Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Nỗi oan của MiG-21 Ấn Độ: Hoàn toàn không phải “quan tài bay”

20/03/2021 19:15

Những dữ liệu thống kê của Không quân Ấn Độ (IAF) từ 50 năm nay cho thấy, MiG-21 là loại máy bay chiến đấu an toàn nhất với lực lượng này, chứ không phải “quan tài bay” như báo chí miêu tả.

Tiến Minh

Khám “tổ chim sắt” Không quân Ấn Độ 2025-2035: Vĩnh biệt MiG-21!

Tại sao Ấn Độ lại đưa “ông già” MiG-21 lên đầu chiến tuyến với Pakistan?

LCA Tejas: giải pháp thay thế MiG-21 của Ấn Độ

Nhìn lại phương án thay thế tiêm kích MiG-21 của Ấn Độ

Một chiếc tiêm kích MiG-21 Bison thuộc không quân Ấn Độ đã rơi trong lúc cất cánh, để tham gia một cuộc huấn luyện chiến đấu, tại một căn cứ không quân ở miền trung nước này, vào ngày 17/3 vừa qua; phi công đã thiệt mạng, khi không kịp phóng dù thoát thân.
Một chiếc tiêm kích MiG-21 Bison thuộc không quân Ấn Độ đã rơi trong lúc cất cánh, để tham gia một cuộc huấn luyện chiến đấu, tại một căn cứ không quân ở miền trung nước này, vào ngày 17/3 vừa qua; phi công đã thiệt mạng, khi không kịp phóng dù thoát thân.
Việc chiến đấu cơ MiG-21 lại tiếp tục rơi, một lần nữa dấy lên những lời kêu gọi giận dữ, về việc cho loại biên ngay chiến đấu cơ chủ lực, từng phục vụ trong Không quân Ấn Độ trong suốt 50 năm qua.
Việc chiến đấu cơ MiG-21 lại tiếp tục rơi, một lần nữa dấy lên những lời kêu gọi giận dữ, về việc cho loại biên ngay chiến đấu cơ chủ lực, từng phục vụ trong Không quân Ấn Độ trong suốt 50 năm qua.
Ngày càng có nhiều ý kiến đề nghị thay thế máy bay chiến đấu MiG-21, vốn là trụ cột của Không quân Ấn Độ, bằng Máy bay chiến đấu hạng nhẹ (LCA) Tejas, do Ấn Độ tự phát triển.
Ngày càng có nhiều ý kiến đề nghị thay thế máy bay chiến đấu MiG-21, vốn là trụ cột của Không quân Ấn Độ, bằng Máy bay chiến đấu hạng nhẹ (LCA) Tejas, do Ấn Độ tự phát triển.
Theo một tuyên bố từ IAF, chiếc tiêm kích MiG-21 Bison bị rơi, sau khi cất cánh cho một nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu. IAF đã sử dụng khoảng 872 chiếc MiG-21, kể từ lần đầu tiên chúng được IAF biên chế vào những năm 1960.
Theo một tuyên bố từ IAF, chiếc tiêm kích MiG-21 Bison bị rơi, sau khi cất cánh cho một nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu. IAF đã sử dụng khoảng 872 chiếc MiG-21, kể từ lần đầu tiên chúng được IAF biên chế vào những năm 1960.
Loại chiến đấu cơ nội địa của Ấn Độ là Tejas, được thiết kế để thay thế MiG-21. Kế hoạch phát triển và sản xuất Tejas bắt đầu từ năm 1980, khi Liên Xô chính thức ngừng sản xuất MiG-21 và khi đó, Liên Xô không có ý định phát triển chiến đấu cơ hạng nhẹ, sử dụng một động cơ như MiG-21.
Loại chiến đấu cơ nội địa của Ấn Độ là Tejas, được thiết kế để thay thế MiG-21. Kế hoạch phát triển và sản xuất Tejas bắt đầu từ năm 1980, khi Liên Xô chính thức ngừng sản xuất MiG-21 và khi đó, Liên Xô không có ý định phát triển chiến đấu cơ hạng nhẹ, sử dụng một động cơ như MiG-21.
Tuy nhiên mất gần 4 thập kỷ phát triển, qua nhiều lần sửa đổi, nhưng tiêm kích nội địa Tejas vẫn là một mớ “bòng bong”; việc này buộc IAF phải kéo dài thời gian phục vụ của số MiG-21, vốn đã quá cũ, không bảo đảm các yếu tố an toàn bay.
Tuy nhiên mất gần 4 thập kỷ phát triển, qua nhiều lần sửa đổi, nhưng tiêm kích nội địa Tejas vẫn là một mớ “bòng bong”; việc này buộc IAF phải kéo dài thời gian phục vụ của số MiG-21, vốn đã quá cũ, không bảo đảm các yếu tố an toàn bay.
