Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

SPOTLIGHT

Photo

Những sự thật cực thú vị về loài gấu trúc khổng lồ

04/10/2022 19:40

Mặc dù thuộc họ Gấu (Ursidae), gồm những loài gấu nâu, gấu Bắc Cực, gấu ngựa..., gấu trúc có rất nhiều điểm khác biệt so với những “người anh em” của mình.

T.B (tổng hợp)

Giật mình lý do những con gấu trúc cuối cùng biến mất khỏi châu Âu

Lộ bí mật đời tư đầy bất ngờ của “quốc bảo” Trung Quốc

 Gấu trúc lớn, gấu trúc khổng lồ hay gọi đơn giản là gấu trúc (Ailuropoda melanoleuca) là một loài gấu đặc hữu được cả thế giới biết đến của Trung Quốc. Chúng được coi như là một biểu tượng quốc gia của đất nước tỉ dân này.
Gấu trúc lớn, gấu trúc khổng lồ hay gọi đơn giản là gấu trúc (Ailuropoda melanoleuca) là một loài gấu đặc hữu được cả thế giới biết đến của Trung Quốc. Chúng được coi như là một biểu tượng quốc gia của đất nước tỉ dân này.
Mặc dù thuộc họ Gấu (Ursidae), gồm những loài gấu nâu, gấu Bắc Cực, gấu ngựa..., gấu trúc có rất nhiều điểm khác biệt so với những “người anh em” của mình. Trước hết, về ngoại hình, chúng dễ dàng được nhận ra bởi các mảng màu đen xung quanh mắt, trên tai, và tứ chi.
Mặc dù thuộc họ Gấu (Ursidae), gồm những loài gấu nâu, gấu Bắc Cực, gấu ngựa..., gấu trúc có rất nhiều điểm khác biệt so với những “người anh em” của mình. Trước hết, về ngoại hình, chúng dễ dàng được nhận ra bởi các mảng màu đen xung quanh mắt, trên tai, và tứ chi.
Tuy thuộc về bộ Carnivora (bộ Ăn Thịt), chế độ ăn của gấu trúc chủ yếu là thực vật, với 99% khẩu phần là tre, trúc. Đôi khi người ta cũng ghi nhận gấu trúc trong tự nhiên ăn cỏ dại, ăn thịt chim và xác thối. Trong tình trạng nuôi nhốt, chúng ăn cả mật ong, trứng cá và hoa quả.
Tuy thuộc về bộ Carnivora (bộ Ăn Thịt), chế độ ăn của gấu trúc chủ yếu là thực vật, với 99% khẩu phần là tre, trúc. Đôi khi người ta cũng ghi nhận gấu trúc trong tự nhiên ăn cỏ dại, ăn thịt chim và xác thối. Trong tình trạng nuôi nhốt, chúng ăn cả mật ong, trứng cá và hoa quả.
Trong tự nhiên, gấu trúc dành phần lớn thời gian để đi lang thang và ăn trong các rừng tre, trúc ở vùng đồi núi. Chúng không ngủ đông như nhiều loài động vật có vú cận nhiệt đới khác mà chỉ di chuyển đến vùng có nhiệt độ ấm hơn.
Trong tự nhiên, gấu trúc dành phần lớn thời gian để đi lang thang và ăn trong các rừng tre, trúc ở vùng đồi núi. Chúng không ngủ đông như nhiều loài động vật có vú cận nhiệt đới khác mà chỉ di chuyển đến vùng có nhiệt độ ấm hơn.
Gấu trúc trưởng thành sống đơn độc với một vùng lãnh thổ được xác định cho mỗi cá thể. Chúng giao tiếp thông qua tiếng kêu và đánh dấu địa bàn bằng cách cào lên thân cây hoặc để lại mùi nước tiểu.
Gấu trúc trưởng thành sống đơn độc với một vùng lãnh thổ được xác định cho mỗi cá thể. Chúng giao tiếp thông qua tiếng kêu và đánh dấu địa bàn bằng cách cào lên thân cây hoặc để lại mùi nước tiểu.
Các cuộc gặp gỡ giữa các cá thể gấu trúc xảy ra chủ yếu trong mùa sinh sản ngắn ngủi giữa tháng 3 và tháng 5. Sau khi giao phối, con đực sẽ rời đi, để con cái một mình. Gấu cái mang thai nằm trong khoảng từ 95 đến 160 ngày.
Các cuộc gặp gỡ giữa các cá thể gấu trúc xảy ra chủ yếu trong mùa sinh sản ngắn ngủi giữa tháng 3 và tháng 5. Sau khi giao phối, con đực sẽ rời đi, để con cái một mình. Gấu cái mang thai nằm trong khoảng từ 95 đến 160 ngày.
Gấu trúc con sơ sinh đỏ hỏn, chỉ nặng từ 1-3 lạng, bằng khoảng 1/800 so với trọng lượng gấu mẹ (đây là tỉ lệ nhỏ nhất trong các loài đông vật có vú có nhau thai). Khoảng một nửa ca sinh là sinh đôi, và trong điều kiện tự nhiên, con yếu hơn sẽ chết vì đói.
Gấu trúc con sơ sinh đỏ hỏn, chỉ nặng từ 1-3 lạng, bằng khoảng 1/800 so với trọng lượng gấu mẹ (đây là tỉ lệ nhỏ nhất trong các loài đông vật có vú có nhau thai). Khoảng một nửa ca sinh là sinh đôi, và trong điều kiện tự nhiên, con yếu hơn sẽ chết vì đói.
Gấu con có bộ lông phát triển đầy đủ sau 1 tháng, bò được sau 75-80 ngày, bắt đầu ăn được tre trúc sau 6 tháng và có thể sống độc lập khi được 18 tháng đến 2 tuổi. Chúng trưởng thành sinh dục trong độ tuổi từ 4-8. Trong lượng trung bình của gấu trưởng thành từ 100-115 kg.
