đây là một tàu chiến của Hà Lan, mang tên Abraham Crijnssen. Nó được ngụy trang như một hòn đảo ở miền nhiệt đới để tránh bị các máy bay ném bom Nhật Bản phát hiện và người ta đã làm được điều đó.