Hiện thời Ấn Độ đang “quyết tâm”, đẩy nhanh quá trình mua sắm máy bay chiến đấu hạng nhẹ “cây nhà lá vườn của mình”; mặc dù thời hạn để đáp ứng yêu cầu xây dựng số lượng 42 phi đội của IAF, khó có thể hoàn thành vào năm 2030.
Hiện thời Ấn Độ đang “quyết tâm”, đẩy nhanh quá trình mua sắm máy bay chiến đấu hạng nhẹ “cây nhà lá vườn của mình”; mặc dù thời hạn để đáp ứng yêu cầu xây dựng số lượng 42 phi đội của IAF, khó có thể hoàn thành vào năm 2030.
Mặc dù hai phi đội chiến đấu cơ hạng trung Rafale của Pháp, đã được đưa vào biên chế, cộng với 21 chiếc MiG-29M và 12 chiếc Su-30MKI nữa mới được mua từ Nga, nhưng IAF vẫn cần những “ông già” MiG-21, để tạo ưu thế về số lượng, so với các địch thủ Pakistan và Trung Quốc.
Mặc dù hai phi đội chiến đấu cơ hạng trung Rafale của Pháp, đã được đưa vào biên chế, cộng với 21 chiếc MiG-29M và 12 chiếc Su-30MKI nữa mới được mua từ Nga, nhưng IAF vẫn cần những “ông già” MiG-21, để tạo ưu thế về số lượng, so với các địch thủ Pakistan và Trung Quốc.
Việc trang bị thêm 83 máy bay chiến đấu Tejas, dự kiến được bàn giao, trong khoảng thời gian từ tháng 2/2024 đến tháng 12/2028, sẽ tạo ra sự thay đổi cả về số lượng và chất lượng, đối với đội máy bay chiến đấu của IAF.
Việc trang bị thêm 83 máy bay chiến đấu Tejas, dự kiến được bàn giao, trong khoảng thời gian từ tháng 2/2024 đến tháng 12/2028, sẽ tạo ra sự thay đổi cả về số lượng và chất lượng, đối với đội máy bay chiến đấu của IAF.
Trên thực tế, Không quân Ấn Độ đã có kế hoạch loại biên chiến đấu cơ MiG-21 bắt đầu từ năm 2013; trong những năm vừa qua, MiG-21 có tỷ lệ tai nạn tăng cao đột biến. Đây cũng là đúng theo quy luật, vì MiG-21 đã đến giai đoạn, hết niên hạn khai thác.
Trên thực tế, Không quân Ấn Độ đã có kế hoạch loại biên chiến đấu cơ MiG-21 bắt đầu từ năm 2013; trong những năm vừa qua, MiG-21 có tỷ lệ tai nạn tăng cao đột biến. Đây cũng là đúng theo quy luật, vì MiG-21 đã đến giai đoạn, hết niên hạn khai thác.
Tuy nhiên, số lượng máy bay chiến đấu ít ỏi và yêu cầu duy trì sức mạnh của lực lượng máy bay chiến đấu, khiến New Delhi khó có thể loại biên ngay số máy bay chiến đấu cũ, có từ thời Liên Xô. Sẽ phải mất ít nhất một thập kỷ, để nhà sản xuất máy bay HAL, cung cấp đủ cho IAF, số lượng Tejas cần thiết.
Tuy nhiên, số lượng máy bay chiến đấu ít ỏi và yêu cầu duy trì sức mạnh của lực lượng máy bay chiến đấu, khiến New Delhi khó có thể loại biên ngay số máy bay chiến đấu cũ, có từ thời Liên Xô. Sẽ phải mất ít nhất một thập kỷ, để nhà sản xuất máy bay HAL, cung cấp đủ cho IAF, số lượng Tejas cần thiết.
Điều ngạc nhiên đó là, khái niệm chiến đấu cơ MiG-21 là “quan tài bay” là hoàn toàn áp đặt và không đúng. Những phân tích thống kê kỹ lưỡng về lịch sử của IAF, hóa ra MiG-21 là chiến đấu cơ an toàn nhất, trong lịch sử của họ.
Điều ngạc nhiên đó là, khái niệm chiến đấu cơ MiG-21 là “quan tài bay” là hoàn toàn áp đặt và không đúng. Những phân tích thống kê kỹ lưỡng về lịch sử của IAF, hóa ra MiG-21 là chiến đấu cơ an toàn nhất, trong lịch sử của họ.
Trên thực tế, nếu nhìn vào bảng thống kê tỷ lệ tai nạn, của các loại máy bay mà không quân Ấn Độ sử dụng kể từ năm 1960 đến nay, tỷ lệ tai nạn của MiG-21 đứng phía cuối.
