Nước Mỹ đối mặt khó khăn và cơ hội nào trong năm 2020?

Trang mạng economist.com mới đây đăng tải bài viết nhận định những điều kiện để Mỹ thực hiện các thỏa thuận chính sách đối ngoại trong năm 2020 càng trở nên chông gai hơn.

Bài viết trên trang mạng economist.com cho rằng nỗ lực luận tội Tổng thống Donald Trump sẽ làm tổn hại đến chính sách ngoại giao của nước này vì những nghi ngờ và nguy cơ rò rỉ thông tin có thể đe dọa bất kỳ sáng kiến lớn nào.
Mối quan hệ của nước Mỹ với Trung Quốc đang trong tình trạng mất lòng tin sâu sắc.
Nhìn vào cuộc đối thoại chiến lược giữa các quan chức Mỹ-Nga có thể thấy mối quan hệ giữa Washington và Moskva hiện mong manh hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ thời Chiến tranh Lạnh.
Nuoc My doi mat kho khan va co hoi nao trong nam 2020?
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội Mỹ tại Washington, DC. (Ảnh: AFP/TTXVN) 
Trong lĩnh vực vũ khí, việc kiểm soát vũ khí được đánh giá vô cùng quan trọng và cần phải được khôi phục. Sự cấp bách này xuất phát từ thực tế rằng cơ chế kiểm soát hạt nhân đang bị xói mòn nghiêm trọng.
Năm 2002, Washington đã từ bỏ Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo năm 1972. Tổng thống Trump cũng đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), ký giữa Tehran với nhóm P5+1 (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) năm 2015.
Chương trình hạt nhân và hoạt động thử tên lửa của Triều Tiên vẫn tiếp diễn mặc dù Tổng thống Trump tuyên bố các hoạt động ngoại giao hội nghị thượng đỉnh của ông đã giải quyết được vấn đề này.
Một vấn đề khác là Mỹ và Nga rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), một trong những "hòn đá tảng" của cơ chế kiểm soát vũ khí giữa hai cường quốc quân sự này.
Sau sự sụp đổ của INF, Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (START mới) là công cụ pháp lý cuối cùng hạn chế tiềm năng tên lửa hạt nhân của hai bên và cho phép khả năng dự báo trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí.
Tuy nhiên, Hiệp ước START mới sẽ hết hiệu lực vào tháng 2/2021 và Washington vẫn chưa hồi đáp đề nghị của Moskva về việc gia hạn văn kiện này.
Nếu không có hạn chế và giám sát, nguy cơ xảy ra một cuộc chạy đua hạt nhân mới là điều khó tránh khỏi.
Bất chấp viễn cảnh ảm đạm trên, cơ hội vẫn sẽ rộng mở với nước Mỹ trong năm 2020.
Một là với Iran. Các nỗ lực mạnh mẽ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đóng vai trò trung gian cho một hội nghị, hoặc ít nhất là một cuộc đối thoại giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Iran Hassan Rouhani, có thể dẫn đến một thỏa thuận hạt nhân mới.
Giới phân tích cho rằng Tổng thống Trump cần cân nhắc kỹ lưỡng khi Iran mong muốn được nới lỏng các biện pháp trừng phạt.
Trong một tín hiệu tích cực mới đây, Tổng thống Rouhani nhận định sáng kiến của Pháp là "có cơ sở cho các cuộc đàm phán."
Hai là với Nga, liên quan đến Hiệp ước New START. Cả Mỹ và Nga vẫn có những khúc mắc cần giải quyết trước khi nhất trí gia hạn hiệp ước này, nhưng không có gì là không thể vượt qua nếu đủ ý chí chính trị.
Các cuộc đàm phán nghiêm túc cần sớm khởi động để đạt được một thỏa thuận đúng thời điểm.
Đối với Tổng thống Trump, ông rất cần các thỏa thuận mới được nâng cấp vào lúc này để đấu dịu những rối ren trong nước.
Những công việc khó khăn hơn đang nằm ở phía trước, đó là làm thế nào để quản lý những mối đe dọa mới, chẳng hạn như những vũ khí siêu thanh và chiến tranh mạng. Tất cả sẽ được quyết định trong năm 2020.

Cuộc sống nước Mỹ 100 năm trước bình yên đến kỳ lạ

(Kiến Thức) - Bình dị và không xô bồ, cuộc sống của nước Mỹ hồi đầu thế kỷ 20 có thể khác xa so với những gì bạn tưởng tượng.

Cuoc song nuoc My 100 nam truoc binh yen den ky la
Những bức hình do nhiếp ảnh gia Frances Benjamin Johnston (1864-1952) ghi lại có thể giúp độc giả hình dung ra cuộc sống ở nước Mỹ hơn trăm năm trước. Ảnh: Các nhân viên nam làm việc tại quầy bar của khách sạn Willard vào đầu những năm 1900. Ảnh: VT.

