Quân đội Mỹ tác chiến chống UAV như thế nào?

(Kiến Thức) - Không chỉ hình thành các đơn vị tác chiến chống máy bay không người lái (UAV) riêng lẻ, Quân đội Mỹ còn xây dựng các lực lượng chống phương tiện chiến tranh công nghệ cao này ở cấp tiểu đoàn.

Sự nguy hiểm của UAV trên chiến trường
Trước khi thiết lập một kế hoạch tác chiến cụ thể, Quân đội Mỹ phải đánh giá tất cả các yếu tố tác động tới hoạt động tác chiến của lực lượng này khi chịu tác động bởi các hình thức tác chiến bằng UAV từ đối phương. Trong đó, các nhân tố ảnh hưởng được xác định gồm: Tình hình thời tiết hiện tại và tương lai liệu có ảnh hưởng đến khả năng tiến hành trinh sát, giám sát và thu thập tình báo; Các yếu tố địa hình nào có thể ảnh hưởng đến việc phóng và thu hồi UAV của đối phương? Phương thức hoạt động của UAV đối phương; Các yếu tố dân sự ở khu vực tác chiến ảnh hưởng tới hoạt động chống UAV; Loại hình UAV của quân địch hoạt động trong khu vực tác chiến của tiểu đoàn; Năng lực tác chiến của UAV đối phương;Số lượng UAV quân địch đang hoạt động trong khu vực tác chiến.
Trước sự phát triển của các hình thức tác chiến phi đối xứng thông qua các loại vũ khí công nghệ cao như UAV, bản thân quân đội Mỹ cũng có sự điều chỉnh và thay đổi trong cách phòng chống và ngặn chặn loại vũ khí này. Nguồn ảnh: Defense Systems.
 Trước sự phát triển của các hình thức tác chiến phi đối xứng thông qua các loại vũ khí công nghệ cao như UAV, bản thân quân đội Mỹ cũng có sự điều chỉnh và thay đổi trong cách phòng chống và ngặn chặn loại vũ khí này. Nguồn ảnh: Defense Systems.
Kế hoạc tác chiến chống UAV toàn diện
Lập kế hoạch tác chiến chống UAV cấp tiểu đoàn bắt đầu với ý đồ của người chỉ huy tiểu đoàn. Ý đồ tác chiến của người chỉ huy tiểu đoàn được cụ thể hoá thông qua mệnh lệnh và ban hành xuống cấp đại đội để nắm và thực hiện. Đơn vị cấp tiểu đoàn Quân đội Mỹ thường dựa vào tin tức tình báo và phân tích để vạch ra kế hoạch chống UAV. Kế hoạch này đòi hỏi sự tập trung trang bị, nguồn lực và kiến thức chuyên ngành để giảm bớt mối đe doạ và thiệt hại bởi UAV đối phương.
Triển khai hoạt động chiến đấu
- Hoạt động trinh sát, cảnh giới trên không: Những người lính được giao đảm nhận nhiệm vụ quan sát trên không cần phải luôn luôn duy trì cảnh giới và giữ tầm nhìn của họ gần với đường chân trời. Đối quan sát viên trên không, khi quan sát bầu trời hình dẻ quạt, có thể sử dụng một số kỹ năng tìm kiếm và quét để phát hiện các UAV của đối phương.
Công việc của các quan sát viên trên không là phát cảnh báo đối với bất kỳ mối đe dọa trên không tiềm ẩn nào, do vậy thông tin cảnh báo sớm là rất quan trọng đối với họ. Khu vực hình dẻ quạt cảnh báo phòng không phải bao gồm tuyến đường mà UAV quân địch có thể tiếp cận. Cần chú ý kiểm tra trên đỉnh các tòa nhà và cây cối gần đó, những vị trí này có thể bị UAV quân địch lợi dụng, nhằm có được sự che chắn và ẩn nấp.
Những báo cáo về UAV của quân địch cần bao gồm các tính toán về phương vị của UAV đối phương từ vị trí của người quan sát trên không. Những thông tin này sẽ gồm các điểm tham chiếu dựa trên địa điểm đã biết. Hoạt động này giúp các đơn vị khác định vị và đánh chặn UAV của đối phương một cách hiệu quả nhất.
Trong các biện pháp phòng chống và đánh chặn UAV phổ biến hiện tại thì việc sử dụng các loại súng điện tử có khả năng vô hiệu hóa đường truyền của UAV với trung tâm điều khiển là giải pháp hiệu quả nhất. Nguồn ảnh: Reuters.
Trong các biện pháp phòng chống và đánh chặn UAV phổ biến hiện tại thì việc sử dụng các loại súng điện tử có khả năng vô hiệu hóa đường truyền của UAV với trung tâm điều khiển là giải pháp hiệu quả nhất. Nguồn ảnh: Reuters.
- Triển khai hoạt động phòng không chủ động đối với UAV đối phương: Các tin tức tình báo và trinh sát liên tục được báo cáo về sở chỉ huy để người chỉ huy kịp thời ra lệnh cho các đơn vị phòng không. Hoạt động tác chiến chống UAV đối với cấp tiểu đoàn Quân đội Mỹ sẽ sử dụng các loại phương tiện vũ khí gồm:
+ Hệ thống vũ khí laser nhỏ gọn (CLWS). Hệ thống này phóng ra chùm lade 10Kw, có thể lập tức tiêu diệt UAV nằm ngoài 35km. CLWS chia thành 4 phần, có thể do hai người vận chuyển, trong 15 phút có thể hoàn tất việc triển khai lắp ráp dã ngoại.
+ Hệ thống chống UAV sử dụng các hệ thống vũ khí phòng không bắn đạn pháo điều khiển theo mệnh lệnh để tấn công UAV. Hệ thống này lợi dụng radar bắt bám chính xác, thu phát tần số vô tuyến, máy tính điều khiển hỏa lực để thực hiện ngắm chuẩn và kiểm soát đường đạn.
+ Hệ thống gây nhiễu điện tử: Do hầu hết UAV sử dụng phương thức dẫn đường kết hợp cả dẫn đường bằng vệ tinh GPS/hệ thống dẫn đường quán tính và rađa sóng siêu âm. Nên hệ thống này phóng về phía UAV mục tiêu một tần số vô tuyến định hướng có công suất nhất định, tín hiệu GPS của UAV sau khi bị gây nhiễu không thể thu được chính xác dữ liệu tọa độ mục tiêu, do đó mất kiểm soát ở một mức độ nhất định, dẫn đến hoạt động tác chiến thất bại.

