Phát hiện “thành phố vàng” trong truyền thuyết

Di tích lộng lẫy có niên đại 3.400 năm được mệnh danh là "thành phố vàng bị mất tích của Luxos" hay "Pompeii của Ai Cập", được bảo tồn hoàn hảo cùng vô số cổ vật quý giá.
 

3.400 năm trước, pharaoh Akhetaten (tức Amenhotep IV) của Ai Cập cổ đại đã từ bỏ tên tuổi, tôn giáo và thủ đô Thebes, "thành phố vàng" truyền thống của các pharaoh, đến một nơi khác xây dựng nên "thành phố vàng" mới tên Akhetaten, nơi ông cai trị cùng vợ là Nefertiti và tôn thờ thần mặt trời Aten. Nhưng khi con trai ông là Tutankhamun lên kế vị, vị pharaoh trẻ tuổi này đã từ bỏ Akhetaten để quay về Thebes. Thành phố "mất dấu" trong lịch sử từ đó.

Phat hien “thanh pho vang” trong truyen thuyet

Một phần di tích "thành phố vàng" - Ảnh: Zahi Hawass

Theo ABC News, tháng 9 năm ngoái, trong quá trình tìm kiếm một ngôi đền cổ, nhóm khảo cổ đứng đầu bởi tiến sĩ Zahi Hawass, cựu bộ trưởng Bộ Cổ vật Ai Cập, đã phát hiện những bức tường gạch bùn kỳ lạ, mở rộng về mọi phía. Một lực lượng lớn được hy vọng và đến nay, họ đã đào lên được một thành phố vĩ đại với những đường phố rộng rãi, nhà cửa đông đúc với những bức tường cao đến 3 mét.

Tiến sĩ Peter Lacovara, Giám đốc Quỹ Khảo cổ và di sản Ai Cập cổ đại, cho biết tình trạng và số lượng vật phẩm từ cuộc khảo cổ này gợi nhớ đến một thành phố nổi tiếng khác là Pompeii của La Mã. Số bảo vật, di tích nhiều đến nỗi họ có ý định thành lập một công viên khảo cổ tại chỗ thay vì cố khai quật rồi đưa vào bảo tàng.

Tiến sĩ Besty Bryan, một chuyên gia về triều đại Amenhotep III (tức cha của Akhetaten), địa điểm này chứa một số lượng lớn các lò nung để làm thủy tinh và đồ sành, hàng ngàn bức tượng cổ đã vỡ… Việc xác định các trung tâm sản xuất công nghiệp giúp chúng ta hiểu chi tiết về cách Ai Cập phồn hoa vận hành một cách đáng kinh ngạc trong giai đoạn mà hầu hết các nền văn minh khác trên thế giới còn khá thô sơ.

Theo National Geographic, vô số tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị cũng được khai quật tại "Thành phố vàng bị mất của Luxor", bởi vị pharaoh gây tranh cãi này đã khuyến khích một trường phái nghệ thuật khác biệt so với các đời pharaoh trước và sau mình.

Di tích thành phố còn chứa đựng nhiều tòa nhà hành chính lộng lẫy, các ngôi nhà mà dân cư và công nhân từ các công xưởng trú ngụ, một tiệm bánh, một nhà bếp lớn, một nghĩa trang đầy các ngôi mộ đá. Độc đáo nhất là 2 căn phòng chôn cất với hài cốt bên trong là… những con bò.

Những phát hiện nói trên chỉ mới nằm trong giai đoạn khai quật sơ lược. Các nhà khảo cổ cho biết sẽ phải mất nhiều năm để đưa ra thế giới trọn vẹn những kho báu mà "thành phố vàng" huyền thoại chôn giấu.

Tuần cuối cùng tháng 4: 3 con giáp liên tiếp gặp may

Trong thời gian tuần cuối cùng của tháng 4, những con giáp dưới đây sẽ may mắn gặt hái nhiều niềm vui tài lộc.

Tuổi Dần

Những người tuổi Dần hãy chuẩn bị tinh thần để đón nhận nhiều niềm vui tài lộc trong tuần cuối cùng của tháng 4. Bạn nhanh chóng khẳng định được điểm mạnh của mình, gây ấn tượng với cấp trên và mọi người xung quanh.

Rùng mình thảm họa khiến người hóa đá ở thành phố cổ La Mã

(Kiến Thức) - Vào năm 79, thành phố Pompeii của đế chế La Mã bị "xóa sổ" khi núi lửa Vesuvius phun trào khiến khoảng 2.000 người chết. Các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều thi thể hóa đá khi khai quật nơi này. 

Rung minh tham hoa khien nguoi hoa da o thanh pho co La Ma
 Các nhà khảo cổ khai quật được một số người hóa đá tại tàn tích thành phố cổ Pompeii của đế chế La Mã (ngày nay là lãnh thổ Italy). Những thi hài này trở thành bằng chứng về một thảm kịch kinh hoàng xảy ra gần 2.000 năm trước.