Những ông tổ nghề nức tiếng của người Việt

Phạm Đôn Lễ, Lương Như Hộc, Lê Công Hành, Đặng Huy Trứ không chỉ là những danh nhân, nhà ngoại giao có nhiều cống hiến cho đất nước, họ còn có công mang những kỹ thuật mới về với người Việt, được suy tôn làm ông tổ nghề.

Nhung ong to nghe nuc tieng cua nguoi Viet
Trạng chiếu Phạm Đôn Lễ. Ảnh minh họa: IT.
Trạng chiếu Phạm Đôn Lễ
Phạm Đôn Lễ (1457 - 1531), quê gốc Tứ Kỳ, Hải Dương, nay thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Thông minh, học giỏi từ nhỏ, ông đỗ đầu cả 3 kỳ thi (Hương, Hội, Đình) dưới thời vua Lê Thánh Tông.
Làm quan dưới triều vị vua anh minh bậc nhất sử Việt, giỏi cả văn thơ, kinh tế, chính trị nên Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ rất được triều đình trọng dụng, uy tín cao, thăng dần đến Tả thị lang, Thượng thư, được cử đi sứ nhà Minh.
Khi qua vùng Quế Lâm (Trung Quốc), tình cờ thấy kỹ thuật dệt chiếu bằng ngựa đỡ của người dân nơi đây tạo ra được những tấm chiếu đẹp, bền hơn so với cách dệt của người Nam, Phạm Đôn Lễ đã dừng bước tìm hiểu, học nghề, mua bàn dệt mang về.
Về nước, ông đưa kỹ thuật dệt chiếu này truyền lại cho nhân dân trong vùng. Kỹ thuật mới này giúp sợi đay được căng trên ngựa đỡ, thuận lợi cho người trao chiếu (tức trao cói), đẩy nhanh được tốc độ dệt chiếu.
Chính nhờ cải cách này, nghề dệt chiếu thủ công ở vùng ven biển miền Bắc phát triển. Hải Triều quê ông thành làng dệt chiếu nổi tiếng. Cuộc sống của người dân ngày càng khấm khá. Nhớ ơn ông, người dân yêu mến gọi ông là Trạng chiếu, hậu thế suy tôn ông làm ông tổ nghề dệt chiếu nước ta. 
Ông tổ nghề in khắc bản gỗ
Lương Như Hộc (có sách ghi Lương Nhữ Hộc), quê ở Hải Dương ngày nay. Năm Đại Bảo thứ 3 đời vua Lê Thái Tông (1442), ông thi đỗ thám hoa, làm quan đến chức Đô ngự sử. Do có tài kinh bang tế thế và năng lực ngoại giao, ông được vua Lê tin cậy, 2 lần cử ông đi sứ nhà Minh vào các năm 1443 và 1459.
Từ những chuyến đi sứ này, ông đã học được kỹ thuật in của người phương Bắc. Trở về nước, ông truyền lại cho những người học trò của mình, rồi lan rộng trong vùng. Nhờ công của Lương Như Hộc, nghề in khắc bản gỗ tại Liễu Tràng, Hồng Lục ngày càng phát triển mạnh, nơi đây trở thành địa phương in ấn lớn nhất Đại Việt lúc bấy giờ.
Sau khi qua đời, để ghi nhớ công ơn, nhân dân các làng Hồng Lục, Liễu Tràng, Khuê Liễu tôn ông làm thành hoàng, coi là tổ nghề của họ và cho tạc tượng thờ tại đình làng. Trong số những cuốn sách nổi tiếng của nước ta, bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” của sử gia Ngô Sĩ Liên từng được các nghệ nhân làng Liễu Tràng khắc in thành công năm 1697.
Nhung ong to nghe nuc tieng cua nguoi Viet-Hinh-2
Chân dung Đặng Huy Trứ. Ảnh minh họa: IT.
