Phê chuẩn thành viên Hội đồng Bầu cử và Hội đồng Quốc phòng - An ninh

(Kiến Thức) - Quốc hội vừa phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng Quốc phòng – An ninh và Hội đồng Bầu cử Quốc gia.

Chiều nay (11/4), với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng Quốc phòng – An ninh và thành viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia do Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân trình vào sáng cùng ngày.
Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch vừa được Quốc hội phê chuẩn chức vụ Ủy viên Hội đồng Quốc phòng - An ninh Quốc gia.
Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch vừa được Quốc hội phê chuẩn chức vụ Ủy viên Hội đồng Quốc phòng - An ninh Quốc gia. 
Theo đó, thành viên Hội đồng Quốc phòng – An ninh quốc gia gồm các ông bà:
1. Ông Nguyễn Xuân Phúc – Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch (98,18% đại biểu tán thành)
2. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch Quốc hội, Uỷ viên (98,18% đại biểu tán thành)
3. Ông Ngô Xuân Lịch – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Uỷ viên (97,98% đại biểu tán thành)
4. Ông Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an, Uỷ viên (98,18% đại biểu tán thành)
Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia gồm các ông/bà:
1. Ông Trương Hoà Bình – Phó Thủ tướng Chính phủ (97,37% đại biểu tán thành)
2. Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh – Phó Chủ tịch nước (96,76% đại biểu tán thành)
Ủy viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia gồm các ông/bà:
1. Ông Đỗ bá Tỵ - Phó Chủ tịch Quốc hội (97,98% đại biểu tán thành)
2. Ông Phùng Quốc Hiển – Phó Chủ tịch Quốc hội (97,37% đại biểu tán thành)
3. Ông Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Tổ chức Trung ương (96,76% đại biểu tán thành)
4. Ông Trần Quốc Vượng – Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (97,77% đại biểu tán thành)
5. Ông Ngô Xuân Lịch – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (97,98% đại biểu tán thành)
6. Ông Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an (97,57% đại biểu tán thành)
7. Ông Trần Văn Tuý – Trưởng Ban Công tác đại biểu
8. Ông Lê Vĩnh Tân – Bộ trưởng Nội vụ (97,17% đại biểu tán thành)
9. Ông Trương Minh Tuấn – Bộ trưởng Thông tin Truyền thông (97,77% đại biểu tán thành)
10. Bà Nguyễn Thị Thu Hà – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (93,95% đại biểu tán thành)
11. Ông Lại Xuân Môn – Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (94,74% đại biểu tán thành)
12. Ông Bùi Văn Cường - Bí thư Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương (90,49% đại biểu tán thành)
13. Ông Lê Quốc Phong - Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (95,14% đại biểu tán thành)
Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia về danh sách một số Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia; Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách một số Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng Quốc phòng - An ninh.
Mời độc giả xem clip: 

Chi tiết quá trình công tác của ông Nguyễn Tấn Dũng

(Kiến Thức) - Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sinh ngày 17/11/1949, tên thường gọi là Ba Dũng.

