Quốc hội yêu cầu rà soát toàn bộ các trạm BOT

(Kiến Thức) - Nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch và quyền lợi của doanh nghiệp, người dân, Quốc hội yêu cầu thực hiện rà soát toàn bộ các trạm BOT giao thông đường bộ.

Ngày 10/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phát triển Kinh tế - Xã hội năm 2018. Tại Nghị quyết này nhấn mạnh tới yêu cầu rà soát lại toàn bộ các trạm BOT giao thông đường bộ nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người dân.
Nghị quyết nêu rõ, yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định pháp luật gây mất trật tự an toàn xã hội, quản lý chặt chẽ, phát huy hiệu quả hình thức đầu tư theo mô hình hợp tác công tư nói chung và hình thức BOT, hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao nói riêng. Phải nghiên cứu hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, báo cáo Quốc hội.
Quoc hoi yeu cau ra soat toan bo cac tram BOT
Quốc hội yêu cầu thực hiện rà soát toàn bộ các trạm BOT giao thông đường bộ. Ảnh: Trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài.
Liên quan đến các trạm thu phí BOT, trước đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ tài chính tính toán theo nguyên tắc và chủ trương ưu tiên giảm giá hơn giảm thời gian thu với mục tiêu giảm giá dịch vụ BOT đối với ít nhất 50% trạm BOT đã quyết toán trong năm 2017.
Tình trạng nhiều tài xế phản ứng bằng cách đổi tiền lẻ để mua vé gây náo loạn trạm BOT tránh Biên Hòa (6 lần) thời gian vừa qua vẫn khiến dư luận xôn xao.
Đáng chú ý, mới đây, Công ty cổ phần BOT Vietracimex 8 bất ngờ đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam xem xét, chấp nhận điều chỉnh mức thu tăng từ 3 đến 4 lần so với mức thu hiện tại ở trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài lại khiến người dân bức xúc, bởi đây là trạm thu phí được xem như “đặt nhầm chỗ” gây bức xúc nhưng vẫn đề xuất thu phí tăng lên.
Liên quan đến vấn đề trên, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) yêu cầu Công ty cổ phần BOT Vietracimex 8 làm việc với Tổng cục Đường bộ và các đơn vị liên quan thực hiện quyết toán dự án; Xử lý các tồn tại về mức phí và điều chỉnh hợp đồng dự án BOT quốc lộ 2, đoạn tránh thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; Thực hiện công khai, minh bạch thông tin dự án theo tinh thần chỉ đạo của Bộ.
Bộ Giao thông Vận tải khẳng định, việc tăng mức giá sử dụng dịch vụ đường bộ tại trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài chỉ được xem xét sau khi Công ty Cổ phần BOT Vietracimex 8 hoàn thành các nội dung nêu trên.

Tiền lẻ có xuất hiện ngày đầu mở lại BOT Biên Hòa?

(Kiến Thức) - Sáng nay, BOT Biên Hòa bắt đầu thu phí trở lại sau gần 3 tuần ngưng hoạt động, ghi nhận tình hình bước đầu chưa thấy xuất hiện việc tài xế dùng tiền lẻ. 

Sau gần 3 tuần ngưng thu phí, UBND tỉnh họp chốt các phương án an ninh trật tự, an toàn giao thông ở khu vực trạm thu phí với nhà đầu tư cùng các cơ quan ban ngành, sáng nay ngày 26/10, trạm BOT Biên Hòa bắt đầu thu phí trở lại. Mức phí đã giảm 20% so với thời gian trước.
Để đảm bảo tình hình an ninh trật tự khu vực hàng trăm cảnh sát được huy động, có cả xe cứu thương, xe chữa cháy...

Khi nào chính thức giảm mức thu phí qua BOT Đại Yên?

(Kiến Thức) - Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị các cơ quan đơn vị thực hiện lộ trình giảm giá với các phương tiện đi qua trạm BOT Đại Yên báo cáo bộ GTVT, trước ngày 1/11/2017.

Theo văn bản số 6815/TCĐBVN-TC của Tổng cục Đường bộ VN, thực hiện chỉ đạo của bộ GTVT về việc giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ tại BOT Đại Yên thuộc dự án cải tạo, nâng cấp QL18 đoạn từ TP.Uông Bí đến TP.Hạ Long (Quảng Ninh) theo hình thức BOT, tổng cục Đường bộ VN đề nghị các cơ quan đơn vị có liên quan thực hiện lộ trình giảm giá đối với các phương tiện lưu thông qua trạm BOT Đại Yên.
Cụ thể, các phương tiện mà chủ sở hữu có hộ khẩu thuộc vùng lân cận trạm BOT Đại Yên sẽ được giảm giá 100%.

Bộ GTVT phải giảm giá ít nhất 50% trạm BOT đã quyết toán

(Kiến Thức) - Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ tài chính tính toán giảm giá ít nhất 50% trạm BOT đã quyết toán.

Theo đó, sau khi nghe báo cáo cũng với ý kiến thảo luận của thành viên Ban Chỉ đạo và đại diện các Bộ, ngành liên quan về công tác quản lý giá 9 tháng đầu năm vào ngày 13/10/2017, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đánh giá, công tác chỉ đạo điều hành giá 9 tháng đầu năm 2017 có sự phối hợp điều hành chặt chẽ, chủ động giữa các Bộ, ngành, địa phương dưới sự chỉ đạo quyết liệt và sâu sát của Ban Chỉ đạo điều hành giá, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Ngay tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã giao Bộ Giao thông vận tải phải theo dõi đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá dịch vụ hàng không, tiếp tục làm tốt công tác công khai thông tin, thông tin tuyên truyền, giải thích về cơ chế chính sách giá để người dân hiểu và đồng thuận.