Lê Công Hành - Ông tổ nghề thêu
Danh nhân Lê Công Hành (1606 - 1662) quê ở Thường Tín, Hà Nội ngày nay. Ông nổi tiếng ham học từ nhỏ, từng thi đỗ tiến sĩ dưới thời Hậu Lê. Sau khi ra làm quan, ông được triều đình bổ dụng nhiều chức vụ. Do lập được nhiều công trạng, ông được triều đình ban cho Kim tử Vinh Lộc Đại phu, chức Tả thị lang bộ Công, tước Thanh Lương hầu, được vua ban quốc tính, từng được cử đi sứ nhà Minh.
Không chỉ giỏi kinh bang tế thế, Lê Công Hành còn được người Việt nhớ tới với tư cách là ông tổ của nghề thêu khi có công mang nghề này về với nước Việt.
Theo sử sách ghi chép lại, trong chuyến đi sứ sang nhà Minh năm 1646, Lê Công Hành đã học được kỹ thuật thêu ở đây. Trở về nước, ông đem bí quyết ra dạy cho dân làng Quất Động quê ông. Về sau, nghề thêu phát triển ra nhiều làng bên cạnh, nhớ ơn ông, nhân dân trong làng đã suy tôn Lê Công Hành làm ông tổ nghề này.
Không chỉ dạy dân kỹ thuật thêu, Lê Công Hành còn có công chỉ dẫn nhân dân ta cách làm nghề đan lọng. Về sau, nhân dân phố Hàng Lọng tại kinh thành Thăng Long cũng lập đền thờ ông.
Người đưa nhiếp ảnh về Việt Nam
Đặng Huy Trứ (1825 - 1874) sinh ra ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Sinh thời, ông là đại thần nổi danh triều Nguyễn, nổi tiếng với những tư tưởng canh tân, đổi mới đất nước. Đồng thời, cũng là người đầu tiên mang kỹ thuật nhiếp ảnh, kỹ thuật đóng tàu theo kiểu phương Tây du nhập vào Việt Nam. Trong đó, với nghề nhiếp ảnh, người Việt đã suy tôn ông làm tổ nghề.
Sinh ra trong dòng họ khoa bảng, nhiều đời làm đại thần triều Nguyễn, Đặng Huy Trứ sớm trở thành nhà Nho uyên bác, được triều đình nể trọng. Dưới thời vua Tự Đức, ông từng được cử đi sứ ở nhiều nước như Trung Quốc, Triều Tiên, Xiêm (Thái Lan ngày nay).
Đặc biệt, trong chuyến đi sứ năm 1865, tới Hương Cảng (Hồng Kông), Đặng Huy Trứ được tiếp xúc với kỹ thuật nhiếp ảnh của người Anh tại đây. Bị hấp dẫn bởi kỹ thuật mới này, ông đã chụp 2 tấm ảnh chân dung, đồng thời vẽ lại 2 tấm ảnh này theo kỹ thuật vẽ thời bấy giờ để so sánh.
Hai năm sau, trong một lần đi Quảng Châu (Trung Quốc), ông đã nhờ một người nhà Thanh tên Dương Khải Trí chọn mua hộ một bộ đồ nghề chụp ảnh.
Trở về nước sau khi đã học hỏi được kỹ thuật chụp ảnh chân dung, lại sắm được “đồ nghề”, ông đã mạnh dạn mở hiệu ảnh đầu tiên ở nước ta tại kinh thành Thăng Long, lấy tên là Cảm Hiếu đường (hiệu ảnh đặt tại khu phục phố Hàng Chiếu, Ô Quan Chưởng ngày nay) vào ngày 2 tháng 2 năm Kỷ Tỵ (1869).
Nghề nhiếp ảnh của người Việt chính thức ra đời từ đây, còn cụ Đặng Huy Trứ với những đóng góp to lớn của mình đã được suy tôn làm ông tổ của nghề nhiếp ảnh ở nước ta.
* Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại 

