Quân đội Campuchia từ chối mua vũ khí từ Indonesia

(Kiến Thức) - Phát ngôn viên chính phủ Campuchia đã dội “gáo nước lạnh” vào đề nghị bán vũ khí của Indonesia với lí do thiếu tiền và ưa dùng các biện pháp hòa bình.

Theo tờ Phnompenhpost, đề xuất bán vũ khí cho Campuchia đã được Tổng thống Indonesia Joko Widodo thảo luận với Thủ tướng Campuchia Hun Sen vào ngày 21/4 tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Jakarta.
Ông Widodo gợi ý rằng, Campuchia có thể mua các vũ khí và quân phục giống như chương trình đào tạo trước đó mà phía Indonesia giúp đỡ cho các binh sĩ Campuchia. Thông tin này cũng đã được phía Đại sứ Quán Indonesia xác nhận.
Quan doi Campuchia tu choi mua vu khi tu Indonesia
Một binh sĩ Campuchia đang quan sát các thiết bị vũ khí Trung Quốc tại buổi triển lãm ở Phnom Penh năm 2010.
Tuy nhiên, theo người phát ngôn chính phủ Campuchia Phay Siphan cho biết, mặc dù vẫn biết mối quan hệ gắn kết bạn bè giữa hai quốc gia, nhưng Campuchia không thể mua các vũ khí vì lí do không có tiền để làm như vậy.
“Số tiền ngân sách sử dụng cho phát triển quân đội theo hướng hội nhập và Campuchia không cần các vũ khí hủy diệt hàng loạt. Chúng tôi sử dụng các kênh ngoại giao và các biện pháp hòa bình để giải quyết các cuộc xung đột truyền thống”, người phát ngôn này cho biết.
Các nhà phân tích phỏng đoán có thể lí do thiếu tiền có khả năng chỉ là cách “từ chối khéo” của Campuchia. Theo một thống kê của Bộ Quốc phòng Australia, ngân sách chi cho quốc phòng của Campuchia đã tăng từ 100 triệu USD vào năm 2008 lên tới 277 triệu USD vào năm 2014.
Campuchia cũng được cho là đang phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc đối với việc trợ giúp mua các vũ khí. Chẳng hạn như trong năm 2013, nước này đã đặt mua 12 trực thăng Z-9 với điều kiện được Trung Quốc cho vay một khoản tiền lớn.
Theo Jon Grevatt, phóng viên phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Tạp chí quốc phòng Jane’s, cho biết Campuchia sẽ cố gắng để có được các vũ khí nếu như Indonesia cung cấp chúng đi kèm với khoản viện trợ quân sự.

“Sát thủ diệt hạm” Bal lần đầu bắn thử ở vùng Viễn Đông

(Kiến Thức) - Lữ đoàn bảo vệ bờ biển thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Nga vừa bắn thử hệ thống tên lửa chống hạm Bal trong cuộc tập trận ở vùng biển Viễn Đông. 

Đợt bắn đạn thật của hệ thống tên lửa chống hạm Bal vừa diễn ra hôm 28/4 tại Primonye, Viễn Đông, Nga. Đây là lần đầu tiên Bal được thực hiện nhiệm vụ trong lần tập trận bắn đạn thật kể từ sau khi hệ thống này được biên chế vào lữ đoàn bảo vệ bờ biển thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Nga vào cuối năm ngoái.
Đợt bắn đạn thật của hệ thống tên lửa chống hạm Bal vừa diễn ra hôm 28/4 tại Primonye, Viễn Đông, Nga. Đây là lần đầu tiên Bal được thực hiện nhiệm vụ trong lần tập trận bắn đạn thật kể từ sau khi hệ thống này được biên chế vào lữ đoàn bảo vệ bờ biển thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Nga vào cuối năm ngoái.
Tên lửa được phóng ra từ Bal đã bắn trúng mục tiêu trên biển và đạt yêu cầu tiêu chuẩn. Đây vốn là một hệ thống tên lửa cơ động được tích hợp các tên lửa chống tàu Kh-35E và dựa trên khung gầm xe MAZ 7930.
 Tên lửa được phóng ra từ Bal đã bắn trúng mục tiêu trên biển và đạt yêu cầu tiêu chuẩn. Đây vốn là một hệ thống tên lửa cơ động được tích hợp các tên lửa chống tàu Kh-35E và dựa trên khung gầm xe MAZ 7930.

Điểm danh vũ khí “khủng” Iran tham gia duyệt binh (4)

(Kiến Thức) - Đến những giờ cuối kỷ niệm Ngày Thành lập Quân đội, Iran vẫn tiếp tục tung một loạt vũ khí "khủng" xuất hiện trên không. 

Diem danh vu khi “khung” Iran tham gia duyet binh (4)
Không chỉ có kho vũ khí mặt đất, Quân đội Iran còn trình diễn kho vũ khí trên không trong Ngày Quân đội. Ảnh: Máy bay chiến đấu McDonnell Douglas F-4E Dowran. Lưu ý đây là một phiên bản do Iran cải tiến từ F-4E Phantom II được Mỹ chế tạo. 
Diem danh vu khi “khung” Iran tham gia duyet binh (4)-Hinh-2
 Điều ít biết, loại máy bay này được đặt tên theo tên của Đại tướng Abbas Dowran, một phi công lái F-4E Phantom II và đã hy sinh trong cuộc chiến Iran-Iraq.