Nóng: Ấn Độ đã xây xong hầm chuyển quân đến biên giới Trung Quốc

Theo AFP, Ấn Độ sắp hoàn thành đường hầm gần biên giới với Trung Quốc nhằm giảm thời gian chuyển quân tới các “điểm nóng” quân sự.

Theo nguồn tin này, sau khi đưa đường hầm Atal Rohtang ở khu vực Himalaya của Ấn Độ vào vận hành, quá trình chuyển quân tới khu vực biên giới đang tranh chấp với Trung Quốc có thể giảm từ vài giờ đồng hồ xuống còn 10 phút.
Nong: An Do da xay xong ham chuyen quan den bien gioi Trung Quoc
 Quân đội Ấn Độ. Ảnh: Lục quân Ấn Độ.
Đoạn hầm này cũng giúp quân đội Ấn Độ di chuyển đến các “điểm nóng” ở khu vực biên giới trong mọi điều kiện thời tiết. Công trình hầm dự kiến sẽ được khánh thành vào cuối tháng này.
Trong thời gian qua, Chính phủ Ấn Độ đã đẩy nhanh việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng như cầu, đường ở khu vực biên giới nhằm giảm bớt khó khăn trong việc vận chuyển và tiếp tế cho lực lượng quân đội. Đường hầm Atal Rohtang được xây dựng với tổng kinh phí lên tới 400 triệu USD với độ cao 3.000m và kéo dài 9km. Công trình này được đánh giá nhằm cải thiện cuộc sống của người dân ở khu vực biên giới, cũng như củng cố sức mạnh về chiến lược quân sự Ấn Độ.

Vũ khí của lính dù Nga ngày càng được phương Tây hóa

(Kiến Thức) - Lực lượng Đổ bộ đường không (ĐBĐK) của Nga là lực lượng dự bị chiến lược, có khả năng triển khai nhanh chóng đến các khu vực khủng hoảng để bảo vệ lợi ích của Nga và lực lượng này luôn được trang bị những vũ khí hiện đại nhất.

Vu khi cua linh du Nga ngay cang duoc phuong Tay hoa

Liên Xô là cái nôi của Lực lượng Đổ bộ đường không (ĐBĐK) hiện đại, ngay từ năm 1930 Liên Xô thành lập đội quân dù đầu tiên trên thế giới. Ngày 18/8/1933, Liên Xô tổ chức màn trình diễn nhảy dù trên không chấn động thế giới tại Mátxcơva, 46 lính dù nhảy dù từ 2 máy bay ném bom cỡ lớn, các tùy viên quân sự đóng tại Liên Xô sửng sốt quay về nước. Vì vậy Anh, Mỹ, Đức, Pháp và các nước khác đã làm theo và mở đầu cho sự phát triển của quân dù. Ảnh: Lính dù Liên Xô nhảy dù từ máy bay Il-76. Nguồn: Alamy Stock

Vì sao xung đột biên giới Trung Quốc - Ấn Độ ngày càng căng thẳng?

Tình hình biên giới Ấn Độ và Trung Quốc bất ngờ leo thang khi binh sĩ hai bên đều thiệt mạng trong các cuộc chiến đấu tay không và ném đá nhau. Vì sao dẫn đến căng thẳng này và điều đó liệu có thể gây ra một cuộc xung đột rộng lớn hơn hay chiến tranh?

Vi sao xung dot bien gioi Trung Quoc - An Do ngay cang cang thang?
Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 16/6 ra thông cáo, 20 binh sĩ nước này đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh với quân đội Trung Quốc vào tối 15/6 tại Ladakh, biên giới tranh chấp trên dãy núi Himalaya.