Những loại thẻ nào bị khống chế rút 5 triệu đồng/ngày?

Đến cuối quý II/2017, có hơn 110 triệu thẻ ngân hàng đã được phát hành tại Việt Nam, bao gồm thẻ tín dụng quốc tế Visa, Master và thẻ ATM thông thường.

Nhung loai the nao bi khong che rut 5 trieu dong/ngay?
 
Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2016 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng quy định hạn mức rút tiền tối đa 5 triệu đồng/ngày tại máy POS đối với thẻ tín dụng, còn thẻ ATM thì sao?
Theo các ngân hàng (NH) thương mại, do chủ thẻ tín dụng có nhu cầu rút tiền mặt tại các điểm chấp nhận thẻ (máy POS) nên một số NH thương mại đã ký hợp đồng với các khách sạn cỡ lớn, cho phép chủ thẻ tín dụng rút tiền thông qua máy POS.
Có thể để phù hợp với thông lệ quốc tế là rút tiền mặt tại máy POS không quá 200 USD/ngày và hạn chế rủi ro cho người tiêu dùng nên dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2016 của NH Nhà nước quy định chủ thẻ tín dụng chỉ rút tiền mặt tại máy POS không quá 5 triệu đồng/ngày.
Riêng chủ thẻ ATM thông thường, dự thảo Thông tư này không quy định số tiền được rút tối đa trong một ngày.
Số liệu thống kê của Hội thẻ ngân hàng cho thấy đến cuối quý II/2017, có hơn 110 triệu thẻ ngân hàng đã được phát hành tại Việt Nam, bao gồm thẻ tín dụng quốc tế Visa, Master và thẻ ATM thông thường.
Theo đó, thẻ tín dụng có hai loại: Thẻ tín dụng quốc tế Credit – tiền trong thẻ là của ngân hàng. Thẻ tín dụng quốc tế Debit- tiền trong thẻ là của chủ thẻ. Cả thẻ tín dụng Credit lẫn Debit đều rút được tiền tại máy ATM và máy POS.
Riêng chủ thẻ tín dụng Credit rút tiền mặt tại máy ATM, POS phải trả phí cho NH khoảng 4%/số tiền đã rút, đồng thời NH sẽ tính lãi suất ngay khi rút vì chủ thẻ đã vay tiền của NH. Còn chủ thẻ tín dụng Debit rút tiền tại máy ATM, POS của NH phát hàng thẻ thì miễn phí nhưng nếu rút tiền tại máy ATM hoặc máy POS của NH khác thì nộp phí 2%.
Đối với chủ thẻ ATM thông thường, khi rút tiền tại máy ATM phải trả phí 1.000-3.300 đồng/giao dịch, và số tiền được rút tối đa trong ngày tùy theo quy định của từng NH. Tuy nhiên, hạn mức rút tiền phổ biến nhất là 20 -50 triệu đồng/ngày và mỗi lần được rút từ 2-5 triệu đồng. Riêng trong khoảng thời gian từ 19 giờ đến 6 giờ của ngày kế tiếp, một số NH chỉ cho phép chủ thẻ ATM rút tối đa 5 triệu đồng.
Lãnh đạo các NH này cho biết hạn mức rút tiền từ cuối ngày hôm trước cho đến đầu giờ sáng hôm sau là nhằm phòng ngừa rủi ro cho chủ thẻ lẫn NH. Bởi, trong thời gian gần đây có nhiều kẻ xấu đánh cắp được thông tin của khách hàng và thường thực hiện giao dịch rút tiền vào ban đêm.

Những ngân hàng nào cho phép mua xăng bằng thẻ ATM từ 1/8?

(Kiến Thức) - Hệ thống ngân hàng thành viên NAPAS đang có 46 thành viên nhưng chỉ có chủ thẻ của 41 thành viên có thể mua xăng bằng thẻ ATM, từ ngày 1/8.

Mời quý độc giả xem video: Mua xăng dầu qua thẻ ATM của 41 ngân hàng từ 01/08. Nguồn: VTC14:

Từ ngày 1/8/2017, chủ thẻ ATM của 41 trên tổng số 46 ngân hàng thành viên NAPAS (Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam) có thể thực hiện thanh toán hàng hóa/dịch vụ của Petrolimex tại 2.361 cửa hàng xăng dầu trên toàn quốc.
Nhung ngan hang nao cho phep mua xang bang the ATM tu 1/8?
 Ảnh minh họa: Petromlimex.
Kiến Thức liệt kê danh sách các ngân hàng nằm trong danh sách thành viên của NAPAS có thể cho phép khách hàng mua xăng bằng thẻ ATM.
1.  Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank)
2.  Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
3.  Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)
4.  Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
5.  Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank):
6.  Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank)
7.  Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank)
8.  Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank)
9.  Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng song Cửu Long (MHB)
10.  Ngân hàng  TMCP Đại Dương (Oceanbank)
11.  Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank)
12.  Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PGBank)
13.  Ngân hàng liên doanh Việt Nga (VRB)
14.  Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank)
15. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank)
16. Ngân hàng Thương Mại TNHH Một Thành Viên Dầu khí toàn cầu (GPBank)
17. Ngân hàng TMCP Đại Á (Dai A Bank)
18. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
19. Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoVietBank)
20. Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB)
21. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank)
22. Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank)
23. Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank)
24. Ngân hàng Citibank N.A (Citibank)
25. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long (Kienlongbank)
NAPAS hiện quản trị và vận hành hệ thống chuyển mạch thẻ quốc gia, kết nối liên thông mạng lưới gần 17.200 máy ATM, 230.000 máy POS, phục vụ gần 100 triệu chủ thẻ nội địa của 46 ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam.
NAPAS đồng thời cung cấp dịch vụ cổng thanh toán thương mại điện tử kết nối với hơn 200 doanh nghiệp trong các lĩnh vực hãng hàng không, viễn thông, khách sạn, du lịch... và sắp tới đây là xăng dầu.
Hôm qua, 26/7, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cùng với  (NAPAS) và Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) đã công bố kết nối thành công dịch vụ thanh toán bằng thẻ ATM tại máy chấp nhận thẻ (POS) của PGBank đặt tại hệ thống cửa hàng xăng dầu Petrolimex.
Để thực hiện mua xăng dầu bằng thẻ ATM tại hệ thống cửa hàng xăng dầu của Petrolimex, khách hàng chỉ cần có thẻ ATM của một trong 41 ngân hàng thành viên NAPAS còn hiệu lực sử dụng và số dư trong tài khoản đủ để trả cho chi phí mua xăng dầu của khách hàng.

Soi độ "khủng" của sân golf Phượng Hoàng xây dựng sai quy định

(Kiến Thức) - Sân golf Phượng Hoàng (Lương Sơn - Hòa Bình) đang gây ồn ào dư luận bởi vi phạm xây dựng khi chưa quy hoạch được đầu tư với mức tiền "khủng" 38 triệu USD.

Soi do "khung" cua san golf Phuong Hoang xay dung sai quy dinh
Theo nguồn tin trên báo Tiền phong, mới đây Bộ TN&MT có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc kiểm tra dự án sân golf Phượng Hoàng (Phoenix golf) thuộc xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Golfasian.