Phát hiện dấu vết hành tinh khác ẩn trong lòng Trái Đất

Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra bằng chứng cho thấy tàn tích một hành tinh khác bên trong Trái Đất.

Theo một nghiên cứu vừa công bố trên Geophysical Research Letters, hành tinh ẩn mình bên trong Trái Đất chính là Theia, với một phần chưa tan vỡ hết tạo thành những "đốm màu" mà các dữ liệu địa vật lý đã xác định ở khu vực đáy lớp phủ, ngay bên trên lõi ngoài.
Phat hien dau vet hanh tinh khac an trong long Trai Dat
Ảnh đồ họa với nửa trái là vụ va chạm Trái Đất - Theia trong quá khứ, nửa phải là hình ảnh Trái Đất hiện tại với mảnh Theia nằm gần lõi và Mặt Trăng ra đời từ vụ va chạm - Ảnh đồ họa: CALTECH 
Theia là một hành tinh giả thuyết to bằng Sao Hỏa, đã va chạm với Trái Đất sơ khai khoảng 4,5 tỉ năm trước.
Cú va chạm khiến cả 2 hành tinh non trẻ tan vỡ, phần lớn vật chất Theia trộn lẫn vào Trái Đất, trong khi một phần nhỏ văng lên quỹ đạo, hợp nhất với các mảnh vỡ từ Trái Đất, dần kết tụ thành Mặt Trăng.
Các "đốm màu" từ Theia - gọi là LLVP - là các vùng mà vận tốc của sóng địa chấn trở nên thấp bất thường khi di chuyển qua.
Trong nghiên cứu mới này, nhóm nghiên cứu từ Viện Công nghệ California (Caltech - Mỹ) đã sử dụng các mô hình máy tính để chỉ ra loại tác động nào mà LLVP có thể gây ra đối với lớp vỏ Trái Đất trong hàng triệu năm qua.
Theo tóm tắt nghiên cứu của chuyên san khoa học PHYS, các mô hình cho thấy khoảng 200 triệu năm sau khi Theia va vào Trái đất, áp lực từ LLVP đã dẫn đến việc tạo ra các luồng nóng kéo dài từ gần lõi đến bề mặt.
Điều đó khiến một số phần bề mặt chìm xuống, dẫn đến hiện tượng hút chìm. Sự hút chìm cuối cùng đã dẫn tới những đứt gãy trên bề mặt mà ngày nay đóng vai trò là ranh giới cho các mảng kiến tạo.
Mảng kiến tạo có thể hiểu nôm na là mảnh vỏ của Trái Đất. Ước tính có khoảng trên dưới 20 mảng lớn nhỏ như thế liên tục dịch chuyển. Một số mảng tiếp tục chui xuống bên dưới do hút chìm, trong khi mảng khác trượt đè lên.
Các mảng kiến tạo "cõng" lục địa và đại dương trên lưng, do vậy quá trình kiến tạo mảng khiến đất đai Trái Đất nhiều lần hợp thành siêu lục địa nằm giữa siêu đại dương rộng lớn, rồi lại tách nhau ra như hiện trạng ngày nay.
Kiến tạo mảng cũng là nguyên nhân chính tạo ra nhiều hiện tượng địa chất như động đất, núi lửa, kiến tạo núi, hình thành đáy đại dương mới...
Các nhà nghiên cứu cho rằng mô hình của họ có thể giải thích tại sao một số khoáng chất lâu đời nhất trên Trái Đất lại có bằng chứng về sự hút chìm.

Hoảng hồn chứng kiến 'quái thú' xơi tái con mồi không dấu vết

Meagan Sherman ở Geneva, Florida, Mỹ, đã chứng kiến ​​một cảnh tượng đáng sợ khi con cá rô phi bị một con rắn nước nâu nuốt chửng.

Hoang hon chung kien 'quai thu' xoi tai con moi khong dau vet
Trong video ghi lại, con "quái thú" chậm rãi nuốt chửng con cá còn sống, mặc dù con cá vẫn cố gắng vùng vẫy để thoát khỏi miệng của con rắn mà không thành công.  

Ngoài con người còn có người thằn lằn sống dưới lòng đất

Các nhà khoa học thường tin rằng trong quá trình tiến hóa lâu dài của trái đất, các sinh vật khác nhau trên trái đất không ngừng phát triển và hoàn thiện.

Loài người tiến hóa từ loài vượn cổ đại và nền văn minh loài người chỉ mất hơn 10.000 năm để thống trị trái đất. Những con khủng long đã 160 triệu năm tuổi nên cũng có một sự tiến hóa lớn. Một số nhà khoa học mạnh dạn suy đoán rằng khủng long tiến hóa thành người thằn lằn và may mắn sống sót sau thảm họa khủng long tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm khi hành tinh này va vào trái đất. Khi hành tinh va chạm vào trái đất, hầu hết các sinh vật trên trái đất đều tuyệt chủng. Tại sao loài thằn lằn lại không bị tuyệt chủng? Lời giải thích được nhà khoa học đưa ra là người thằn lằn đã sống dưới lòng đất.