Phát hiện thi thể một phụ nữ trong bụng con trăn dài 5 m

Người phụ nữ ở tỉnh Nam Sulawesi mất tích đêm 6/6, không trở về nhà. Thi thể của cô được tìm thấy sáng hôm sau trong bụng một con trăn lớn, dài 5 m, theo AFP.

Phat hien thi the mot phu nu trong bung con tran dai 5 m
Người chồng và dân làng Kalempang đã phát hiện thi thể người phụ nữ bên trong con trăn dài 5 m. Ảnh minh họa: UNSPLASH. 
Truyền thông Indonesia hôm 8/6 đưa tin một phụ nữ đã bị con trăn dài 5 m nuốt chửng ở miền Trung Indonesia.
Nạn nhân được xác định là Farida, một người mẹ bốn con, hiện 45 tuổi, đến từ làng Kalempang ở tỉnh Nam Sulawesi. Hôm 6/6, Farida nói với chồng rằng cô sẽ đi bán ớt cho một người thu gom.
Không thấy cô về nhà, chồng và người thân đã đi tìm, trưởng làng Kalempang - ông Suardi Rosi - nói với trang tin tức Detik.com.
Sáng hôm sau, một con trăn được phát hiện gần đồ đạc bị vương vãi của người phụ nữ.
Cùng với một số dân làng, chồng của người phụ nữ đã giết con trăn và mổ bụng con vật và phát hiện nạn nhân bên trong.
Mặc dù những sự việc như vậy được coi là cực kỳ hy hữu nhưng một số trường hợp thiệt mạng do bị trăn nuốt chửng đã được ghi nhận trong những năm gần đây ở Indonesia.
Năm ngoái, một con trăn dài 8 m đã bị người dân ở quận Tinanggea, Đông Nam Sulawesi giết chết sau khi người ta phát hiện nó siết cổ và ăn thịt một nông dân trong một ngôi làng.
Năm 2018, một phụ nữ 54 tuổi được phát hiện chết bên trong con trăn dài 7 m ở thị trấn Muna, Đông Nam Sulawesi.
Một nông dân ở Tây Sulawesi đã mất tích một năm trước đó. Thi thể của ông được phát hiện trong bụng con trăn dài 4 m tại một đồn điền dầu cọ.

Người về quê nghỉ Tết bất ngờ khi được CSGT... chặn dừng

Người dân dồn dập đổ ra các hướng quốc lộ, cửa ngõ đi các tỉnh để về quê đón năm mới 2024 bất ngờ, cảm động khi được lực lượng Cảnh sát giao thông tiếp sức...

Nguoi ve que nghi Tet bat ngo khi duoc CSGT... chan dung
Từ xế chiều đến tận tối 29/12, ngày làm việc cuối cùng của năm 2023, hàng vạn người dân từ khắp các quận, huyện từ trung tâm đến ngoại thành đổ về các cửa ngõ quốc lộ để nghỉ Tết Dương lịch 2024. 
Nguoi ve que nghi Tet bat ngo khi duoc CSGT... chan dung-Hinh-2
Tại cửa ngõ về các tỉnh Miền Tây, địa bàn tuần tra Kiểm soát giao thông của Trạm CSGT Tân Túc (Phòng CSGT Công an TP HCM), người đi đường được một phen bất ngờ, xúc động... 

