Quốc hội yêu cầu Chính phủ báo cáo lộ trình cải cách tiền lương

Quốc hội yêu cầu Chính phủ tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương, báo cáo Quốc hội lộ trình cải cách chính sách tiền lương tại kỳ họp thứ 6.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Nghị quyết số 101/2023/QH15 kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Theo nghị quyết, Quốc hội yêu cầu Chính phủ phối hợp với các cơ quan hữu quan tiếp tục triển khai đồng bộ, kịp thời, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra; đồng thời, theo dõi sát diễn biến, dự báo tình hình trong nước và thế giới, có giải pháp chính sách nhanh nhạy, phù hợp, giải pháp điều hành sát thực tiễn, cụ thể, khả thi và tổ chức thực hiện quyết liệt, tập trung vào một số vấn đề.
Quoc hoi yeu cau Chinh phu bao cao lo trinh cai cach tien luong
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV 
Cụ thể, bảo đảm ổn định, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng cường năng lực thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế trước tác động tiêu cực từ bên ngoài.
Điều hành chính sách tài khóa có trọng tâm, trọng điểm; nghiên cứu phương án điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với thuế thu nhập cá nhân; linh hoạt trong điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu; đề xuất giải pháp chính sách phù hợp đối với cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu, thuế carbon. Kịp thời giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.
"Tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương, báo cáo Quốc hội lộ trình cải cách chính sách tiền lương tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV", nghị quyết nêu rõ yêu cầu của Quốc hội đối với Chính phủ.
Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, chính sách vĩ mô khác để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định nền tảng vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế hợp lý. Điều hành lãi suất phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường quản lý, giám sát các thị trường chứng khoán, bảo hiểm, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản; khẩn trương xử lý các bất cập trong tư vấn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, môi giới, bán chéo bảo hiểm nhân thọ.
Quốc hội giao Chính phủ thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ, tập trung vào loại hình bảo hiểm liên kết đầu tư; kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng sử dụng vốn; bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.
Quốc hội lưu ý việc tổ chức rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là pháp luật về đấu thầu, đấu giá, quy hoạch, đầu tư công, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, ngân sách Nhà nước, tài chính công, hợp tác công tư, xã hội hóa các dịch vụ công, đầu tư, môi trường, xây dựng, kinh doanh bất động sản, ngân hàng, tài chính, tự chủ tài chính, chứng khoán, trái phiếu, doanh nghiệp, giám định, định giá và các lĩnh vực khác đã được các đoàn kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án kiến nghị, đề xuất hoặc có nhiều vướng mắc được các địa phương, người dân, doanh nghiệp kiến nghị.
"Phát hiện, xác định cụ thể những quy định có mâu thuẫn, chồng chéo, sơ hở, bất cập, những vấn đề vướng mắc trong các luật và văn bản dưới luật có liên quan, báo cáo Quốc hội kết quả rà soát tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV", nghị quyết nhấn mạnh.
Kỳ họp thứ 5 diễn ra từ ngày 22/5/2023 đến ngày 24/6/2023. Quốc hội thông qua 8 luật, 17 nghị quyết; cho ý kiến lần thứ hai về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và cho ý kiến lần đầu về 8 dự án luật.
>>> Mời quý độc giả xem video: "Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu giải trình cuối phiên họp ngày 31/5":

(Nguồn: Truyền hình Quốc hội)

Báo Tri thức và Cuộc sống được chọn là cơ quan truyền thông cho CLB Dữ liệu mở

Tại Hội nghị quốc tế về Dữ liệu mở và Trí tuệ nhân tạo đã ra mắt CLB Dữ liệu mở. Báo Tri thức và Cuộc sống được chọn là cơ quan truyền thông cho CLB.

Sáng 8/6, tại Thành phố Huế, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội nghị quốc tế về “Dữ liệu mở và Trí tuệ nhân tạo - Động lực tăng trưởng kinh tế”

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng; đại diện Ngân hàng Thế giới; lãnh đạo các Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố; đại diện các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp công nghệ số trong và ngoài nước.

Bao Tri thuc va Cuoc song duoc chon la co quan truyen thong cho CLB Du lieu mo
 Toàn cảnh Hội nghị quốc tế về Dữ liệu mở và Trí tuệ nhân tạo.