Gấu con có bộ lông phát triển đầy đủ sau 1 tháng, bò được sau 75-80 ngày, bắt đầu ăn được tre trúc sau 6 tháng và có thể sống độc lập khi được 18 tháng đến 2 tuổi. Chúng trưởng thành sinh dục trong độ tuổi từ 4-8. Trong lượng trung bình của gấu trưởng thành từ 100-115 kg.
Trong tự nhiên, gấu trúc lớn sống ở một vài vùng núi ở trung tâm Trung Quốc, chủ yếu ở Tứ Xuyên, nhưng cũng xuất hiện ở Thiểm Tây và Cam Túc. Một nghiên cứu năm 2006 cho thấy số lượng của chúng còn khoảng 2.000 đến 3.000.
Trong tự nhiên, gấu trúc lớn sống ở một vài vùng núi ở trung tâm Trung Quốc, chủ yếu ở Tứ Xuyên, nhưng cũng xuất hiện ở Thiểm Tây và Cam Túc. Một nghiên cứu năm 2006 cho thấy số lượng của chúng còn khoảng 2.000 đến 3.000.
Mặc dù số lượng gấu trúc trong tự nhiên đang ngày càng tăng và hoạt động nhân giống trong môi trường nhân tạo gặt hái nhiều thành công, gấu trúc vẫn được xếp vào diện Sắp nguy cấp trong sách đỏ IUCN.
Mặc dù số lượng gấu trúc trong tự nhiên đang ngày càng tăng và hoạt động nhân giống trong môi trường nhân tạo gặt hái nhiều thành công, gấu trúc vẫn được xếp vào diện Sắp nguy cấp trong sách đỏ IUCN.
Ngoài quần thể tự nhiên, còn có vài trăm cá thể gấu trúc sống trong điều kiện nuôi nhốt ở Trung Quốc và hàng chục nước khác trên thế giới. Nhiều con trong số đó là quà tặng ngoại giao của Trung Quốc, thường được quốc tế biết đến như chính sách “ngoại giao gấu trúc”.
Ngoài quần thể tự nhiên, còn có vài trăm cá thể gấu trúc sống trong điều kiện nuôi nhốt ở Trung Quốc và hàng chục nước khác trên thế giới. Nhiều con trong số đó là quà tặng ngoại giao của Trung Quốc, thường được quốc tế biết đến như chính sách “ngoại giao gấu trúc”.
Trong nhiều thế kỷ, việc phân loại gấu trúc đã gây ra nhiều tranh cãi vì loài vật này có những đặc điểm của cả gấu và gấu mèo. Các nghiên cứu phân tử cho thấy chúng là một loài gấu thật sự, mặc dù có tách biệt trên cây tiến hóa từ rất sớm so với các loài gấu khác.
Trong nhiều thế kỷ, việc phân loại gấu trúc đã gây ra nhiều tranh cãi vì loài vật này có những đặc điểm của cả gấu và gấu mèo. Các nghiên cứu phân tử cho thấy chúng là một loài gấu thật sự, mặc dù có tách biệt trên cây tiến hóa từ rất sớm so với các loài gấu khác.
Có hai phân loài của gấu trúc đã được công nhận, đầu tiên là phân loài mang tên khoa học Ailuropoda melanoleuca melanoleuca, bao gồm phần lớn quần thể còn hiện nay của gấu trúc. Chúng được tìm thấy chủ yếu ở Tứ Xuyên và có màu lông là đen - trắng.
Có hai phân loài của gấu trúc đã được công nhận, đầu tiên là phân loài mang tên khoa học Ailuropoda melanoleuca melanoleuca, bao gồm phần lớn quần thể còn hiện nay của gấu trúc. Chúng được tìm thấy chủ yếu ở Tứ Xuyên và có màu lông là đen - trắng.
Phân loài còn lại là gấu trúc Tần Lĩnh (Ailuropoda melanoleuca qinlingensis), chỉ hiện diện trong dãy núi Tần Lĩnh ở Thiểm Tây ở cao độ khoảng 1.300-3.000 mét. Chúng có màu lông “cà phê sữa”, hộp sọ nhỏ hơn và răng hàm lớn hơn.
Phân loài còn lại là gấu trúc Tần Lĩnh (Ailuropoda melanoleuca qinlingensis), chỉ hiện diện trong dãy núi Tần Lĩnh ở Thiểm Tây ở cao độ khoảng 1.300-3.000 mét. Chúng có màu lông “cà phê sữa”, hộp sọ nhỏ hơn và răng hàm lớn hơn.
Trong tất cả các loài gấu, gấu trúc được coi là loài hiền lành nhất. Dù vậy chúng vẫn có thể tấn công và gây thương tích cho con người nếu bị trêu chọc.
Trong tất cả các loài gấu, gấu trúc được coi là loài hiền lành nhất. Dù vậy chúng vẫn có thể tấn công và gây thương tích cho con người nếu bị trêu chọc.
Hình ảnh gấu trúc đã được đưa vào logo của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), có nguyên mẫu là con gấu trúc tên Chi Chi được được đưa từ Sở thú Bắc Kinh đến Sở thú Luân Đôn vào năm 1958, 3 năm trước khi WWF được thành lập.
Hình ảnh gấu trúc đã được đưa vào logo của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), có nguyên mẫu là con gấu trúc tên Chi Chi được được đưa từ Sở thú Bắc Kinh đến Sở thú Luân Đôn vào năm 1958, 3 năm trước khi WWF được thành lập.
Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.

