Những loài chim đuôi cụt thú vị ở Việt Nam

Với cái đuôi cụt ngủn như bị ai đó vặt trụi, họ Đuôi cụt (Pittidae) gồm những loài chim có ngoại hình rất thú vị. Cùng điểm qua các loài chim đuôi cụt phân bố ở Việt Nam.

Nhung loai chim duoi cut thu vi o Viet Nam
Chim đuôi cụt bụng đỏ (Pitta nympha) dài 16-19 cm, là loài di cư hiếm có ở Đông Bắc, Bắc, Trung Trung Bộ và Nam Bộ (dễ bắt gặp tại VQG Xuân Thủy, khu vực Hà Nội). Sinh cảnh của loài chim này là rừng lá rộng thường xanh, vườn, rừng trồng trong thời gian di cư. Là loài sắp nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN. Ảnh: eBird.
 
Nhung loai chim duoi cut thu vi o Viet Nam-Hinh-2
Chim đuôi cụt đầu đen (Pitta sordida) dài 16-19 cm, là loài định cư tương đối hiếm tại Nam Bộ, di cư sinh sản hiếm tại Tây Bắc. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, rừng hỗn giao ẩm, rừng tre nứa, bìa rừng, sinh cảnh thành thị trong thời gian di cư.
 
Nhung loai chim duoi cut thu vi o Viet Nam-Hinh-3
Chim đuôi cụt cánh xanh (Pitta moluccensis) dài 18-21 cm, là loài di cư sinh sản, tương đối phổ biến đến phổ biến tại Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ (VQG Cát Tiên, Chư Yang Sin, Bidoup Núi Bà, khu BTTN Vĩnh Cửu), di cư hiếm qua Đông Bắc. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh nơi trống trải, rừng hỗn giao rụng lá, rừng thứ sinh, công viên, vườn, rừng ngập mặn.
 
Nhung loai chim duoi cut thu vi o Viet Nam-Hinh-4
Chim đuôi cụt đầu đỏ (Hydrornis cyanea) dài 19-24 cm, là loài định cư, tương đối hiếm tại Đông Bắc, Bắc, Trung và Nam Bộ (VQG Chư Yang Sin, Bidoup Núi Bà). Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao với rừng khộp.
 
Nhung loai chim duoi cut thu vi o Viet Nam-Hinh-5
Chim đuôi cụt bụng vằn (Hydronic elliottii) dài 19-21 cm, là loài định cư không phổ biến trong cả nước, trừ đồng bằng sông Hồng và Tây Nam Bộ (VQG Cúc phương, Cát Tiên, khu BTTN Vĩnh Cửu). Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, bán thường xanh, rừng hỗn giao rụng lá, rừng tre nứa.
 
Nhung loai chim duoi cut thu vi o Viet Nam-Hinh-6
Chim đuôi cụt đầu xám (Hydrornis soror) dài 20-22 cm, là loài định cư tương đối phổ biến đến phổ biến trong cả nước (VQG Cúc Phương, Bạch Mã, Bidoup Núi Bà, Cát Tiên). Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, bán thường xanh, thỉnh thoảng ghi nhận trong rừng hỗn giao rụng lá, rừng thứ sinh.
 
Nhung loai chim duoi cut thu vi o Viet Nam-Hinh-7
Chim đuôi cụt gáy xanh (Hydrornis nipalensis) dài 22-26 cm, là loài định cư hiếm đến không phổ biến tại Tây Bắc và Đông Bắc (VQG Tam Đảo, Xuân Sơn). Loài chim này ưa sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh.
 
Nhung loai chim duoi cut thu vi o Viet Nam-Hinh-8
Chim đuôi cụt đầu hung (Hydrornis oatesi) dài 21-25 cm, là loài định cư không phổ biến đến hiếm tại Tây Bắc, Đông Bắc và Trung Bộ. Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, rừng tre nứa.
 
Nhung loai chim duoi cut thu vi o Viet Nam-Hinh-9
Chim đuôi cụt nâu (Hydrornis phayrei) dài 20-24 cm, là loài định cư không phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ (VQG Cúc Phương, Tam Đảo), hiếm gặp tại Trung và Nam Trung Bộ. Sinh cảnh của loài chim này là rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao rụng lá, rừng tre nứa.
 

Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.

Những loài chim chạy có bàn chân to và độc đáo nhất thế giới

Gồm các bộ Đà điểu châu Phi (Struthioniformes), Đà điểu Nam Mỹ (Rheiformes), Đà điểu Úc (Casuariiformes) và Kiwi (Apterygiformes), chim chạy là một nhóm chim không bay, có bàn chân khỏe, trong đó có những loài chim lớn nhất và độc đáo nhất quả đất.

Nhung loai chim chay co ban chan to va doc dao nhat the gioi
Đà điểu châu Phi (Struthio camelus) cao 1,7-2,7 mét, là loài chim chạy sống ở các xavan và vùng bán sa mạc châu Phi. Các cá thể trống của loài chim lớn nhất thế giới này giao phối với một vài con mái. Ảnh: eBird.
Nhung loai chim chay co ban chan to va doc dao nhat the gioi-Hinh-2
Đà điểu Somali (Struthio camelus molydophanes) là một phân loài có kích cỡ tương đương của đà điểu châu Phi. Bị phân li khỏi các quần thể đà điều châu Phi khác với thung lũng Giãn tách Lớn, đôi khi chúng được phân loại như một loài riêng. Điểm phân biệt với đà điểu châu Phi là phần da cổ màu xám. Ảnh: eBird.

Loài chim sẻ tiến hoá bằng cách uống máu động vật để sinh tồn

Hành vi uống máu của loài chim sẻ nhỏ bé trên đảo Wolf thuộc quần đảo Galapagos được các nhà khoa học cho là hành vi tiến hóa để sống sót trong môi trường khắc nghiệt.

Loai chim se tien hoa bang cach uong mau dong vat de sinh ton
 Quần đảo Galápagos là nơi ở của 13 loài chim sẻ Darwin khác nhau tiến hóa từ một tổ tiên chung. Mỗi loài chim sẻ thích nghi với môi trường riêng và điều chỉnh chế độ ăn theo. 

Quốc kỳ Việt Nam đầy khí thế trong mắt phóng viên quốc tế

Nhân ngày Quốc khánh Việt Nam mùng 2/9, cùng xem những hình ảnh đầy khí thế về quốc kỳ Việt Nam qua ống kính của các phóng viên quốc tế.

Quoc ky Viet Nam day khi the trong mat phong vien quoc te
Quốc kỳ Việt Nam tung bay trên đỉnh cột cờ Hà Nội, một biểu tượng về tinh thần dân tộc của người Việt. Ảnh: Getty Images.