Pakistan bắn thử tên lửa hành trình Ra'ad đe dọa Ấn Độ

(Kiến Thức) - Sau một thời gian gián đoạn, Pakistan đã bất ngờ cho thử nghiệm lại tên lửa hành trình Ra’ad, ngay sau khi Ấn Độ phóng tên lửa đạn đạo Agni V.

Theo tạp chí quân sự Jane’s dẫn lời Cơ quan truyền thông Pakistan cho hay, nước này đã hoàn tất quá trình thử nghiệm tên lửa hành trình Ra'ad (ALCM) do nước này tự thiết kế và chế tạo.
Trong đầu năm nay, Quân đội Pakistan đã phòng thử nghiệm lần thứ 5 đối với tên lửa hành trình Ra’ad từ một máy bay tiêm kích Dassault Mirage III của Không quân và lần thử nghiệm gần được nhất của Ra’ad là vào tháng 5/2012.
Pakistan ban thu ten lua hanh trinh Ra'ad de doa An Do
 Tên lửa hành trình Ra'ad của Pakistan trong một đợt thử nghiệm gần đây.
Tên lửa hành trình Ra’ad có chiều dài khoảng 4,8m và có tầm bắn tối đa là 350km, với khả năng tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên đất liền lẫn trên biển. Ra’ad còn được xem một trong những vũ khí chiến lược của Quân đội Pakistan trong tương lai.
Trung tướng Zubair Mahmood Hayat - Tổng giám đốc chương trình phát triển vũ khí chiến lược của Pakistan cho biết, tên lửa hành trình Ra’ad là một bước tiến mới của Quân đội Pakistan giúp nước này tăng cường khả năng răn đe chiến lược, cũng như đảm bảo sự ổn định trong khu vực.
Pakistan lần thứ 5 thử nghiệm Ra’ad chỉ cách hai ngày sau khi Ấn Độ phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni V có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân và có tầm bắn lên tới 5.000km.
Tên lửa Ra'ad còn được biết tới với cái tên khác là Hatf 8 hay Hatf VIII và là "một phần của chương trình phát triển tên lửa chiến lược tầm xa của Pakistan bao gồm các tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung và tên lửa hành trình".
Pakistan ban thu ten lua hanh trinh Ra'ad de doa An Do-Hinh-2
 Trong ảnh là một chiếc tiêm kích Mirage III của Không quân Pakistan đang phóng thử nghiệm tên lửa Ra'ad.
Bên cạnh đó, tên lửa hành trình Ra’ad lại có thiết kế khá giống với một số chương trình vũ phát triển vũ khí thế hệ mới của Nam Phi như MUPSOW hoặc Torgos, và nhiều khả năng Pakistan đã hợp tác với Nam Phi để phát triển tên lửa hành trình Ra’ad. Tương tự như loại bom thông minh Raptor mà Tập đoàn quốc phòng Denel Dynamics của Nam Phi bán cho Không quân Pakistan trước đây.
Ra’ad được Pakistan giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 8/2007, sau khi một kênh truyền hình của Pakistan cho phát sóng một phóng sự mô tả lại quá trình phóng thử nghiệm tên hành trình Ra’ad trên một chiếc tiêm kích Mirage III-EA. Tiếp theo sau đó Pakistan đã liên tục thử nghiệm loại tên lửa này vào tháng 5/2008, tháng 4/2011 và tháng 5/2012.

Pakistan sẽ mua 30-40 tiêm kích J-31 Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Pakistan đang quan tâm đến việc mua khoảng 30-40 tiêm kích tàng hình J-31 của Trung Quốc.

Không lâu sau khi có màn trình diễn “ấn tượng” bằng loạt xã khói đen ngùm của tiêm kích tàng hình J-31 tại triển lãm hàng không Chu Hải. Dẫu vậy, mẫu tiêm kích tàng hình của công ty Thẩm Dương cũng vẫn nhận được sự quan tâm của khách hàng nước ngoài.

Trang mạng Dawn Publication dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách sản xuất của Pakistan, ông Rana Tanveer Hussain cho biết, cơ quan này đang thảo luận với Trung Quốc về việc mua máy bay chiến đấu tàng hình. Trang mạng này cho biết, Pakistan có thể sẽ mua khoảng 30-40 chiếc tiêm kích tàng hình J-31.

Dân quân chống IS được Mỹ trang bị xe tăng M1A1

(Kiến Thức) - Khả năng cao lực lượng dân quân Hồi giáo Kataib Hezbollah ủng hộ chính phủ Iraq đã được trang bị xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ.

Tạp chí quân sự Jane’s đưa tin cho hay, trong một đoạn video được lực lượng dân quân Hồi giáo Kataib Hezbollah vốn ủng hộ chính phủ Iraq và được Iran hậu thuẫn đăng tải trên mạng internet cho thấy có nhiều khả năng lực lượng này đã được trang bị một số xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams do Mỹ sản xuất.
Đoạn video này được đăng tải trên kênh YouTube vào hôm 25/1, được biết Kataib Hezbollah vốn là một nhóm chiến binh Hồi giáo dòng Shia được Mỹ và các nước Phương Tây xem như là một mối đe dọa khủng bố trong giai đoạn từ 2003-2011. Tuy nhiên giờ đây, nhóm chiến binh Hồi giáo này lại là một trong những lực lượng ủng hộ đắc lực cho chính phủ Iraq trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS trong thời gian gần đây.