Top tin bài hot nhất

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

12/05/2025 20:12
Diễn quán bar ở Thanh Hóa, Ngân 98 "mặc như không" cực phản cảm

Diễn quán bar ở Thanh Hóa, Ngân 98 "mặc như không" cực phản cảm

07/05/2025 08:30
Cô gái diện đồ không nội y đi tập gym gây tranh cãi

Cô gái diện đồ không nội y đi tập gym gây tranh cãi

19/04/2025 08:30
"Tiên nữ tắm suối" Quảng Ninh tái xuất khiến ai ngắm cũng mê

"Tiên nữ tắm suối" Quảng Ninh tái xuất khiến ai ngắm cũng mê

24/04/2025 07:45
300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

29/04/2025 14:07

Bạn có thể quan tâm

Mỹ nhân "gái 1 con" mặc yếm hờ hững khi đi du lịch

Mỹ nhân "gái 1 con" mặc yếm hờ hững khi đi du lịch

Hot girl gây chú ý với trang phục bó sát đi cắm hoa

Hot girl gây chú ý với trang phục bó sát đi cắm hoa

Hồ Quỳnh Hương tung loạt ảnh cưới đẹp như cổ tích

Hồ Quỳnh Hương tung loạt ảnh cưới đẹp như cổ tích

Trổ tài lắc hông, hot girl pickleball gây tranh cãi

Trổ tài lắc hông, hot girl pickleball gây tranh cãi

Ảnh thẻ đẹp mê hồn của Hoa hậu Thanh Thủy

Ảnh thẻ đẹp mê hồn của Hoa hậu Thanh Thủy

Nữ MC Nghệ An sở hữu tên lạ gây sốt với visual vạn người mê

Nữ MC Nghệ An sở hữu tên lạ gây sốt với visual vạn người mê

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status