Tại Hội nghị, các diễn giả đã chia sẻ về tác động của dữ liệu mở tới tăng trưởng kinh tế; xu thế và kinh nghiệm quốc tế trong triển khai, đánh giá, đo lường dữ liệu mở; thảo luận về chính sách, cơ hội và thách thức dữ liệu mở ở các địa phương tại Việt Nam; trao đổi về các hiểu biết trong việc tối đa hóa giá trị của dữ liệu mở nhằm thúc đẩy nghiên cứu, đầu tư phục vụ phát triển và ứng dụng AI tại Việt Nam.

Hội nghị cũng bàn thảo và thông qua các khuyến nghị của các cơ quan quản lý, tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước về các nội dung để cùng nhau hành động nhằm phát triển dữ liệu mở và nâng cao năng lực ứng dụng Trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.

Bao Tri thuc va Cuoc song duoc chon la co quan truyen thong cho CLB Du lieu mo-Hinh-2
Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. 

Thứ nhất, tiếp tục nâng cao nhận thức về giá trị mới của dữ liệu, hoàn thiện môi trường pháp lý để tạo điều kiện kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu, cung cấp dữ liệu mở hiệu quả, góp phần đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

Thứ hai, xây dựng danh mục tài nguyên dữ liệu trong các ngành để thúc đẩy tích hợp, phát triển và sử dụng dữ liệu liên ngành, liên cấp, liên khu vực tạo điều kiện cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khai thác dữ liệu tạo ra giá trị mới.

Thứ ba, thực hiện một cách có hệ thống việc chia sẻ và mở dữ liệu công khai, tích tụ dữ liệu, tích hợp trung tâm dữ liệu, tạo ra các hệ sinh thái dữ liệu mở.

Thứ tư, đẩy mạnh phân loại, quản lý phân cấp dữ liệu, chia sẻ, sử dụng bảo mật dữ liệu, thực hiện đánh giá mức độ trưởng thành về năng lực bảo mật dữ liệu.

Thứ năm, hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh việc thu thập dữ liệu trong toàn bộ quá trình nghiên cứu và phát triển, sản xuất, vận hành và dịch vụ.

Thứ sáu, phát huy đầy đủ vai trò của các doanh nghiệp hàng đầu với tư cách là chủ thể nghiên cứu và phát triển dữ liệu. Các doanh nghiệp lớn chia sẻ cung cấp dữ liệu, thuật toán, sức mạnh tính toán và các tài nguyên khác cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ bảy, cùng chia sẻ, đóng góp và hợp lực để nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.

Thứ tám, thúc đẩy hợp tác quốc tế, phát huy vai trò của các cơ chế hợp tác đa phương và song phương để hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài nước thực hiện hợp tác nghiên cứu và phát triển công nghệ, đưa các sản phẩm công nghệ trí tuệ nhân tạo Việt Nam ra nước ngoài.

Bao Tri thuc va Cuoc song duoc chon la co quan truyen thong cho CLB Du lieu mo-Hinh-3
Phó Cục trưởng phụ trách Cục Chuyển đổi số quốc gia Nguyễn Phú Tiến phát biểu tại Hội nghị.

Tại Hội nghị, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Chuyển đổi số quốc gia Nguyễn Phú Tiến cũng chia sẻ về Kế hoạch hành động năm Dữ liệu số quốc gia, bao gồm một số nội dung trọng tâm thúc đẩy dữ liệu mở; phát triển phiên bản mới Cổng dữ liệu mở quốc gia data.gov.vn; xây dựng Sổ tay hướng dẫn phát triển dữ liệu mở, đồng thời ra mắt Câu lạc bộ (CLB) Dữ liệu mở

CLB Dữ liệu mở hoạt động như một "lab" về dữ liệu mở, thúc đẩy đối tác công - tư, do Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) làm chủ nhiệm CLB. Các thành viên CLB gồm: trưởng phó các đơn vị liên quan đến quản lý, quản trị và phân tích dữ liệu; HueCIT; các thành viên đang công tác tại CBC; đơn vị tham mưu là Cục Chuyển đổi số quốc gia.

Báo Tri thức và Cuộc sống được chọn là cơ quan truyền thông cho CLB Dữ liệu mở. 