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sinh ngày 17/11/1949, tên thường gọi là Ba Dũng. Ông Nguyễn Tấn Dũng quê ở thành phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau.
Thành phần gia đình: Cán bộ kháng chiến.
Dân tộc: Kinh.
Tôn giáo: không.
Trình độ học vấn: Cử nhân Luật. Lý luận chính trị Cao cấp.
Ông Nguyễn Tấn Dũng tham gia cách mạng ngày 17/11/1961. ông vào ĐCSVN ngày 10/6/1967.
Chức vụ: Thủ tướng Chính phủ - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ.
Tình trạng sức khoẻ: Bình thường. Ông Dũng có 4 lần bị thương, Thương binh loại 2/4.
Khen thưởng: Huân chương Kháng chiến hạng I. 02 Huân chương Chiến công hạng III. 06 danh hiệu Dũng sỹ. Huân chương Chiến sỹ giải phóng và Chiến sĩ vẻ vang hạng I, II, III. Huân chương Hữu nghị hạng Đặc biệt của Nhà nước - Hoàng gia Cam-pu-chia. Huân chương Vàng quốc gia và Huân chương ISALA của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Kỷ luật: Không.
Ông là Đại biểu Quốc hội khóa: X, XI, XII, XIII; Ủy viên Trung ương Đảng khóa: VI, VII, VIII, IX, X, XI; Ủy viên Bộ Chính trị khóa: VIII, IX, X, XI.
Chi tiet qua trinh cong tac cua ong Nguyen Tan Dung
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. 
Về quá trình công tác của ông Nguyễn Tấn Dũng được tóm tắt như sau:
Từ tháng 11/1961 đến tháng 12/1976, ông Nguyễn Tấn Dũng tham gia công tác chiến đấu trong Quân đội, làm liên lạc, văn thư, cứu thương, Y tá; học Bổ túc văn hóa cấp III và Khóa đào tạo Quân Y sỹ và Bổ túc chương trình Phẫu thuật ngoại khoa của Bác sỹ Quân y - Đảm nhiệm các nhiệm vụ: Đội trưởng Đội phẫu thuật, Đại đội trưởng và Chính trị viên trưởng Đại đội Quân y (Bí thư chi bộ Đảng). Được đề bạt các cấp bậc: Tiểu đội bậc trưởng; Trung đội bậc trưởng; Đại đội bậc phó; Đại đội bậc trưởng. Thuộc Tỉnh đội - Tỉnh Rạch Giá.
Từ tháng 1/1977 đến tháng 9/1981: Học khóa Sỹ quan chỉ huy cấp Tiểu đoàn - Trung đoàn và đảm nhiệm các nhiệm vụ: Thượng úy - Chính trị viên trưởng Tiểu đoàn Bộ binh 207 (Bí thư Đảng ủy Tiểu đoàn); Đại úy - Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn Bộ binh 152 (Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Trung đoàn) chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp Cam-pu-chia xóa bỏ chế độ diệt chủng; Thiếu tá - Trưởng Ban cán bộ (Phó Bí thư Đảng ủy Phòng Chính trị). Thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang.
Từ tháng 10/1981 đến tháng 12/1994: Học Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (Hà Nội) và đảm nhiệm các nhiệm vụ : Tỉnh ủy viên - Phó Trưởng ban Ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang - Bí thư Huyện ủy Hà Tiên; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang; Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang - Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh và Đảng ủy viên Đảng ủy Quân khu 9. Năm 1991 - 1994 học Khóa Cử nhân Luật tại chức.
Từ tháng 1/1995 đến tháng 5/1996: Thứ trưởng Bộ Công an, Đảng ủy viên - Đảng ủy Công an Trung ương.
Từ tháng 6/1996 đến tháng 8/1997: Uỷ viên Bộ Chính trị và Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đảng và phụ trách công tác Tài chính của Đảng.
Từ tháng 9/1997 đến tháng 6/2006: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ. Được Thủ tướng Chính phủ phân công chỉ đạo khối Kinh tế tổng hợp, khối Kinh tế ngành và trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ: Chủ tịch Hội đồng Tài chính tiền tệ Quốc gia;
Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên; Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ; Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Đổi mới Doanh nghiệp nhà nước; Trưởng Ban chỉ đạo Tiền lương Nhà nước; Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về Đầu tư xây dựng Nhà máy Thủy điện Sơn La, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau, Dự án Liên hợp hóa dầu Nghi Sơn, Xây dựng Trung tâm Hội nghị quốc gia, Xây dựng nhà Quốc hội, Dự án Phóng vệ tinh VINASAT;
Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tội phạm; Chủ tịch Hội đồng đặc xá Trung ương; Chủ tịch phân Ban hợp tác Việt - Lào; Chủ tịch Ủy ban tìm kiếm cứu nạn Quốc gia; Trưởng Ban chỉ đạo Qui hoạch phát triển vùng Thủ đô Hà Nội và các Vùng kinh tế trọng điểm. Và Trưởng Ban chỉ đạo một số công tác khác.
Năm 1998 - 1999: kiêm nhiệm nhiệm vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Bí thư Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước.
Từ tháng 7/2006 đến tháng 1/2013: Thủ tướng Chính phủ - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ. Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của pháp luật và đảm nhiệm các nhiệm vụ: Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng; tháng 8/2011: phụ trách Đảng ủy công an Trung ương.
Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; tham gia Thường vụ Quân ủy Trung ương và Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quốc gia về Giáo dục; Chủ tịch Ủy ban quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu;
Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ; Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về phát triển Công nghiệp quốc phòng; Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin quốc gia; Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông - Hải đảo; Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh; Trưởng Tiểu ban xây dựng Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011 - 2020) trình Đại hội XI của Đảng.
Tháng 1/2016 tại Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam ông vẫn nhận được đề cử vào BCH Trung ương, mặc dù trước đó ông xin không tái cử. Sau đó Đại hội đã biểu quyết cho phép ông rút khỏi danh sách bầu cử.

Ngày 6/4/2016 ông Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức rời ghế Thủ tướng sau 9 năm 10 tháng đảm nhiệm vai trò là Thủ tướng Chính phủ.

>>> Xem thêm video: Phát biểu từ biệt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi miễn nhiệm - VTV

Toàn cảnh lễ nhậm chức của tân Chủ tịch nước Trần Đại Quang

(Kiến Thức) - Sáng 2/4, tân Chủ tịch nước Trần Đại Quang tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, với Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Ông cam kết đem hết sức mình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Xem video Chủ tịch nước Trần Đại Quang tuyên thệ trước Quốc hội:
Sáng 2/4, Đại tướng Trần Đại Quang đã chính thức được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với tỷ lệ 91,50% Đại biểu có mặt đồng ý.