Cuoc song nuoc My 100 nam truoc binh yen den ky la-Hinh-2
So với một cường quốc hiện đại như ngày nay, nước Mỹ hơn một trăm năm trước chắn hẳn rất khác với suy nghĩ của nhiều người. Ảnh: Bên trong một lớp học nghệ thuật tại trường Georgetown Visitation ở thủ đô Washington hồi thập niên 1900. Ảnh: VT.

Cuoc song nuoc My 100 nam truoc binh yen den ky la-Hinh-3
Người đàn ông làm vườn năm 1917. Ảnh: VT.

Cuoc song nuoc My 100 nam truoc binh yen den ky la-Hinh-4
Một người Mỹ gốc Phi dắt xe ngựa năm 1917. Xe ngựa có lẽ là một trong những phương tiện vận chuyển phổ biến của người dân Mỹ lúc bấy giờ. Ảnh: VT.

Cuoc song nuoc My 100 nam truoc binh yen den ky la-Hinh-5
Các sinh viên trong lớp học tại một ngôi trường ở Carlisle, Pennsylvania, đầu những năm 1900. Ảnh: VT.

Cuoc song nuoc My 100 nam truoc binh yen den ky la-Hinh-6
Nhiếp ảnh gia Frances Benjamin Johnston ngồi trên chiếc "ô tô" thời đó  cùng ba người khác. Ảnh: VT.
Cuoc song nuoc My 100 nam truoc binh yen den ky la-Hinh-7
Các sinh viên ngồi trong phòng ăn của Viện Tuskegee vào khoảng năm 1902. Ảnh: VT.
Cuoc song nuoc My 100 nam truoc binh yen den ky la-Hinh-8
Ba người đàn ông Philippines làm việc tại một địa điểm ở Buffalo, tiểu bang New York của nước Mỹ năm 1901. Ảnh: VT.
Cuoc song nuoc My 100 nam truoc binh yen den ky la-Hinh-9
Một gia đình Eskimo sinh sống trong lán trại ở Buffalo, New York, năm 1901. Ảnh: VT.

Cuoc song nuoc My 100 nam truoc binh yen den ky la-Hinh-10
 Mọi người đi picnic ở công viên Yellowstone năm 1903. Ảnh: VT.

Cuoc song nuoc My 100 nam truoc binh yen den ky la-Hinh-11
 Bên trong nhà máy đóng tàu Washington Navy Yard của Hải quân Mỹ năm 1903. Ảnh: VT.
Cuoc song nuoc My 100 nam truoc binh yen den ky la-Hinh-12
Nhiếp ảnh gia Frances Benjamin Johnston chụp ảnh cùng gia đình trước nhà vào khoảng những năm 1900. Ảnh: VT.

Cuoc song nuoc My 100 nam truoc binh yen den ky la-Hinh-13
Phòng thí nghiệm hóa học tại Viện Tuskegee. Ảnh chụp vào khoảng năm 1902. Ảnh: VT.

Cuoc song nuoc My 100 nam truoc binh yen den ky la-Hinh-14
 Một nhà nguyện toàn nữ sinh trong Viện Tuskegee năm 1902. Ảnh: VT.

Cuoc song nuoc My 100 nam truoc binh yen den ky la-Hinh-15
 Bên trong lớp học Toán tại Viện Tuskegee năm 1906. Ảnh: VT.

Cuoc song nuoc My 100 nam truoc binh yen den ky la-Hinh-16
 Còn đây là ảnh chụp bên trong thư viện của Viện Tuskegee năm 1906. Ảnh: VT.

Gay cấn cuộc tranh luận “nảy lửa” của ứng viên Tổng thống Mỹ

(Kiến Thức) - 10 ứng viên Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 đã bước vào cuộc tranh luận lần thứ ba, thu hút sự quan tâm của cử tri trên khắp nước này.

Gay can cuoc tranh luan “nay lua” cua ung vien Tong thong My
Theo hãng thông tấn Reuters, 10 ứng viên Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ đã bước vào cuộc tranh luận lần thứ ba tại Houston, bang Texas, hôm 12/9. Có thể nói, ba ứng viên nổi bật nhất trong cuộc đua của Đảng Dân chủ hiện nay là cựu Phó Tổng thống Joe Biden, Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren và Thượng nghị sĩ Bernie Sanders. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Gay can cuoc tranh luan “nay lua” cua ung vien Tong thong My-Hinh-2
 Cuộc tranh luận ngày 12/9 là lần đầu tiên ứng cử viên số 1, ông Joe Biden, và bà Elizabeth Warren đối đầu với nhau. Trong đó, cựu Phó Tổng thống Mỹ Biden đã tranh luận với "đối thủ" của ông là Thượng nghị sĩ Warren (phải) và Bernie Sanders (trái), về chính sách chăm sóc sức khỏe.

