Quy trình chuyển giao vali hạt nhân của các tổng thống Mỹ

Tổng thống Mỹ mới nhậm chức sẽ nhận được chiếc thẻ chứa mã khởi động vũ khí hạt nhân và nó sẽ theo người đứng đầu Nhà Trắng đến hết nhiệm kỳ.

Chuyển giao quyền lực trong hòa bình là dấu hiệu của một nền dân chủ. Bởi vậy, việc các đời tổng thống đều chuyển giao quyền lực trong hòa bình đã trở thành niềm tự hào của người dân Mỹ. Tuy nhiên, đây là một quá trình phức tạp đòi hỏi công sức của nhiều người.
Bên cạnh các hoạt động chuyển giao dân sự, chuyển giao quyền sử dụng vali hạt nhân là hoạt động quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với an ninh quốc gia Mỹ. Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ nhận được một chiếc thẻ nhựa được gọi là “biscuit”.
Chiếc thẻ chứa mã khởi động vũ khí hạt nhân đi kèm với vali hạt nhân còn được gọi là “The Football”. Chiếc vali do một phụ tá quân sự của tổng thống nắm giữ và luôn ở cùng người quyền lực nhất nước Mỹ trong mọi thời điểm, dù ở Nhà Trắng, trên đoàn xe hộ tống, hay trên Air Force One khi đi công tác nước ngoài. Phụ tá quân sự đi cùng tổng thống trong thang máy, ở cùng tầng khách sạn và được bảo vệ cẩn thận bởi mật vụ.
Tổng thống Mỹ phải giữ chiếc thẻ bên cạnh mình 24/24, vì nếu không có nó, quy trình khởi động vũ khí hạt nhân sẽ không thực hiện được. Trước khi tổng thống cũ rời nhiệm sở, Lầu Năm Góc sẽ tiến hành đổi toàn bộ mật mã và quy trình khởi động vũ khí hạt nhân của tổng thống cũ để cài đặt quy trình cho tổng thống mới.
Quy trinh chuyen giao vali hat nhan cua cac tong thong My
Một phụ tá quân sự của tổng thống mang theo vali hạt nhân. Ảnh: CNN. 
Ngoài vali hạt nhân chính dành cho tổng thống, một vali và mật mã dự phòng cũng được thiết kế riêng cho phó tổng thống để sử dụng trong trường hợp tổng thống mất khả năng điều hành đất nước.
Tuy nhiên, người ta không rõ vali và thẻ nhựa sẽ được chuyển giao trước hay sau nhậm chức, vì đây là bí mật quốc gia nhằm đề phòng khả năng nước Mỹ bị tấn công hạt nhân khi quá trình chuyển giao chưa hoàn tất.
Pete Metzger, một trong những phụ tá quân sự nắm giữ vali hạt nhân dưới thời Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, nói với CNN: "Bạn phải sẵn sàng bất kỳ lúc nào, tâm trí bạn phải phản ứng rất nhanh bởi vì tên lửa hạt nhân có tốc độ rất nhanh. Một đầu đạn hạt nhân chỉ mất 5-6 phút để tấn công Washington, New York".
Mỹ áp dụng quy tắc “hai người đàn ông” tại chỗ trong quy trình khởi động vũ khí hạt nhân. Chỉ tổng thống mới có quyền ra lệnh khởi động vũ khí hạt nhân và lệnh của tổng thống phải được xác nhận bởi Bộ trưởng Quốc phòng. Sau khi hoàn tất quá trình xác minh mã khởi động, sĩ quan nhận lệnh sẽ tái xác minh tính chính xác của mệnh lệnh.
Chiếc thẻ nhựa và vali hạt nhân đặt ra rất nhiều áp lực cho tổng thống khi phải quyết định sử dụng nó. Thông tin về việc an ninh quốc gia Mỹ bị đe dọa, hay bị tấn công hạt nhân được báo cáo từ các sĩ quan cấp dưới. Vì vậy, việc xác thực thông tin là cực kỳ quan trọng trước khi đưa ra quyết định đáp trả.
Trung tướng về hưu Mark Hertling, cựu tư lệnh quân đội Mỹ ở châu Âu, cho biết tổng thống phải có tâm trí rõ ràng trong mọi tình huống, phải tiếp cận một cách bình tĩnh với các yếu tố trái ngược nhau của thông tin và phải sẵn sàng lắng nghe các chuyên gia, cố vấn hàng đầu để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. "Một khi tên lửa rời bệ phóng, rất khó để kéo nó quay trở lại", ông nói với CNN.
Tổng thống Mỹ nắm quyền tối thượng trong việc ra lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân. Cách xử lý khủng hoảng của tổng thống có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc gia Mỹ trước các mối đe dọa.

