Nóng: Iran mua 150 tiêm kích J-10 TQ khống tốn một xu

(Kiến Thức) - Iran không cần trả một xu trong hợp đồng trị giá 1 tỷ USD mua 150 chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc, thay vào đó họ đổi dầu mỏ.

Đơn hàng đầu tiên của chiến đấu cơ J-10 do Trung Quốc sản xuất đã xuất hiện và người mua là Iran. Đặc biệt là hợp đồng trị giá 1 tỷ USD mua 150 chiếc J-10, nhưng Iran không phải trả một xu, mà sử dụng quyền sản xuất 20 năm tại mỏ dầu lớn nhất của nước này để đổi lấy hợp đồng. 
Chuyên gia quân sự cho rằng “đổi mỏ dầu lấy chiến đấu cơ” đối với người mua và người bán đều có lợi, hai bên đều rất có hứng, chỉ là Mỹ có thể sẽ “không hài lòng”.
Tờ China Times của Đài Loan cho biết, máy bay chiến đấu J-10 là máy bay tiêm kích đa năng mọi thời tiến của Trung Quốc, do công ty công nghiệp máy bay Thành Đô của nước này nghiên cứu và sản xuất, mã xuất khẩu của máy bay này là F-10, phương Tây gọi là Vigorous Dragon.
Nong: Iran mua 150 tiem kich J-10 TQ khong ton mot xu
Chiến đấu cơ đa năng J-10.
Tầm bay tối đa của chiến đấu cơ J-10 là 2940km, với sự trợ giúp của máy bay J-10, Iran không chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ bay tại toàn bộ khu vực vùng vịnh, mà trên lý thuyết còn có thể bay vào lãnh thổ Isreal và quay về căn cứ. 
Các chuyên gia bình luận, Iran sẽ sử dụng chiến đấu cơ J-10 để bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia, chẳng hạn như nhà máy điện hạt nhân Bushehr. 
Trung Quốc và Iran đang có những bàn tính gì trong thương vụ đổi mỏ dầu lấy chiến đấu cơ này? Chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định, Iran có nguồn tài nguyên dầu mỏ, ngân sách đảm bảo nhưng do môi trường chính trị quốc tế không tốt, nên chưa mua sắm được các vũ khí hiện đại. Trong khi đó Trung Quốc có khả năng sản xuất vũ khí hiện đại, ngân sách dồi dạo nhưng lại thiếu dầu mỏ.

Thăm quan nơi chăm sóc “sức khỏe” máy bay ném bom Nga

(Kiến Thức) - Nhà máy sửa chữa 360 là địa chỉ quen thuộc với các máy bay ném bom Nga Tu-95MS và Tu-22M3 khi gặp vấn đề "sức khỏe".

Tham quan noi cham soc
Nhà máy sửa chữa máy bay 360 là nơi hiện đại hóa, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì máy bay ném bom Nga cỡ lớn và các loại máy bay vận tải "khổng lồ". Ảnh máy bay ném bom Tu-22M3 đặt ở khu vực đài tưởng niệm ngoài nhà máy.

Việc phóng tên lửa hạt nhân có dễ như "ăn kẹo"?

Để phóng tên lửa hạt nhân, người chỉ huy phải tiến hành thao tác kiểm tra an ninh nghiêm ngặt như xác thực giọng nói, mã số, thẻ xác thực...

Viec phong ten lua hat nhan co de nhu
Titan II là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, gắn đầu đạn hạt nhân lớn nhất của Mỹ. Nó có sức công phá và khả năng hủy diệt gấp 650 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản vào năm 1945. Chuck Penson, chuyên viên lưu trữ tại Bảo tàng tên lửa Titan ở thị trấn Sahuarita, bang Arizona, cho biết: “Mục đích của dự án chế tạo tên lửa Titan II là đe dọa đối phương, khiến họ phải lo sợ nếu phát động cuộc tấn công chống Mỹ”.