Bao Tri thuc va Cuoc song duoc chon la co quan truyen thong cho CLB Du lieu mo-Hinh-4
 Phó Cục trưởng phụ trách Cục Chuyển đổi số quốc gia Nguyễn Phú Tiến trao quà cho đại diện các thành viên CLB Dữ liệu mở.

Trên thế giới, các Chính phủ đã nhận ra rằng dữ liệu công là một nguồn tài nguyên quý giá và cần được khai thác hiệu quả. Mở và chia sẻ dữ liệu cho các bên khai thác sẽ giúp thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế, xã hội cũng như tăng cường sự hợp tác giữa chính phủ với doanh nghiệp và người dân. Hơn 80% các nước trên thế giới có cổng dữ liệu quốc gia để cung cấp dữ liệu mở.

Việc tạo lập, kết nối, chia sẻ, mở dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo tiền đề thúc đẩy chuyển đổi số nhanh tại Việt Nam trên cả 03 trụ cột chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Đây cũng là một trong các nội dung chính được Bộ Thông tin và Truyền thông sử dụng để đánh giá mức độ chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương hàng năm.

Việt Nam cũng đang tích cực triển khai cung cấp dữ liệu mở. Năm 2022, Việt Nam xếp thứ 81 trên 187 quốc gia về cung cấp dữ liệu mở, tăng 10 bậc so với năm 2020.
Năm 2023 được Việt Nam xác định là Năm Dữ liệu số quốc gia để thúc đẩy phát triển dữ liệu, tận dụng hiệu quả sự bùng nổ dữ liệu trên các nền tảng số Việt Nam.

>>> Mời độc giả xem thêm video Ngành nông nghiệp không muốn lỡ chuyến tàu chuyển đổi số: 

(Nguồn: VTV24)

Chi tiết mức giảm giá vé trên 4 tuyến cao tốc từ 1/7

VEC điều chỉnh giá vé qua các trạm thu phí đối với 4 tuyến cao tốc: Nội Bài - Lào Cai, Cầu Giẽ - Ninh Bình, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) điều chỉnh giá vé qua các trạm thu phí đối với 4 tuyến cao tốc: Nội Bài - Lào Cai, Cầu Giẽ - Ninh Bình, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Cụ thể: Cao tốc Nội Bài – Lào Cai có mức giảm cao nhất tương ứng với quãng đường là 22.000 đồng, Cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình mức giảm cao nhất 3.800 đồng. Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi mức giảm cao nhất là 14.000 đồng còn Cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây có mức giảm cao nhất là 7.000 đồng.
Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng này sẽ áp dụng từ 1/7 đến 31/12/2023.
Chi tiet muc giam gia ve tren 4 tuyen cao toc tu 1/7
 Bắt đầu giảm giá vé xe lưu thông trên 4 tuyến cao tốc.
Tất cả các phương tiện sử dụng dịch vụ trên các tuyến đường cao tốc do VEC quản lý và khai thác phải tuân thủ quy định và thanh toán tiền dịch vụ để đảm bảo hoàn vốn đầu tư dự án, trừ những trường hợp được miễn thuế theo quy định của Bộ GTVT.

Việc giảm này được quy định tại Nghị định số 44 ngày 30/6/2023 của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 101/2023 ngày 24/6/2023 của Quốc hội.

Theo đó, từ ngày 1/7, sẽ giảm 2% thuế VAT, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ.

Đối với việc giảm giá vé chung các trạm thu phí BOT trên cả nước, Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, đã có văn bản yêu cầu các nhà đầu tư BOT, đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí chuẩn bị các công việc cần thiết cho triển khai thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ có giảm thuế giá trị gia tăng trong giá vé theo quy định.
Cùng với đó, Cục cũng có văn bản hướng dẫn các nhà đầu tư BOT phương pháp xác định mức giá cụ thể sau khi áp dụng mức thuế VAT 8% đối với giá vé tại các trạm thu phí.
Hiện nay, việc thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tại các trạm thu phí đã áp dụng hình thức điện tử tự động không dừng, Cục đã yêu cầu các nhà đầu tư BOT cập nhật mức giá được giảm thuế vào hệ thống.
>>> Mời độc giả xem thêm video Khắc phục ngay tình trạng ô tô thu phí tự động không qua được trạm BOT:

( Nguồn: Vietnamnet)