Hình ảnh người dân Washington đi bầu cử Tổng thống Mỹ sớm

Bầu cử Tổng thống Mỹ sớm tại thủ đô Washington sẽ diễn ra từ ngày 22/10 tới ngày 4/11 và hiện đã có hơn 400.000 cử tri đăng ký bầu cử.

Ngày 22/10, người dân Washington đã xếp hàng đi bỏ phiếu cho Tổng thống tương lai của nước Mỹ.
Ngày 22/10, người dân Washington đã xếp hàng đi bỏ phiếu cho Tổng thống tương lai của nước Mỹ. 

Bên trong một điểm bỏ phiếu.
 Bên trong một điểm bỏ phiếu.

Hiện nay đã có trên 400.000 cử tri đã đăng ký bầu cử Tổng thống Mỹ ở thủ đô Washington.
 Hiện nay đã có trên 400.000 cử tri đã đăng ký bầu cử Tổng thống Mỹ ở thủ đô Washington.

Bên ngoài một điểm bỏ phiếu đặt những tấm áp phích nhiều màu sắc.
 Bên ngoài một điểm bỏ phiếu đặt những tấm áp phích nhiều màu sắc.

Ngày 22/10 chỉ có 1 điểm bầu cử duy nhất mở cửa.
Ngày 22/10 chỉ có 1 điểm bầu cử duy nhất mở cửa. 

Điểm bỏ phiếu duy nhất này mở cửa từ 8h sáng đến 19h tối.
Điểm bỏ phiếu duy nhất này mở cửa từ 8h sáng đến 19h tối. 

8 điểm bỏ phiếu khác ở Washington sẽ mở cửa phục vụ người dân vào ngày 28/10.
8 điểm bỏ phiếu khác ở Washington sẽ mở cửa phục vụ người dân vào ngày 28/10. 

Những ban nhạc lưu động cũng biểu diễn bên ngoài điểm bỏ phiếu tạo nên không khí sôi động, vui vẻ.
 Những ban nhạc lưu động cũng biểu diễn bên ngoài điểm bỏ phiếu tạo nên không khí sôi động, vui vẻ.

Người dân Mỹ có nhiều cân nhắc cho vị Tổng thống tương lai của họ.
Người dân Mỹ có nhiều cân nhắc cho vị Tổng thống tương lai của họ. 

Bà Hillary Clinton, ứng viên Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ, hay ông Donald Trump, ứng viên Đảng Cộng hòa, sẽ thắng cử là nhờ vào số lượng những lá phiếu ủng hộ của người dân Mỹ.
 Bà Hillary Clinton, ứng viên Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ, hay ông Donald Trump, ứng viên Đảng Cộng hòa, sẽ thắng cử là nhờ vào số lượng những lá phiếu ủng hộ của người dân Mỹ.

Các số liệu thống kê cho thấy việc bầu cử sớm tại các bang chiến trường mang lại nhiều dấu hiệu tốt cho bà Hillary Clinton.
Các số liệu thống kê cho thấy việc bầu cử sớm tại các bang chiến trường mang lại nhiều dấu hiệu tốt cho bà Hillary Clinton. 

Toàn cảnh chiến sự ác liệt ở Mosul một tuần qua

(Kiến Thức) - Những cuộc giao tranh ác liệt giữa các lực lượng Iraq và phiến quân IS diễn ra trên nhiều mặt trận ở thành phố Mosul, Iraq, trong tuần qua.

