"Ông lớn" Nhật thâu tóm Công ty Giấy Sài Gòn mạnh cỡ nào?

(Kiến Thức) - Tập đoàn Sojitz của Nhật Bản đã bỏ ra hơn 90 triệu USD để nắm giữ 93,8 triệu cổ phần của Giấy Sài Gòn, tương ứng với 95,2% vốn điều lệ. Sojitz là công ty thương mại lớn, hoạt động trên 50 quốc gia.

Mới đây, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) khẳng định việc tập trung kinh tế của Công ty CP Giấy Sài Gòn và Tập đoàn Sojitz (Nhật Bản) hoàn toàn đúng luật. 
Trước đó, Tập đoàn Sojitz đã chi 10 tỷ Yên (khoảng 91,2 triệu USD) để mua lại Công ty CP Giấy Sài Gòn nhằm khai thác nhu cầu ngày càng gia tăng về giấy bìa cứng và khăn giấy ở khu vực Đông Nam Á.
Tập đoàn Sojitz chi 91,2 triệu USD thâu tóm công ty giấy Sài Gòn. Ảnh: Vietnamplus.
Tập đoàn Sojitz chi 91,2 triệu USD thâu tóm công ty giấy Sài Gòn. Ảnh: Vietnamplus.
Tập đoàn Sojitz hiện nắm giữ 93,8 triệu cổ phần của Giấy Sài Gòn, tương ứng với 95,2% vốn điều lệ.
Thành lập tháng 8/2004, Sojitz là một công ty thương mại tổng hợp có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản. Sojitz cũng mở rộng phạm vi hoạt động với nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu, bao gồm việc mua bán, xuất nhập khẩu hàng hóa, sản xuất và bán sản phẩm. Các lĩnh vực mà Tập đoàn Sojitz đang hoạt động là ô tô, năng lượng, tài nguyên khoáng sản, hóa chất, nguồn thực phẩm, nông lâm nghiệp, hàng tiêu dùng và khu công nghiệp. Ngoài ra, Sojitz còn đầu tư vào lĩnh vực tài chính.
Sự ra đời của công ty Sojitz là việc hợp nhất giữa Nissho Iwai Corporation và Nichimen Corporation.
Mời độc giả xem video: Tập đoàn Nhật thâu tóm Công ty Giấy Sài Gòn. Nguồn: Nhịp cầu giao thương.

Trụ sở chính của Tập đoàn Sojitz tại Kasumigaseki, Chiyoda, Tokyo. Ảnh: Wiki.
Trụ sở chính của Tập đoàn Sojitz tại Kasumigaseki, Chiyoda, Tokyo. Ảnh: Wiki. 
Ngày nay, Tập đoàn Sojitz Nhật Bản bao gồm khoảng 440 công ty con và chi nhánh ở Nhật Bản và 50 quốc gia và khu vực trên toàn cầu.
Thông qua công ty con Sojitz Aerospace Company, Sojitz còn là công ty bán máy bay thương mại lớn nhất Nhật Bản. Công ty này hoạt động như một đại lý bán hàng cho cả Boeing và Bombardier Aerospace.
Sojitz sở hữu hầu hết mỏ than Minerva ở Úc và phân phối nhiên liệu hạt nhân ở Nhật Bản cho Areva.
Trong lĩnh vực hóa chất, Sojitz sản xuất methanol ở Indonesia, khai thác barit ở Mexico và buôn bán muối công nghiệp ở các thị trường khác nhau trên toàn thế giới.
Kinh doanh hàng tiêu dùng, Sojitz bao gồm ngũ cốc, thức ăn, đường, cà phê, cá, gỗ và giấy.
Năm 2016, doanh thu của Sojitz tăng 4.006 tỷ Yên (tương đương 36,1 tỷ USD), thu nhập ròng tăng 36,5 tỷ Yên (328,9 triệu USD). Tính đến năm 2016, số nhân viên của Sojitz là 14.330 người.

6 sự cố tiêu dùng chấn động thế giới năm 2015

(Kiến Thức) - Cùng nhìn lại các vụ bê bối thực phẩm bẩn, nhiễm chất độc bị thu hồi trong năm 2015. 

6 su co tieu dung chan dong the gioi nam 2015
Một trong những bê bối thực phẩm gây xôn xao có thể kể đến, đầu tháng 1/2015, Công ty Bidart Bros ở California (Mỹ) đã tự nguyện thu hồi sản phẩm táo Granny Smith và táo Gala do kết quả kiểm tra môi trường đã kết luận thiết bị đóng gói táo bị nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes - có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng tới sức khỏe.
6 su co tieu dung chan dong the gioi nam 2015-Hinh-2
Trong khi đó, tại Việt Nam, các sản phẩm táo Gala và Granny Smith được bày bán tràn lan. Theo cơ quan chức năng, hai loại táo bị nhiễm khuẩn Listeriosis monocytogenes chỉ do một cơ sở chế biến táo ở California (Mỹ), nhưng 90% táo nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam lại từ tiểu bang Washington, vì thế, người tiêu dùng không quá lo lắng.

