Ngoài cầu Long Kiển, TPHCM còn 30 cầu yếu khác

(Kiến Thức) - Sau sự cố sập cầu Long Kiển khiến nhiều phương tiện rơi xuống sông trong đêm, Sở GTVT TPHCM vừa công bố thông tin “gây sốc”, theo đó ở thành phố này còn có khoảng 30 cây cầu yếu cần phải sửa chữa hoặc xây dựng lại.

Thông tin này được Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM công bố trong cuộc họp báo ngay chiều qua sau sự cố sập cầu Long Kiển trên đường Lê Văn Lương thuộc xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè. Theo đó, trên địa bàn thành phố có khoảng 30 cầu yếu sẽ được xây dựng lại từ nay đến 2020.
Cũng theo đại diện của Sở GTVT, kế hoạch chung từ nay đến năm 2020, các công trình cầu yếu này phải được xây dựng, sửa chữa.
Một nhịp cầu Long Kiển bị sập. Ảnh: Vũ Sơn
 Một nhịp cầu Long Kiển bị sập. Ảnh: Vũ Sơn
Hiện nay, TPHCM đang có kế hoạch triển khai xây dựng 4 cầu ở đường Lê Văn Lương, cầu Bà Hom, Tân Kỳ, Tân Quý (Q. Bình Tân),… và đang sữa chữa cầu Tăng Long (Q.9), một số cầu ở Củ Chi, Bình Chánh. Đây là nhóm nằm trong danh sách các cây cầu yếu.
Ngoài ra, các cầu Kiệu, Bông, Lê Văn Sĩ, Hậu Giang… cũng nằm trong danh mục cầu yếu và hiện nay đang từng bước được xây dựng, sửa chữa.
Cũng tại cuộc họp này, ông Bùi Hữu Cường – GĐ Sở GTVT TP. HCM cho biết: "Sự cố sập cầu Long Kiển tối qua là do xe tải đi qua cầu yếu, vượt quá giới hạn tải trọng cho phép".
Theo ông Cường, bước đầu xác định nguyên nhân sập cầu Long Kiển là do tài xế điều khiển ôtô mang biển số tỉnh Đồng Nai chở đá xây dựng có tổng trọng lượng cả xe và vật liệu khoảng 15 tấn. Trong khi tải trọng cầu Long Kiển chỉ cho phép 3,5 tấn. 
Hiện tại, Sở GTVT TP. HCM đang phối hợp với các đơn vị liên quan, khẩn trương khắc phục, sửa chữa lại cầu Long Kiển. Dự kiến sẽ hoàn tất trước Tết Nguyên đán để đảm bảo việc đi lại của người dân được thuận lợi.

Chính quyền lên tiếng vụ sà lan đâm cầu Long Kiển

(Kiến Thức) - Sự cố sà lan đâm cầu Long Kiển khiến giao thông tê liệt, gây khó khăn cho hàng nghìn người dân 2 xã Phước Kiến và Nhơn Đức.

Đến cuối ngày 18/9, cầu Long Kiển (nối 2 xã Nhơn Đức và Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP HCM về các quận nội thành trung tâm Sài Gòn) vẫn đang được các ngành chức năng phong tỏa ở 2 đầu cầu vì sự cố sà lan chở cát trọng tải 359 tấn mang số hiệu VL-0522 do tài công Mai Văn Hận (36 tuổi, quê Trà Vinh) điều khiển đâm vào gầm cầu sắt Long Kiển vào sáng sớm cùng ngày. Sự cố sà lan đâm cầu Long Kiển khiến giao thông tê liệt,gây khó khăn cho hàng nghìn người dân 2 xã Phước Kiến và Nhơn Đức
Chinh quyen len tieng vu sa lan dam cau Long Kien
Hai đầu cầu Long Kiển đang bị phong tỏa vì sự cố sà lan đâm gầm cầu. 
Việc cây cầu bất ngờ bị phong tỏa, cấm tất cả phương tiện lưu thông qua lại khiến hàng trăm người dân vô cùng khốn đốn; nhiều người mới đến khu vực lần đầu phải vất vả hỏi đường để tìm lộ trình thay thế.
Chinh quyen len tieng vu sa lan dam cau Long Kien-Hinh-2
Hàng trăm người dân chạy đến 2 đầu cầu đều phải quay xe hỏi đường đi. 

TP.HCM: Sập cầu Long Kiển, xe ben cùng nhiều xe máy rơi xuống sông

(Kiến Thức) - Đến sáng nay (20/1), lực lượng cứu hộ - cứu nạn (Cảnh sát PCCC TP.HCM) vẫn đang tất bật lặn tìm người mất tích dưới sông sau vụ sập cầu Long Kiển, cách trung tâm Sài Gòn khoảng 10 km.
 

Trước đó khoảng gần 22h ngày 19/1, một chiếc xe ben chở đá lưu thông trên đường Lê Văn Lương, hướng về Cần Giuộc, Long An. Khi đang chạy qua cầu Long Kiển (thuộc xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè) thì bất ngờ cây cầu này gãy sập khiến chiếc xe tải rơi xuống sông. Lúc này, nhiều xe máy chạy phía sau cũng rơi xuống theo.
 

Hiện trường vụ sập cầu Long Kiển, TP.HCM.
Hiện trường vụ sập cầu Long Kiển, TP.HCM.