Pháp duyệt binh mừng Quốc khánh, châu Âu có liên minh quân sự mới?

Hơn 4.300 binh sĩ Pháp và 9 nước châu Âu tham gia duyệt binh kỷ niệm ngày Quốc khánh Pháp với khẩu hiệu đề cao tinh thần hợp tác quốc phòng châu Âu.

Từ 10h30 sáng ngày 14/7, lễ diễu binh kỷ niệm ngày Quốc khánh Pháp được thực hiện theo những nghi thức truyền thống trên đại lộ Champs-Élysées tại thủ đô Paris. Bên cạnh hơn 4300 binh sĩ Pháp là sự hiện diện của binh sĩ 9 nước châu Âu khác, gồm Đức, Bỉ, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Bồ Đào Nha, Phần Lan và Estonia.
Đây cũng là 9 quốc gia đã cùng ký kết tham gia “Sáng kiến can thiệp chung” do Pháp phát động vào cuối năm 2018 nhằm tạo bước khởi đầu cho việc thành lập quân đội chung châu Âu. Tổng cộng, 196 khí tài quân sự tham gia vào lễ duyệt binh tại đại lộ Champs-Élysées, trong đó có các khí tài biểu tượng cho hợp tác quốc phòng châu Âu như máy bay vận tải quân sự Airbus A400M của Đức, máy bay trinh thám C130 của Tây Ban Nha hay trực thăng Chinook của Anh.
Phap duyet binh mung Quoc khanh, chau Au co lien minh quan su moi?
Duyệt binh tại Pháp. Ảnh: Élysée 
Một loạt các quan chức hàng đầu của châu Âu cũng có mặt bên cạnh Tổng thống Pháp trong lễ duyệt binh, trong đó đáng chú ý có Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, Jean-Claude Juncker.
Với khẩu hiệu “Cùng nhau hành động”, lễ duyệt binh Quốc khánh năm nay được Pháp lựa chọn là dịp để biểu trưng sức mạnh quân sự tập thể châu Âu, cũng như đề cao hợp tác quốc phòng trong khối, với mục đích xây dựng một châu Âu độc lập, tự chủ hơn về mặt an ninh-quốc phòng, trong bối cảnh quan hệ đồng minh chiến lược giữa châu Âu và Mỹ rạn nứt nghiêm trọng vài năm qua và tương lai của khối quân sự NATO bị đe doạ.
Trong bức thư gửi cho báo chí nhân ngày Quốc khánh Pháp, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh: “Chưa khi nào kể từ sau Chiến tranh thế giới II đến nay mà châu Âu lại trở nên cần thiết như thế và Pháp coi việc xây dựng một châu Âu thống nhất về quốc phòng, có liên hệ chặt chẽ với NATO, là một ưu tiên”.
Trong vài ngày qua, nước Pháp cũng đã liên tiếp có các động thái đáng chú ý về mặt quốc phòng. Ngày 12/7, Pháp chính thức ra mắt tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ hạt nhân thế hệ mới còn hôm 13/7, ông Macron đã ký quyết định thành lập Bộ chỉ huy không gian Pháp, nhằm tham gia vào cuộc đua tranh quyền lực với các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc về mặt quân sự trong không gian vũ trụ.
Pháp dự tính chi 3,6 tỷ euro từ nay cho đến năm 2025 nhằm đầu tư và nâng cấp các vệ tinh quân sự của nước này.

Quốc gia nào xả rác nhiều nhất thế giới?

Phóng viên TTXVN tại Ottawa dẫn đánh giá của 24/7 Tempo (thuộc công ty truyền thông 24/7 Wall Street, Mỹ) trên cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), Canada là quốc gia đứng đầu trong danh sách 10 nước xả rác nhiều nhất thế giới tính theo đầu người, gồm Canada, Bulgaria, Mỹ, Estonia, Phần Lan, Armenia, Thụy Điển, Luxembourg, Ukraine và Serbia.

Quoc gia nao xa rac nhieu nhat the gioi?
 Canada là quốc gia đứng đầu trong danh sách 10 nước xả rác nhiều nhất thế giới tính theo đầu người. Ảnh: bworldonline.com
Theo thống kê, lượng rác thải bình quân đầu người hàng năm ở Canada là 36,1 tấn. Tổng lượng rác thải mỗi năm tại Canada lên tới 1,33 tỷ tấn, trong đó tỷ lệ tái chế rác ở mức 20,6%.

Anh hạ giọng, ra điều kiện thả siêu tàu chở dầu Iran

Ngày 13/7, Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt đã nói với người đồng cấp Iran rằng một tàu chở dầu của nước này bị vùng lãnh thổ Gibraltar thuộc Anh bắt giữ sẽ được thả nếu Tehran bảo đảm tàu này không vi phạm các lệnh cấm của Liên minh châu Âu (EU) liên quan Syria.
 

Đăng tải trên tài khoản Twitter sau cuộc điện đàm "mang tính xây dựng" với Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif, ông Hunt cho biết Anh sẽ "thúc đẩy việc thả tàu chở dầu Iran nếu nhận được sự bảo đảm rằng con tàu không tới Syria, sau thủ tục pháp lý tại Gibraltar".
Anh ha giong, ra dieu kien tha sieu tau cho dau Iran
 Tàu của Hải quân Hoàng gia Anh (phải, phía sau) áp sát tàu chở dầu Grace 1 của Iran trên vùng biển ngoài khơi Gibraltar ngày 4/7/2019. Ảnh: AFP/TTXVN