Nhìn lại những công trình “lạ” trong sân bay Bạch Mai

Các công trình kiên cố như sân tập golf, nhà điều hành câu lạc bộ golf… được xây dựng trên đất quốc phòng do Quân chủng Phòng không Không quân quản lý nằm sát đường Lê Trọng Tấn từng khiến dư luận xôn xao.

Nhin lai nhung cong trinh “la” trong san bay Bach Mai
 Từ giữa năm 2015, thời điểm thi công dự án mở rộng đường Lê Trọng Tấn về phía đất sân bay Bạch Mai, hàng loạt công trình phục vụ nhu cầu vui chơi, tập luyện thể thao mọc lên rầm rộ khiến nhiều người dân trên địa bàn quận Thanh Xuân không khỏi bất ngờ vì đây là đất quốc phòng do Quân chủng Phòng không Không quân quản lý.

Nhin lai nhung cong trinh “la” trong san bay Bach Mai-Hinh-2
 Nổi bật là tổ hợp công trình nhà điều hành - khu tập golf tại số 8 Lê Trọng Tấn. 

Nhin lai nhung cong trinh “la” trong san bay Bach Mai-Hinh-3
 Tổ hợp gồm một công trình xây dựng kiên cố cao hơn 2 tầng có tổng diện tích gần 1.000m2, thiết kế như một biệt thự gồm 4 mái, phía trước nhà điều hành là khu sân tập golf rộng nhiều nghìn m2.

Nhin lai nhung cong trinh “la” trong san bay Bach Mai-Hinh-4
 Cũng trên diện tích đất dọc đường Lê Trọng Tấn thuộc quản lý của Quân chủng PKKQ còn có cả siêu thị điện máy, kho bãi, gara ôtô, bãi trông giữ ôtô qua đêm…

Nhin lai nhung cong trinh “la” trong san bay Bach Mai-Hinh-5
 Các loại kho bãi, nhà xưởng, cửa hàng sửa xe được treo biển quảng cáo tại khu vực này.

Nhin lai nhung cong trinh “la” trong san bay Bach Mai-Hinh-6
 Trao đổi với PV Tiền Phong, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, Chủ tịch UBND phường Khương Mai cũng đã từng xác nhận, công trình sân tập golf, cửa hàng điện máy nằm giáp đường Lê Trọng Tấn được xây dựng trên diện tích đất thuộc quyền quản lý của Quân chủng PKKQ.

Nhin lai nhung cong trinh “la” trong san bay Bach Mai-Hinh-7
 Sau phản ánh của báo Tiền Phong, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ngày 26/7/2017, Quân chủng PKKQ đã có thông tin trả lời về vấn đề này. Theo đó, Thiếu tướng Phạm Thanh Liêm, Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng PKKQ cho biết, có 4 công trình sân dựng trong khuôn viên sân bay Bạch Mai đã được sự chấp thuận của lãnh đạo Bộ Quốc phòng và lãnh đạo Quân chủng PKKQ, bao gồm: Sân tập golf và công trình phụ trợ tại khu đất cuối đường Lê Trọng Tấn; Công trình khu thể thao, văn hóa tại 173 Trường Chinh; Khu huấn luyện TDTT Quân chủng tại cổng số 3 Lê Trọng Tấn; Khu để xe ô tô và luyện tập thể thao tại cổng số 5 Lê Trọng Tấn.

Nhin lai nhung cong trinh “la” trong san bay Bach Mai-Hinh-8
 Thiếu tướng Phạm Thanh Liêm cho biết, trong quá trình triển khai xây dựng công trình một số bộ phận đã có thiếu sót khi không thông báo kế hoạch đến chính quyền địa phương, không thực hiện đúng Chỉ đạo số 93 ngày 11/5/2017, của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc tăng cường công tác quản lý xây dựng công trình trên đất quốc phòng. Mặt khác, Quân chủng PKKQ lý giải, các công trình trên được xây dựng và hoàn thiện giai đoạn 2012 -2015, khi chưa có Chỉ thị 93 nên đơn vị chưa kịp thời làm việc và cung cấp hồ sơ với địa phương. Về việc mở cổng ra đường Lê Trọng Tấn, Quân chủng PKKQ cho biết, đã có sự đồng ý của UBND TP Hà Nội, sau khi đường Lê Trọng Tấn hoàn thành dự án mở rộng. Tình trạng tắc đường trong khu vực đã được xử lý sau khi đường Lê Trọng Tấn thông xe.

Nhin lai nhung cong trinh “la” trong san bay Bach Mai-Hinh-9
 Thiếu tướng Phạm Thanh Liêm cũng khẳng định, sẽ yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý xây dựng trên đất quốc phòng theo đúng chỉ đạo của Bộ Quốc phòng. Cùng với đó, Quân chủng PKKQ sẽ tiến hành thanh lý, chấm dứt hợp đồng hợp tác với Công ty VSA và Công ty Đa Quốc do có hoạt động kinh doanh không phù hợp theo quy định pháp luật.