Quân đội Mỹ muốn có siêu pháo bắn xa tới 1.600 km

Mỹ đang phát triển loại siêu pháo có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách tới hơn 1.600 km để đối phó với chiến lược chống tiếp cận của Nga và Trung Quốc.
 

Một lãnh đạo cấp cao của quân đội Mỹ cho biết mục tiêu của dự án là chế tạo khẩu pháo có thể thổi một lỗ trên tàu chiến Trung Quốc ở Biển Đông trong trường hợp xung đột xảy ra, Business Insider cho biết.
“Bạn có thể tưởng tượng kịch bản mà hải quân nhận thấy là không thể đi vào Biển Đông vì tàu chiến Trung Quốc, hoặc những lý do khác. Chúng ta có thể từ một điểm cố định trên đảo tấn công mục tiêu kẻ thù từ rất xa, phá vỡ sự bế tắc, mở cửa cho tàu chiến và tài sản hàng hải khác”, Mark Esper, Bộ trưởng Lục quân Mỹ, nói.
Quân đội Mỹ vừa thành lập Bộ tư lệnh Quân đội tương lai, nhằm tiến hành chương trình hiện đại hóa quân đội với quy mô chưa từng có trong nhiều thập niên qua. Quân đội Mỹ đang tập trung đối phó với sự trỗi dậy của Nga và Trung Quốc, hai quốc gia đang tạo ra mối đe dọa hàng đầu đối với sức mạnh quốc phòng Mỹ.
Quan doi My muon co sieu phao ban xa toi 1.600 km
Lựu pháo kéo xe M777 155 mm của Mỹ khai hỏa trong một chiến dịch quân sự. Ảnh: U.S Army. 
Một trong những ưu tiên của Bộ Tư lệnh Quân đội tương lai là tập trung vào hỏa lực chính xác tầm xa, đặc biệt là loại pháo có thể bắn xa chưa từng có. “Mục tiêu của chúng tôi là vượt qua là làm phá sản chiến lược “chống tiếp cận/từ chối khu vực” (2A/2D) của kẻ thù. Điều này sẽ cho phép chúng tôi duy trì sự tự do cơ động”, đại tá John Rafferty, người đứng đầu chương trình Đạn chính xác tầm xa (LRPF) nói với các phóng viên trong một buổi họp báo vào tháng 10/2018.
Người Trung Quốc và Nga đã có những tiến bộ đáng kể trong việc phát triển năng lực quân sự độc lập. Do đó quân đội Mỹ đang cố gắng để vượt lên trên những khả năng đó. Một trong chương trình điển hình cho tham vọng này là dự án Pháo binh tầm xa (ERCA).
Dự án ERCA đang thử nghiệm các giải pháp công nghệ để mở rộng tầm bắn của pháo binh thông thường lên 130 km và xa hơn. Dự án này được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề cho loại siêu pháo có thể bắn xa tới hơn 1.600 km. Quân đội Mỹ vẫn đang giữ bí mật về cách thức hoạt động của loại siêu pháo này.
Một số chuyên gia quân sự nhận định, cơ chế hoạt động của nó tương tự đạng pháo tăng tầm bằng động cơ tên lửa mà quân đội Mỹ đang sử dụng. Tuy vậy, một số chuyên gia khác hoài nghi tính khả thi của dự án. Loại pháo như vậy sẽ rất lớn, tốn kém và mất nhiều năm để phát triển.
Trong cuộc tập trận RIMPAC 2018, Hải quân Mỹ đã bí mật bắn thử loại đạn pháo siêu tốc mới từ pháo 127mm trên tàu chiến. Loại đạn này trước đây được chế tạo cho pháo điện từ. Tầm bắn của đạn pháo siêu tốc mới chưa được tiết lộ nhưng cho thấy bước tiến mới của Mỹ trong việc mở rộng tầm bắn cho pháo binh truyền thống.

"Sư đoàn" đặc biệt trong trận giải vây Leningrad

Vào ngày 27/1/1944, Hồng quân Liên Xô chấm dứt cuộc bao vây kéo dài gần 900 ngày của phát xít Đức ở thành phố Leningrad, cũng là cuộc bao vây kéo dài nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai.

Ngày 6-2-1943, một đoàn tàu hỏa của Liên Xô tiến vào thành phố Leningrad (St.Petersburg ngày nay). Đó là đoàn tàu đầu tiên tiếp cận thành phố sau 500 ngày bị phát xít Đức vây hãm. Trên các toa tàu, người ta chất đầy nhu yếu phẩm cung cấp cho cư dân, binh sĩ đang gồng mình chống lại nạn đói và quân xâm lược quyết tâm xóa sổ thành phố khỏi bản đồ thế giới. Nhưng quan trọng hơn, đoàn tàu còn chở một đạo quân tiếp viện nhằm chống lại một kẻ thù đặc biệt nguy hiểm khác.

Báo Mỹ tự tin: M777 là khẩu “súng bắn tỉa” của pháo binh

(Kiến Thức) - Khẩu lựu pháo M777 155mm của Mỹ có khả năng bắn chính xác đến nỗi quân đội và báo chí Mỹ thậm chí còn coi đây là những khẩu "súng bắn tỉa" trong lực lượng pháo binh.

Bao My tu tin: M777 la khau “sung ban tia” cua phao binh
Ra đời để thay thế khẩu pháo lựu cực kỳ danh tiếng đó là khẩu M198, khẩu lựu pháo M777 bắt đầu được phục vụ trong lực lượng Thuỷ quân Lục chiến và Lục quân Mỹ từ năm 2005 tới nay. Nguồn ảnh: WTM.