Nữ công nhân òa khóc sau 16 năm mới được về quê đón Tết

Ngày về quê đón Tết, chị Hậu không còn nhớ đường về, dò hỏi mãi mới tìm được căn nhà chị từng sinh sống cách đây 16 năm. Bước xuống xe, gặp lại mẹ cùng toàn thể gia đinh, cả nhà đã ôm nhau khóc nức nở khi chỉ còn 1 ngày nữa là đến phút giao thừa.

Ngày 3.2 (29 Tết), chị Lô Thị Hậu (SN 1985, trú tại thôn Thanh Xuân, xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa – hiện đang là công nhân một công ty may tại tỉnh Long An) đã cùng chồng và 3 con gái đáp chuyến xe về đến Thanh Hóa. Tại đây, gia đình sẽ đón Tết cùng nhà ngoại sau 16 năm xa cách.
Đón gia đình chị Hậu tại huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), đoàn chúng tôi gồm đại diện Báo Lao Động, Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa và Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại hàng không AIERSEO. Sau khi đón gia đình chị Hậu, cả đoàn men theo quốc lộ Nghi Sơn – Bãi Chành để về xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh (quê hương chị Hậu).
Trên đoạn đường trở về quê hương, chị Hậu cho biết, cách đây 16 năm (năm 2003), lúc ấy là cô gái tuổi mới lớn, chị đã xin gia đình để cùng bạn vào Nam tìm kiếm việc làm. Ban đâu khi đặt chân đến vùng đất mới, mọi thứ vô cùng khó khăn trắc trở. Sau gần 1 năm, chị bén duyên và kết nghĩa phu thê cùng anh Huỳnh Văn Lao (SN 1970, trú tại ấp Bình Hòa 2, xã Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An).
Nu cong nhan oa khoc sau 16 nam moi duoc ve que don Tet
Sau 16 năm, chị Hậu cùng mẹ đẻ mới được đoàn tụ trong những ngày Tết. Ảnh: Quách Du.
“Nghề chính của 2 vợ chồng tôi bấy giờ là ai thuê gì làm nấy, khi thì đi phun thuốc cỏ thuê, khi đi phụ hồ, lúc chạy xe ôm…cuộc sống tạm bợ qua ngày. Sau đó chúng tôi đã sinh được 3 người con gái. Kể từ khi các con ra đời, gia đình lại càng khốn khó gấp bội, cảnh túng thiếu, nợ nần luôn thường trực”, chị Hậu kể lại.
Theo chị Hậu, do hoàn cảnh quá khó khăn nên vài năm sau, gia đình được chính quyền địa phương, các tổ chức từ thiện xây cất cho một ngôi nhà tình thương rộng 32m2 để làm nơi đi về.
“Năm nào cũng vậy, cứ đến Tết là nhớ nhà, muốn trở về quê hương, thăm mẹ, thăm gia đình. Tuy nhiên, không thể nào thực hiện được vì cái ăn còn chưa đủ, thì lấy đâu tiền xe hoặc chút quà mọn biếu gia đình, người thân”, chị Hậu xúc động.
Anh Huỳnh Văn Lao (chồng chị Hậu) cho biết, Tết năm nay do Công đoàn của công ty (nơi chị Hậu đang làm việc), có chương trình hỗ trợ cho công nhân về quê đón Tết nên gia đình được tài trợ 5 vé xe. “Sau khi biết được thông tin trên, cả nhà vô cùng phấn khởi thu xếp đồ đạc và ra đón xe về quê ăn Tết. Trải qua hai ngày đường, gia đình chúng tôi đã có mặt tại Thanh Hóa”, anh Lao nói.
Nu cong nhan oa khoc sau 16 nam moi duoc ve que don Tet-Hinh-2
Cả nhà òa khóc đón người con trở về. Ảnh: Quách Du
Sau khoảng 1h xe chạy, đoàn chúng tôi có mặt tại xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh. Dù đã đến nơi, tuy nhiên, do xa quê đã lâu nên chị Hậu không nhớ được đường về nhà. Dò hỏi mãi, cả đoàn mới đến căn nhà sàn cạnh chân núi. Đứng đón trước cửa nhà là bà Lương Thị Viên (72 tuổi – mẹ chị Hậu).
Vừa bước xuống xe, gặp lại mẹ sau bao năm xa cách, chị Hậu chạy nhanh đến ôm chầm lấy mẹ, rồi cả gia đình cùng khóc nức nở trong không khí Tết sum vầy.Một số hình ảnh xúc động của gia đình nữ công nhân về quê đón Tết sau 16 năm xa cách.

Những tai nạn "ất ơ" trong những ngày cận Tết

Thời điểm cận Tết mọi người tất bật dọn dẹp nhà cửa để đón Tết và những tai nạn sinh hoạt rất hay xảy ra...

Nhung tai nan
 

Cận Tết, tối 2/2 (27 Tết), chúng tôi có mặt tại BV Nhân dân Gia Định (TP.HCM) và ghi lại những tai nạn sinh hoạt khó ngờ.

Tét mí mắt vì nổ bình ga

Cửa khoa Cấp cứu bật mở, một bà độ 45 tuổi máu me đầy mặt nằm trên băng ca được người con trai đẩy vô trong. Bà này một tay bịt mắt, một tay nắm áo con trai nói lớn: “Con ở lại, đừng bỏ mẹ”.

