Nữ tỷ phú Việt đầu tiên được đặt tên cho trường của đại học Oxford

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo sở hữu khoảng 2,7 tỷ USD (theo Forbes) và là một trong những nữ tỷ phú tự thân giàu nhất thế giới.

Theo thông báo chính thức trên website, trường Cao đẳng Linacre - một ngôi trường trực thuộc đại học Oxford của Anh cho biết đã ký một biên bản ghi nhớ (MoU) với Tập đoàn Sovico do bà Nguyễn Thị Phương Thảo làm Chủ tịch để nhận một khoản tài trợ với tổng giá trị 155 triệu bảng Anh.
Trường Linacre thông báo sẽ đổi tên thành Thao College (theo tên của Chủ tịch Tập đoàn SOVICO) để tri ân số tiền tài trợ lớn của tập đoàn này dành cho trường.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo (sinh năm 1970 tại Hà Nội) là một trong 6 tỷ phú Việt Nam có tên trong danh sách 2.755 người giàu nhất thế giới của tạp chí Forbes năm 2021. Bà cũng là nữ tỷ phú đô la đầu tiên tại Việt Nam.
Nu ty phu Viet dau tien duoc dat ten cho truong cua dai hoc Oxford
 Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo có thể được đặt tên cho một trường thuộc đại học Oxford. Ảnh: Forbes
Theo thống kê của Tạp chí Forbes, tính đến ngày 2/11/2021, tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo sở hữu khối tài sản tương đương 2,7 tỷ USD, xếp thứ 1.278 trong top người giàu nhất thế giới.
Trên sàn chứng khoán Việt, tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đang sở hữu tổng cộng hơn 200 triệu cổ phiếu VJC (cả trực tiếp và gián tiếp), hơn 74 triệu cổ phiếu HDB, tương đương 33.211 tỷ đồng.
Trước đó, ở tuổi 21, bà Thảo đã trở thành triệu phú đô la nhờ tài năng kinh doanh các mặt hàng từ điện tử đến hàng nông sản từ các nước châu Á như sang Đông Âu. Đồng thời bà cũng đưa về Việt Nam những mặt hàng thị trường khan hiếm và cần thiết như phân bón, sắt thép, thiết bị…
Theo Bloomberg, bà Nguyễn Thị Phương Thảo kiếm được 1 triệu USD đầu tiên khi mới chỉ 21 tuổi, nhờ bán máy fax và nhựa cao su.
Bà Phương Thảo được biết đến nhiều nhất với vai trò CEO của hãng hàng không giá rẻ Vietjet.
Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo từng chia sẻ: "Trước khi Vietjet tham gia thị trường, chỉ có 1% dân số được tiếp cận với phương tiện được cho là xa xỉ và chỉ dành cho người giàu này. Chúng tôi đã có quyết định rất đột phá là hướng tới những đối tượng chưa đi máy bay bao giờ, thậm chí chưa biết chữ và chưa bao giờ bước chân ra khỏi làng quê của mình".
Sau này, Vietjet Air đã hoàn thành "giấc mơ bay" và chính ngành hàng không lại mang về cho bà Thảo danh hiệu nữ tỷ phú tự thân đầu tiên khu vực Đông Nam Á.
Ngoài ra, bà Phương Thảo còn là chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Sovico, tập đoàn kinh doanh đa ngành, tài chính, ngân hàng, năng lượng, bất động sản, nghỉ dưỡng. Sovico đang nắm giữ hàng loạt thương hiệu nổi bật tại Việt Nam, như HDBank và Vietjet Air, đồng thời là sáng lập viên của VIB và Techcombank.

Video: Vợ chồng tỷ phú Bill Gates ly hôn và chuyện chia tài sản. Nguồn: VTV24


ĐHĐCĐ HDBank: Chia cổ tức 25%, doanh thu phí bancassurance trên 1.000 tỷ

(Kiến Thức) - Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDB) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2021.
 

ĐHĐCĐ HDBank đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2021 với các chỉ tiêu chính: Tổng tài sản đạt 399.320 tỷ đồng, tăng 25% so với 2020; huy động vốn đạt 359.851 tỷ đồng, tăng 25%; dư nợ tín dụng lên 236.768 tỷ đồng, tăng 26% so với 2020. 

HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 25% so với 2019, lên 7.281 tỷ đồng. Các hệ số khả năng sinh lời ROA và ROE sẽ tiếp tục được giữ mức cao, lần lượt 1,62% và 21,1%.