Gay can cuoc tranh luan “nay lua” cua ung vien Tong thong My-Hinh-3
 Ứng viên Biden đã bảo vệ kế hoạch chăm sóc sức khỏe của ông vốn được xây dựng dựa trên Đạo luật chăm sóc sức khoẻ Hợp túi tiền (Obamacare) - di sản của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Gay can cuoc tranh luan “nay lua” cua ung vien Tong thong My-Hinh-4
Còn trong cuộc tranh luận hôm 12/9, Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Mỹ Bernie Sanders tiếp tục bảo vệ chương trình bảo hiểm y tế cho người dân mang tên "Medicare for All". 

Gay can cuoc tranh luan “nay lua” cua ung vien Tong thong My-Hinh-5
Trước đó, ông Sanders đã công bố bản cập nhật của kế hoạch bảo hiểm y tế "Medicare for all", nhấn mạnh kêu gọi thực thi một chương trình bảo hiểm y tế toàn dân là trọng tâm trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2020 của ông. Kế hoạch "Medicare for all" sẽ gộp chung các công ty bảo hiểm công và tư nhân vào một hệ thống do chính phủ điều hành. 
Gay can cuoc tranh luan “nay lua” cua ung vien Tong thong My-Hinh-6
 Thượng nghị sĩ Sanders cho biết kế hoạch này sẽ giúp ngăn chặn hành vi trục lợi của các nhà cung cấp bảo hiểm y tế, đồng thời tiết kiệm 500 tỷ USD ngân sách mỗi năm do hủy bỏ hàng nghìn kế hoạch chăm sóc sức khỏe lãng phí và không hiệu quả. 

Gay can cuoc tranh luan “nay lua” cua ung vien Tong thong My-Hinh-7
Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren lên tiếng ủng hộ kế hoạch Medicare for All, đồng thời bác bỏ "cáo buộc" từ ứng viên Biden cho rằng đề xuất này sẽ dẫn đến việc tăng thuế cho tầng lớp trung lưu.

Gay can cuoc tranh luan “nay lua” cua ung vien Tong thong My-Hinh-8
 "Chi phí tăng đối với người giàu có hơn và các tập đoàn lớn, nhưng đối với các gia đình lao động bình thường trên khắp đất nước, mức chi phí sẽ giảm bớt", bà Warren nói.

Gay can cuoc tranh luan “nay lua” cua ung vien Tong thong My-Hinh-9
 Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Kamala Harris chỉ trích Tổng thống Trump liên quan đến các vụ xả súng hàng loạt gần đây ở Texas và Ohio. 

Gay can cuoc tranh luan “nay lua” cua ung vien Tong thong My-Hinh-10
 Thị trưởng Pete Buttigieg chuyển hướng cuộc tranh luận sang chiến tranh ở Afghanistan. Ông nói rằng sẽ yêu cầu Quốc hội bỏ phiếu về việc có nên đưa quân đội (Mỹ) tham chiến tại quốc gia Nam Á này hay không.

Gay can cuoc tranh luan “nay lua” cua ung vien Tong thong My-Hinh-11
 Chiến dịch tranh cử của doanh nhân Andrew Yang tập trung vào kế hoạch cấp 1.000 USD cho mỗi người Mỹ một tháng. Theo đó, trong cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên tổng thống đêm 12/9 ở Houston, ông Yang cho biết đội ngũ tranh cử của ông sẽ lựa chọn ngẫu nhiên 10 gia đình Mỹ và mỗi gia đình sẽ được cấp 1.000 USD/tháng trong vòng 12 tháng tới. 

Gay can cuoc tranh luan “nay lua” cua ung vien Tong thong My-Hinh-12
 Đây là bước thử nghiệm lý thuyết Thu nhập cơ bản phổ thông (UBI) của ứng cử viên Yang. Ứng viên Yang từng khẳng định nếu ông trở thành Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington sẽ chia cho mỗi người Mỹ trong độ tuổi 18-64 mỗi tháng 1.000 USD.

Gay can cuoc tranh luan “nay lua” cua ung vien Tong thong My-Hinh-13
 Cựu nghị sĩ Beto O'Rourke đã thách thức Tổng thống Trump và kêu gọi tịch thu súng trường khắp đất nước.

Gay can cuoc tranh luan “nay lua” cua ung vien Tong thong My-Hinh-14
 Thượng nghị sĩ Cory Booker đến từ New Jersey trong đêm tranh luận lần thứ ba.

Gay can cuoc tranh luan “nay lua” cua ung vien Tong thong My-Hinh-15
 Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar chỉ trích kế hoạch chăm sóc sức khỏe Medical for All của Thượng nghị sĩ Bernie vì loại bỏ bảo hiểm y tế tư nhân, cho rằng 149 triệu người Mỹ sẽ mất bảo hiểm y tế hiện tại của họ.