Ám ảnh chim trời bị trói chân, đứng làm mồi nhử đồng loại giữa cánh đồng

Bị trói chân, đứng làm cò mồi, tiếng kêu yếu ớt để nhử đồng loại sa bẫy, những con cò, vạc mồi co ro trong cái lạnh mùa đông giữa cánh đồng khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Am anh chim troi bi troi chan, dung lam moi nhu dong loai giua canh dong
Ngày 22/11, theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi có mặt tại cánh đồng thôn 1, phường Quảng Hùng, thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa, tận mắt chứng kiến những chú cò, vạc... bị trói chân bằng dây cước, đậu trên các thân cây gỗ dưới cánh đồng để dụ đồng loại (Ảnh: Hạnh Linh).
Am anh chim troi bi troi chan, dung lam moi nhu dong loai giua canh dong-Hinh-2
4 chú chim bị trói chân, đứng co ro giữa đầm nước với dáng vẻ mệt mỏi (Ảnh: Hạnh Linh).
Am anh chim troi bi troi chan, dung lam moi nhu dong loai giua canh dong-Hinh-3Chim mồi bị trói chân, không thể cất cánh bay. Những đàn chim hoang dã khi thấy đồng loại của mình, sẽ tin tưởng mà sà xuống và dính bẫy. Nhiều con chim mồi bị cọc từ ngày này qua ngày khác mòn mỏi nhìn đồng loại chịu chung số phận (Ảnh: Hạnh Linh).
Am anh chim troi bi troi chan, dung lam moi nhu dong loai giua canh dong-Hinh-4Không chỉ đặt bẫy, người dân còn dùng lưới căng ngoài đồng. Đây được gọi là những chiếc lưới tàng hình, là loại bẫy được dùng phổ biến nhất bởi khi giăng lên, nhiều loài chim bị dẫn dụ bởi các thiết bị nhân tạo của người bẫy sẽ lao xuống mà không nhìn thấy có một màn lưới đang hứng sẵn. Trong ảnh là cơ quan chức năng đang đi thu dọn lưới (Ảnh: Cơ quan chức năng cung cấp).
Am anh chim troi bi troi chan, dung lam moi nhu dong loai giua canh dong-Hinh-5Những chiếc bẫy bằng tre, buộc cước được ngụy trang dưới lùm cây (Ảnh: Hạnh Linh).
Am anh chim troi bi troi chan, dung lam moi nhu dong loai giua canh dong-Hinh-6Chim mồi đứng dụ đồng loại (Ảnh: Hạnh Linh).
Am anh chim troi bi troi chan, dung lam moi nhu dong loai giua canh dong-Hinh-7Mùa bẫy chim, cò bắt đầu từ đầu tháng 9 đến tháng 12 âm lịch hàng năm. Thường tháng 10 nhiều chim, cò nhất. Mỗi con cò, vạc có giá bán 30.000 đồng/kg, các loại chim thì rẻ hơn. Với nhiều lao động không có công việc ổn định thì xem đây là một nghề mang nguồn thu nhập trong lúc nông nhàn. (Ảnh: Một túp lều ở thôn 1, phường Quảng Hùng, thành phố Sầm Sơn của người dân dùng để ở, mai phục bẫy cò (Ảnh: Hạnh Linh). 
Am anh chim troi bi troi chan, dung lam moi nhu dong loai giua canh dong-Hinh-8
Theo lãnh đạo UBND phường Quảng Hùng, địa phương đã nhiều lần thông báo, tuyên truyền đến người dân bảo vệ động vật hoang dã, bắt những người vi phạm ký cam kết; phân công cán bộ kiểm tra, theo dõi tình trạng giăng lưới, đặt bẫy chim hoang dã, chim di cư. Song một số người dân vẫn lén lút đặt bẫy chim, cò (Ảnh: Hạnh Linh).
Am anh chim troi bi troi chan, dung lam moi nhu dong loai giua canh dong-Hinh-9Từ tháng 9 đến nay, Hạt kiểm lâm ven biển Thanh Hóa tháo dỡ, tiêu hủy 19.280m lưới, 43 lều cò, 862 bẫy, 16 loa dẫn dụ, 1.230 cò xốp, 235 cọc tre, thả về tự nhiên 368 cá thể chim các loại. Đơn vị xử phạt 17 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ động vật rừng, thu nộp ngân sách 61 triệu đồng (Ảnh: Lực lượng chức năng cung cấp).