Trên thực tế, nếu nhìn vào bảng thống kê tỷ lệ tai nạn, của các loại máy bay mà không quân Ấn Độ sử dụng kể từ năm 1960 đến nay, tỷ lệ tai nạn của MiG-21 đứng phía cuối.
Kể từ năm 1960, MiG-21 là loại máy bay chiến đấu được Không quân Ấn Độ sử dụng nhiều nhất (872 chiếc), nên khi so với những loại chiến đấu cơ khác, nên tỷ lệ tai nạn có vẻ cao. Nhưng nếu tính số vụ tai nạn/số lượng máy bay sử dụng của IAF, thì MiG-21 có tỷ lệ tai nạn thấp nhất.
Kể từ năm 1960, MiG-21 là loại máy bay chiến đấu được Không quân Ấn Độ sử dụng nhiều nhất (872 chiếc), nên khi so với những loại chiến đấu cơ khác, nên tỷ lệ tai nạn có vẻ cao. Nhưng nếu tính số vụ tai nạn/số lượng máy bay sử dụng của IAF, thì MiG-21 có tỷ lệ tai nạn thấp nhất.
Bên cạnh đó, các phương tiện truyền thông đưa tin quá nhiều về các vụ tai nạn, khiến “ông già gân” MiG-21, được chú ý nhiều hơn. Đặc biệt là truyền thông phương Tây, thường thổi phồng những điểm yếu của máy bay chiến đấu Liên Xô; nhất là khả năng an toàn và chiến đấu của MiG-21.
Bên cạnh đó, các phương tiện truyền thông đưa tin quá nhiều về các vụ tai nạn, khiến “ông già gân” MiG-21, được chú ý nhiều hơn. Đặc biệt là truyền thông phương Tây, thường thổi phồng những điểm yếu của máy bay chiến đấu Liên Xô; nhất là khả năng an toàn và chiến đấu của MiG-21.
Theo dữ liệu do Airpowerasia.com tổng hợp , nếu tính tỷ lệ phần trăm tổn thất hàng năm của các máy bay IAF, MiG-21 đứng cuối với tỷ lệ tiêu hao thời bình chỉ 0,54% trong 58 năm sử dụng; mức độ tai nạn kém xa các loại máy bay khác.
Theo dữ liệu do Airpowerasia.com tổng hợp , nếu tính tỷ lệ phần trăm tổn thất hàng năm của các máy bay IAF, MiG-21 đứng cuối với tỷ lệ tiêu hao thời bình chỉ 0,54% trong 58 năm sử dụng; mức độ tai nạn kém xa các loại máy bay khác.
Nếu tính chi tiết, tỷ lệ tai nạn của MiG-21 là 4,67 máy bay/năm/tổng số 872 (bằng 0,54% trong thời gian phục vụ 58 năm). Loại chiến đấu cơ xứng danh “quan tài bay” trong lịch sử của IAF là tiêm kích Ouragan (do Dassault của Pháp chế tạo), tỷ lệ tai nạn là 2,71 chiếc/năm/tổng số 113 chiếc (bằng 2,4%). Nguồn ảnh: Pinterest.
Nếu tính chi tiết, tỷ lệ tai nạn của MiG-21 là 4,67 máy bay/năm/tổng số 872 (bằng 0,54% trong thời gian phục vụ 58 năm). Loại chiến đấu cơ xứng danh “quan tài bay” trong lịch sử của IAF là tiêm kích Ouragan (do Dassault của Pháp chế tạo), tỷ lệ tai nạn là 2,71 chiếc/năm/tổng số 113 chiếc (bằng 2,4%). Nguồn ảnh: Pinterest.
Những kỷ lục của tiêm kích MiG-21 đạt được tại Việt Nam. Nguồn: QPVN.

Top tin bài hot nhất

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

29/04/2025 14:07
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Hai sư đoàn Nga tấn công dữ dội, Lữ đoàn 109 Ukraine tháo chạy

Hai sư đoàn Nga tấn công dữ dội, Lữ đoàn 109 Ukraine tháo chạy

Ukraine thấp thỏm lo Nga phóng tên lửa đạn đạo liên tục địa tầm bắn 10.000km

Ukraine thấp thỏm lo Nga phóng tên lửa đạn đạo liên tục địa tầm bắn 10.000km

Bỉ bí mật thử nghiệm xe tăng Leopard 1 "lai robot" ở Ukraine

Bỉ bí mật thử nghiệm xe tăng Leopard 1 "lai robot" ở Ukraine

Quân đội Ukraine chỉ còn kiểm soát 10% “lò vôi” Chasiv Yar

Quân đội Ukraine chỉ còn kiểm soát 10% “lò vôi” Chasiv Yar

Mưa tên lửa trút xuống Charsiv Yar, Ukraine tổn thất nặng nề

Nga phóng số lượng UAV nhiều kỷ lục vào Ukraine

Nga phóng số lượng UAV nhiều kỷ lục vào Ukraine

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status