Một cảnh sát đặc nhiệm Iraq nằm nghỉ ngay trên chiến tuyến sau những giờ phút giao chiến với nhóm khủng bố IS ở vùng ngoại ô Karamah, phía nam thành phố Mosul, Iraq, ngày 11/11.
Một cảnh sát đặc nhiệm Iraq nằm nghỉ ngay trên chiến tuyến sau những giờ phút giao chiến với nhóm khủng bố IS ở vùng ngoại ô Karamah, phía nam thành phố Mosul, Iraq, ngày 11/11. 


Cảnh sát đặc nhiệm Iraq ngồi nghỉ sau những giờ phút giao tranh ác liệt ở Mosul ngày 11/11.
Cảnh sát đặc nhiệm Iraq ngồi nghỉ sau những giờ phút giao tranh ác liệt ở Mosul ngày 11/11. 

Một bức tượng bị phiến quân IS phá hủy ở thị trấn Bashiqa, phía đông thành phố Mosul, hôm 10/11.
Một bức tượng bị phiến quân IS phá hủy ở thị trấn Bashiqa, phía đông thành phố Mosul, hôm 10/11. 

Chiến binh Peshmerga người Kurd chơi đá bóng trong thị trấn Bashiqa sau khi giành lại quyền kiểm soát khu vực này từ tay nhóm IS hôm 10/11.
Chiến binh Peshmerga người Kurd chơi đá bóng trong thị trấn Bashiqa sau khi giành lại quyền kiểm soát khu vực này từ tay nhóm IS hôm 10/11. 

Một binh sĩ Iraq nã pháo vào căn cứ của tổ chức khủng bố IS ở Karamah hôm 10/11.
Một binh sĩ Iraq nã pháo vào căn cứ của tổ chức khủng bố IS ở Karamah hôm 10/11. 

Chiến binh Yazidi kiểm tra ngôi nhà trong thị trấn Bashiqa sau giải phóng ngày 10/11.
Chiến binh Yazidi kiểm tra ngôi nhà trong thị trấn Bashiqa sau giải phóng ngày 10/11.

Khói bốc lên từ những giếng dầu bị nhóm IS đốt cháy trước khi chúng tháo chạy khỏi Qayyara, phía nam Mosul, hôm 10/11.
 Khói bốc lên từ những giếng dầu bị nhóm IS đốt cháy trước khi chúng tháo chạy khỏi Qayyara, phía nam Mosul, hôm 10/11.

Khói bốc lên ở khu vực xảy ra cuộc giao tranh giữa lực lượng Peshmerga của người Kurd và nhóm IS tại thị trấn Bashiqa ngày 7/11.
Khói bốc lên ở khu vực xảy ra cuộc giao tranh giữa lực lượng Peshmerga của người Kurd và nhóm IS tại thị trấn Bashiqa ngày 7/11. 

Người dân đi lại trên đường phố Hammam al-Ali, phía nam Mosul, ngày 7/11.
Người dân đi lại trên đường phố Hammam al-Ali, phía nam Mosul, ngày 7/11. 

Binh sĩ Mỹ trên xe quân sự ở thị trấn Bashiqa trong chiến dịch giải phóng Mosul khỏi tay phiến quân IS hôm 7/11.
Binh sĩ Mỹ trên xe quân sự ở thị trấn Bashiqa trong chiến dịch giải phóng Mosul khỏi tay phiến quân IS hôm 7/11. 

Một binh sĩ tranh thủ chụp ảnh “tự sướng” trong cuộc giao tranh với tổ chức khủng bố IS ở quận Shahrazad, phía đông Mosul, ngày 6/11. (Nguồn ảnh: Reuters).
 Một binh sĩ tranh thủ chụp ảnh “tự sướng” trong cuộc giao tranh với tổ chức khủng bố IS ở quận Shahrazad, phía đông Mosul, ngày 6/11. (Nguồn ảnh: Reuters).