Hứng lộc Trời ban: 3 tuổi tựa cỗ máy in tiền, giàu nứt vách

Tử vi dự báo, từ nay tới cuối năm 2024, 3 con giáp công thành danh toại cuộc sống lên hương giàu sang phú quý.

Hung loc Troi ban: 3 tuoi tua co may in tien, giau nut vach
 Tuổi Sửu: Người tuổi Sửu trời sinh vốn thường rất kiên trì, cùng với sự chăm chỉ và siêng năng, hết lòng với mọi công việc. Do đó, họ có thể sẽ cảm thấy quãng thời gian đầu đời khá vất vả, việc gì cũng đến tay, thời gian không đủ mà nghỉ ngơi hay vui chơi.

Hung loc Troi ban: 3 tuoi tua co may in tien, giau nut vach-Hinh-2
 Tuy nhiên, chỉ cần tuổi Sửu do không ngừng nỗ lực, không bỏ cuộc thì cuộc sống hậu vận thăng hoa hơn rất nhiều người. Sự chăm chỉ, cầu tiến giúp họ phát triển thêm mỗi ngày, tích lũy cho mình năng lực và các mối quan hệ trong xã hội.

Hung loc Troi ban: 3 tuoi tua co may in tien, giau nut vach-Hinh-3
 Trong cuộc sống, tuổi Sửu cũng là người giỏi giao tiếp, dễ dàng gặp được nhiều quý nhân. Tính cách thật thà, siêng năng của họ cũng khiến người khác có thiện cảm, muốn giúp đỡ họ hơn trong sự nghiệp.

Hung loc Troi ban: 3 tuoi tua co may in tien, giau nut vach-Hinh-4
 May mắn đến liên tục và đương nhiên tiền bạc không thiếu sẽ giúp hậu vận của con giáp này ngày một thênh thang, cơ hội kiếm tiền ngày càng nhiều lên. Sau những năm tháng nhiều sóng gió xui xẻo người tuổi Sửu sẽ gặt hái được nhiều thành tựu trong cuộc sống.
Hung loc Troi ban: 3 tuoi tua co may in tien, giau nut vach-Hinh-5
 Tuổi Tuất: Tuổi Tuất thường yêu thích cuộc sống tự do, có tính cách năng động, nhiệt tình. Tuổi Tuất luôn đam mê khám phá những điều mới mẻ và năng nổ trong việc làm quen, kết giao thêm bạn mới.
Hung loc Troi ban: 3 tuoi tua co may in tien, giau nut vach-Hinh-6
 Một nét nổi bật khác của người tuổi Tuất là giỏi giao tiếp, có thẩm mỹ cao và ưa thích vận động. Họ thường được nhiều người quý mến và kính trọng. Những nguồn tài nguyên cũng dần dần được tích lũy theo thời gian.
Hung loc Troi ban: 3 tuoi tua co may in tien, giau nut vach-Hinh-7
Trong công việc, người tuổi Tuất thể hiện sự đa tài, biết làm ra tiền, đồng thời cũng ưa thích việc gì có tính chất năng động, được đi đây đi đó. Những người tuổi Tuất sẽ vì thế mà gặt hái được khá nhiều thành tựu trong thời gian tới. 
Hung loc Troi ban: 3 tuoi tua co may in tien, giau nut vach-Hinh-8
 Tuổi Thân: Những người tuổi Thân khá năng động và chăm chỉ hiền lành nên luôn được Thần Phật che chở biến hung thành cát trong cuộc sống. Những người tuổi Thân chính làm con giáp phú quý tới muộn càng già càng giàu, những người tuổi Thân nên chăm chỉ khi còn trẻ bởi khi càng có tuổi bạn sẽ càng giàu có nhờ những sự nỗ lực của bạn khi còn trẻ.
Hung loc Troi ban: 3 tuoi tua co may in tien, giau nut vach-Hinh-9
 Vì vậy người tuổi Thân đừng bao giờ ngừng cố gắng nhé, chính sự cố gắng hôm nay của bạn sẽ được đền đáp trong ngày mai. Tử vi cho biết từ năm Giáp Thìn 2024 trở đi người tuổi Thân chính là con giáp gặt hái được nhiều thành tựu trong cuộc sống khiến mọi thứ trở nên thuận lợi viên mãn. (*Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm).

Cuộc đời sóng gió ít người biết về nữ minh tinh 'mẹ đẻ' của Wifi

Wifi là dịch vụ gần như không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Ít ai biết rằng, "mẹ đẻ" của Wifi là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời đầy "sóng gió".

Cuoc doi song gio it nguoi biet ve nu minh tinh 'me de' cua Wifi
 Trong xã hội hiện đại ngày nay, Wifi là dịch vụ phổ biến. Những người dùng điện thoại, máy tính.... kết nối Wifi để truy cập Internet vì các mục đích như liên lạc, làm việc... Thế nhưng, không phải ai cũng biết "tác giả" của phát minh quan trọng này. Theo các chuyên gia, "mẹ đẻ" của Wifi là Hedy Lamarr.