Mời đọc giả xem video: Cận cảnh súng chống UAV REX-1 do tập đoàn Kalashnikov của Nga phát triển. (nguồn RT)

Đến UAV Avenger cũng bị nhái, Mỹ bó tay với Trung Quốc

(Kiến Thức) - Dù vẫn chưa đưa vào hoạt động chính thức, nhưng mẫu UAV Avenger của Mỹ đã bị Trung Quốc sao chép và trưng bày tại Chu Hải Airshow.

Den UAV Avenger cung bi nhai, My bo tay voi Trung Quoc
Trong khuôn khổ triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải, Tổng công ty Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) đã giới thiệu mẫu máy bay không người lái (UAV) có tên Cloud Shadow. Ấn tượng đầu tiên về mẫu UAV này là thiết kế khí động học rất giống UAV Avenger của Mỹ. Ảnh: News.qq
Den UAV Avenger cung bi nhai, My bo tay voi Trung Quoc-Hinh-2
Trong ảnh là mẫu UAV Avenger cực kỳ hiện đại của Mỹ do General Atomic phát triển cho nhiệm vụ do thám và tấn công. Hiện mới chỉ 3 chiếc được chế tạo phục vụ thử nghiệm Và trong khi còn chưa được biên chế hay xuất khẩu, Avenger đã có "một người anh em" từ Trung Quốc. Có lẽ chính các thiết kế Avenger phải "ngã mũ bái phục" nhà sản xuất vũ khí Trung Quốc về khả năng sao chép hình dạng. Nguồn ảnh: GAAS 

Vì sao chim trời khiến máy bay Su-30SM Nga rơi ở Syria?

(Kiến Thức) - Nghe có vẻ khó tin nhưng chim trời là một trong những kẻ thù đáng sợ nhất đối với máy bay cả trong lĩnh vực dân sự lẫn quân sự, và Su-30SM của Nga cũng không phải là một ngoại lệ.

Theo Bộ Quốc phòng Nga vụ tai nạn nghiêm trọng của máy bay Su-30SM tại Địa Trung Hải hôm 3/5 vừa qua xuất phát từ việc do chim lọt vào động cơ của máy bay, trong lúc chiếc Su-30SM đang trong quá trình tăng độ cao dẫn tới việc phi công mất khả năng kiểm soát máy bay. Nguồn ảnh: Sputnik.
Theo Bộ Quốc phòng Nga vụ tai nạn nghiêm trọng của máy bay Su-30SM tại Địa Trung Hải hôm 3/5 vừa qua xuất phát từ việc do chim lọt vào động cơ của máy bay, trong lúc chiếc Su-30SM đang trong quá trình tăng độ cao dẫn tới việc phi công mất khả năng kiểm soát máy bay. Nguồn ảnh: Sputnik.

Và dựa trên những hình ảnh hiện trường có được, chiếc Su-30SM đã lao nhanh xuống biển bất kể nỗ lực cứu máy bay của hai phi công Nga, chỉ vài phút sau khi nó cất cánh từ căn cứ không quân Khmeimim. Nguồn ảnh: Airlines.net
 Và dựa trên những hình ảnh hiện trường có được, chiếc Su-30SM đã lao nhanh xuống biển bất kể nỗ lực cứu máy bay của hai phi công Nga, chỉ vài phút sau khi nó cất cánh từ căn cứ không quân Khmeimim. Nguồn ảnh: Airlines.net

Và từ vụ tai nạn thương tâm của hai phi công Su-30SM đã một lần nữa cảnh báo về nguy cơ mất an toàn hàng không trong quân sự lẫn dân sự do loài động vật "thiên địch" này. Trên thực tế, kể từ khi máy bay ra đời người ta đã nhận ra rằng kẻ thù lớn nhất của các phi công chính là lũ... chim. Nguồn ảnh: Airlines.net.
 Và từ vụ tai nạn thương tâm của hai phi công Su-30SM đã một lần nữa cảnh báo về nguy cơ mất an toàn hàng không trong quân sự lẫn dân sự do loài động vật "thiên địch" này. Trên thực tế, kể từ khi máy bay ra đời người ta đã nhận ra rằng kẻ thù lớn nhất của các phi công chính là lũ... chim. Nguồn ảnh: Airlines.net.

Ở thời đại của những chiếc máy bay phản lực như hiện nay, khi mà tốc độ của chúng có thể vượt qua cả tốc độ âm thanh thì sức công phá của các loại chim từ to đến nhỏ luôn cực kỳ nguy hiểm. Nguồn ảnh: Phuketnews.
Ở thời đại của những chiếc máy bay phản lực như hiện nay, khi mà tốc độ của chúng có thể vượt qua cả tốc độ âm thanh thì sức công phá của các loại chim từ to đến nhỏ luôn cực kỳ nguy hiểm. Nguồn ảnh: Phuketnews.