Những chuyện ít người biết về chợ “bán rủi, mua may” ở Nam Định

Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp đầu năm, người dân khắp nơi trong cả nước lại nô nức rủ nhau về thăm chợ Viềng. 

Phiên chợ Viềng chỉ tổ chức duy nhất một lần trong năm, kéo dài từ đêm mùng 7 tới sáng sớm ngày 8 Tết. Tuy nhiên, còn rất nhiều điều thú vị về chợ Viềng mà không phải khách du lịch sành sỏi nào cũng biết và hiểu rõ.
Những chuyện ít người biết về chợ 'bán rủi, mua may' ở Nam ĐịnhĐêm nay chợ Viềng chính thức khai hội. Nhưng ngay từ 13h chiều nay, ngày 3/2/2017, tất cả các tuyến đường đổ về phía chợ Viềng và Phủ Dầy đã chật cứng người. 
Nhung chuyen it nguoi biet ve cho
 Ảnh: Dân Trí.
Nguồn gốc của cái tên "chợ Viềng"
Chợ Viềng có lẽ là chợ nổi tiếng nhất nhì ở miền Bắc đất nước nhưng tới tận bây giờ, ý nghĩa, xuất xứ của cái tên này vẫn còn là dấu chấm hỏi với nhiều nhà nghiên cứu lịch sử. Theo sách của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Hồ Đức Thọ, cái tên chợ Viềng vốn là tiếng đọc chệch của chữ “vàng”.
Màu vàng xưa là tượng trưng cho quyền quý, cho cái nhất, chỉ vua chúa mới được dùng. Chợ Viềng là phiên chợ sầm uất nhất vùng nên nó được ví là phiên chợ vàng nhưng vì kiêng màu vàng là màu của quân vương nên đọc chệch ra là Viềng.
Tuy nhiên, cũng có thuyết nói chợ được hình thành từ thời Lý. Khi đó, thiền sư Nguyễn Minh Không còn chưa đi tu, ông làm nghề đánh cá trên sông Hồng và từng lui tới vùng này bán cá và hình thành chợ. Trong bài tùy bút “Lễ hội thờ Mẹ”, nhà văn Băng Sơn lại đặt ra giả thuyết chợ bắt đầu hình thành từ lễ khao mừng quân Tây Sơn chiến thắng giặc Thanh.
Ông viết: “Quân Nguyễn Huệ đi đánh giặc về, được bữa khao quân ngay bên vệ đường, ngay trên bờ cỏ, ngả ngốn với bong bóng trâu đầy rượu và món thịt bò tui chín vàng, đặt ngay trên lá chuối...”.
Chợ Viềng hai chợ, một phiên
Ở Nam Định có tới bốn chợ Viềng. Đầu tiên là chợ Viềng ở xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc, chỉ cách thành phố Nam Định vài cây số. Với người dân nơi đây, chỉ cần nói "lên Viềng" hay "đến chợ Viềng" là người ta hiểu điểm cần đến. Tuy nhiên, nơi này giờ chỉ còn tồn tại như một địa danh.
Khi rủ nhau "đi chơi chợ Viềng", người ta thường nghĩ tới việc ghé thăm ba nơi còn lại là chợ Viềng ở chợ Chùa (thị trấn Nam Giang - Nam Trực), chợ Viềng Phủ Dày ở Vụ Bản hoặc chợ Viềng ở Hải Lạng (huyện Nghĩa Hưng). Tuy nhiên, chợ ở Nghĩa Hưng nay có rất ít người biết tới. Thế nên câu "chợ Viềng hai chợ, một phiên" chính là nhắc tới chợ Viềng Chùa (chợ ở Nam Giang và chợ Viềng Phủ (chợ ở Vụ Bản). Hai chợ này được tổ chức cùng thời điểm, trong ngày mùng 7 và 8 tháng Giêng.
Phiên chợ tâm linh
Chỉ họp một phiên duy nhất trong năm, chợ Viềng đón khách thập phương tới du xuân, mua sắm nông cụ, cây giống để xuống đồng hay cây cảnh, đồ cổ về để trưng trong nhà. Ngoài ra, phiên chợ đặc biệt này còn bày bán hàng trăm ngàn mặt hàng từ đồ đồng, đồ đá, đồ sứ, đồ gỗ, đồ cổ thật và đồ giả cổ… đủ chủng loại, chất lượng và giá thành phong phú.
Nhưng khác với sự xô bồ của những phiên chợ thông thường, chợ Viềng mang đậm ý nghĩa tâm linh. Chợ Viềng Nam Giang là nơi có chùa Đại Bi thờ Thiền Sư Từ Đạo Hạnh. Còn chợ Viềng Kim Thái, Trung Thành là nơi có quần thể di tích Phủ Dày thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh.
Hầu hết những người đến với chợ Viềng cũng đều đinh ninh một ý niệm: mua may, bán rủi để năm mới đầy ắp bình an và may mắn. Thế nên, dù là kẻ mua người bán đều không đặt nặng vấn đề lời lãi. Người bán chẳng nói thách cao, người mua cũng không mặc cả nhiều để tránh xui xẻo hay làm mất đi tính tâm linh của phiên chợ.
Những điều nên và không nên làm khi tới chợ Viềng
Vì đây là phiên chợ bán rủi cầu may nên nếu đã đi chợ Viềng, nhất thiết các bạn nên mua một cái gì đó mang về. Người dân trong vùng thường chọn mua cây giống hoặc một cây cảnh nho nhỏ, vừa tiện mang về mà giá tiền cũng phù hợp.
Khách phương xa tới chơi chợ lại rỉ tai nhau nên mua đồng xu cổ. Thậm chí, một số người tin rằng phải mua đủ bộ 5 đồng xu tượng trưng cho Sinh – Lão – Bệnh – Tử - Sinh thì mới may mắn, thiếu một đồng là không được.
Cũng có một số người lại quan niệm rằng khi đi chợ Viềng khách có thể đi dạo chơi cả buổi chiều mùng 7 nhưng sau lúc 0h ngày mùng 8 thì hãy mua bởi đó mới là thời điểm để bán rủi, mua may.