Sau khi khám, bác sĩ (BS) ghi nhận bà này bị một vết cắt dài và sâu trên mí mắt nên buộc phải khâu lại. BS cho biết may mắn vết thương không làm hư mắt.

Người con trai kể lại: “Nhà tôi ở một quận vùng ven TP.HCM. Khoảng 22 giờ mẹ tôi đi công chuyện ngang qua nhà hàng xóm. Bất ngờ bình ga nhà này nổ và miểng văng trúng mí mắt mẹ tôi. Tết nhứt mẹ tôi hay làm mứt gừng và hầm nồi giò măng. Giờ mẹ tôi bị vầy thì không biết có làm những thứ đó cho cả nhà ăn trong ba ngày Tết được không nữa...”.

Bể đầu vì cây gỗ trên cao rớt trúng

Lát sau, một bà tầm 50 tuổi nằm trên băng ca cũng máu me đầy đầu được người nhà đẩy vô khoa Cấp cứu. Sau khi khám, BS ghi nhận một vết thương khá sâu gần đỉnh đầu nên tiến hành băng bó, cho chụp CT scan.

Kết quả cho thấy vết thương không ảnh hưởng đến sọ não. BS cho chích thuốc và đề nghị bà này nằm tại chỗ độ 1 tiếng để theo dõi vết thương rồi cho về.

Chồng bà này cho biết do nhà chật chội nên một số dụng cụ được gác trên cao. Khi bà này đi ngang thì bất ngờ khúc gỗ khá to rớt xuống trúng đầu.

“Năm hết Tết đến mà đầu bị băng bó trắng toát như thế này thì sao dám đi chúc Tết họ hàng, bạn bè...” – ông chồng thở dài.

Tay đứt sâu vì hũ củ kiệu

Độ 15 phút sau, một bà tròm trèm 56 tuổi tay phải băng bó sơ sài được con gái dẫn vô khoa Cấp cứu. Sau khi kiểm tra vết thương, BS ghi nhận một vết cắt dài và sâu khiến máu chảy nhiều.

Các BS đưa bà này vô phòng tiểu phẫu để khâu vết thương. Khoảng 30 phút sau, ca phẫu thuật hoàn thành.

Người con gái cho biết cứ mỗi dịp Tết đến là mẹ làm vài hủ kiệu chua vừa ăn vừa biếu họ hàng. Trong lúc bê hủ kiệu chua khá to để trên kệ tủ thì bà này vấp ngã. Hủ kiệu rớt xuống đất, bà chúi ngã và tay phải chống lên đống miểng.

“Tôi lật đật đưa mẹ tới trạm y tế địa phương băng bó cầm máu rồi chở tới BV. Đúng xui quá chừng” – chị này lắc đầu.

“Thằng nhỏ” bị lột ít da

“Má ơi đừng bỏ con! Ba ơi con sợ đau lắm” – một cháu trai độ 10 tuổi vừa ôm “chỗ kín” vừa khóc thét khi được cha mẹ đưa vô khoa Cấp cứu.

BS ghi nhận dương vật cháu trai bị băng kín, rỉ máu. Sau khi tháo băng, BS phát hiện một phần da dương vật bị rách nên đề nghị gia đình chuyển cháu trai tới bệnh viện chuyên khoa nhi.

Người mẹ cho biết cháu trai trèo lên hàng rào trong lúc chơi trò trốn tìm với bạn trong xóm. Do sơ ý nên cây sắt nhọn hàng rào làm trầy xước và lột mảng da “thằng nhỏ” của cháu trai.

Theo BS Bá Duy Khương, khoa Cấp cứu BV Nhân dân Gia Định (TP.HCM), những ngày gần Tết thì tai nạn sinh hoạt tăng hơn so với ngày thường. Nếu ngày thường chỉ khoảng 10 ca tai nạn sinh hoạt thì con số này tăng từ 15-20 ca trong những ngày gần Tết.

Chuyện về anh lính nuôi “heo bị say sóng” ở Trường Sa

"Khi say sóng, heo không chịu ăn, chỉ nằm một chỗ và nôn ói. Lúc này mình phải cho uống thuốc đề kháng và cho ăn riêng, những con yếu phải được cách ly và chăm sóc, theo dõi đặc biệt hơn"- đó là lời kể của anh Nam - người lính được giao nhiệm vụ chăm sóc những chú heo - món quà Tết đất liền gửi ra Trường Sa.

Tàu Kiểm ngư KN 491 đưa chúng tôi từ đất liền ra thăm, tặng quà và chúc Tết quân, dân Trường Sa trong buổi chiều cuối năm. Quà Tết nào là quất, đào, mai, mứt, bánh kẹo, hạt dưa, lá dong, đậu xanh, gạo nếp… Đặc biệt, còn có gần 100 con lợn cũng theo tàu ra khơi làm quà Tết cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân Trường Sa.
Chuyen ve anh linh nuoi “heo bi say song” o Truong Sa
Heo được Hải quân Vùng 4 vận chuyển theo tàu ra Trường Sa làm quà Tết cho cán bộ chiến sỹ và nhân dân trên đảo.