HDBank xác định năm 2021 tiếp tục triển khai mạnh mẽ việc chuyển đổi số, tự động hoá các quy trình trọng yếu nhằm gia tăng những trải nghiệm tối ưu cho khách hàng, tiết giảm chi phí vận hành, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. 

HDBank ưu tiên phát triển mảng dịch vụ, trong đó, dư địa mảng bancassurance của HDBank còn lớn và nhiều đối tác bảo hiểm nhân thọ quốc tế đang mong muốn hợp tác độc quyền. Mảng thẻ tín dụng và các sản phẩm dịch vụ khác cũng có nhiều tiềm năng phát triển trong năm 2021 và các năm tiếp theo.

Tổng Giám đốc Phạm Quốc Thanh cho biết bancassurace là một lĩnh vực tiềm năng với dư địa còn rất lớn. Năm 2021, HDBank đặt kế hoạch doanh thu phí từ bancassurance trên 1.000 tỷ đồng.

Ông cho biết ngân hàng sẽ tiến hành việc ký kết hợp đồng bảo hiểm độc quyền với các đối tác trong thời gian tới.

"Kế hoạch này vốn đã có trong năm trước nhưng do dịch COVID nên gặp khó khăn trong việc trao đổi hợp tác với đối tác. Tuy nhiên, các trao đổi vẫn đang tiếp diễn chúng tôi sẽ cố gắn chọn thời điểm thích hợp để chốt được hợp đồng để được mức giá tốt nhất cho ngân hàng", ông nói.

Đại hội cũng đã thông qua tờ trình phương án phân phối lợi nhuận năm 2020 và chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25% từ lợi nhuận chưa phân phối 2020 sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế đã kiểm toán và trích các quỹ theo quy định để tăng vốn điều lệ năm 2021.

Kết thúc quý 1/2021, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt trên 2.100 tỷ, tăng 68% so với quý 1/2020. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng mẹ vượt 1.800 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ năm trước. 

Bên cạnh đó, HDBank sẽ trình cổ đông kế hoạch bán cổ phiếu quỹ cho người lao động. Thời gian thực hiện kéo dài trong vòng 3 năm từ 2021 đến hết 2023 và được bán thành nhiều đợt.

Hiện số lượng cổ phiếu quỹ HDBank đang nắm giữ là gần 15,1 triệu cổ phiếu. Giá bán cổ phiếu sẽ do Hội đồng quản trị ngân hàng quyết định theo từng thời kỳ. Số cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm kể từ ngày hoàn thành từng đợt phát hành. 

Cũng tại đại hội lần này, cổ đông HDBank cũng bàn về việc chấm dứt sáp nhập Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) vào HDBank.
Theo HDBank, sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nguyên tắc, HDBank đã trình tiếp hồ sơ xin chấp thuận chính thức tại NHNN theo quy định. 
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan nên đến thời điểm hiện tại, NHNN vẫn chưa có chấp thuận chính thức việc sáp nhập PGBank và HDBank.
Do đó, các bên vẫn chưa thể hoàn thành dự án sáp nhập này. Bên cạnh đó, ngày 2/6/2020, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, là cổ đông lớn nắm 40% vốn PGBank) đã gửi công văn tới HDBank cho biết sẽ thực hiện thoái vốn tại PGBank theo quy định trong trường hợp phương án sáp nhập không được chấp thuận trước ngày 31/8/2020.
Đồng thời, PGBank đã có đề nghị chấm dứt việc sáp nhập này vào ngày 22/2/2021.

Công ty của bà Nguyễn Thị Phương Thảo mua xong 10 triệu cổ phiếu VJC

(Kiến Thức) - Dự kiến Sovico Aviation đã chi khoảng 1.200 tỷ đồng để trở thành cổ đông của Vietjet.

CTCP Sovico Aviation đã mua 10 triệu cổ phiếu VJC của CTCP Hàng không Vietjet trong thời gian từ 4-31/12 như đăng ký trước đó. Phương thức giao dịch là khớp lệnh và thỏa thuận.
Trước giao dịch, Sovico Aviation không nắm giữ cổ phiếu VJC nào. Sau giao dịch, công ty này sở hữu 1,85% vốn điều lệ của Vietjet. Tính theo giá thị trường, Sovico Aviation đã chi khoảng 1.200 tỷ đồng để trở thành cổ đông của Vietjet.