Lễ hội chợ Viềng: Cái bang có cả loa hò hét xin tiền

(Kiến Thức) - Trong phiên chợ Viềng năm nay, lực lượng cái bang tiếp tục hoành hành, thậm chí còn trang bị loa nén, tăng âm và micro để xin tiền hàng vạn du khách "trẩy hội".

Chợ Viềng họp chính thức vào ngày mùng 8 tháng Giêng hàng năm, nhưng từ nhiều năm nay du khách thập phương đổ về đi chợ từ chiều tối hôm trước (tức ngày mùng 7), chợ đông đúc từ 11-12h đêm cho đến sáng hôm sau, lâu dần dân gian quen gọi chợ Viềng là chợ “Âm Phủ”. Người dân địa phương và du khách tới đây với ý niệm “mua may bán rủi” nhân ngày đầu năm.
Biển người đi chợ "Âm Phủ" lúc nửa đêm.
 Biển người đi chợ "Âm Phủ" lúc nửa đêm.

Đến hẹn lại lên, đêm qua hàng vạn người ở khắp các tỉnh thành trên cả nước đã đổ về đi lễ hội chợ Viềng-Vụ Bản, Nam Định. Cảnh tượng đông đúc, giao thông ùn ứ kéo dài hàng km trên khắp các tuyến đường dẫn vào chợ Viềng.

Chợ Viềng là một phiên chợ đặc biệt, mỗi năm chỉ họp duy nhất một lần nhằm mùng 8 tháng Giêng. Chợ chỉ bán nông cụ, giống cây trồng, các vật dụng cần thiết phục vụ đời sống và sản xuất của nhà nông. Chợ không bán các mặt hàng ngoại lai cao cấp như ở các hội chợ khác.
Du khách đi chợ Viềng với món đồ vừa mua trên tay, giơ cao quá đầu trong biển người.
 Du khách đi chợ Viềng với món đồ vừa mua trên tay, giơ cao quá đầu trong biển người.

Người đi chợ không chỉ mua sắm vì nhu cầu cần thiết, mà coi phiên chợ như một ngày hội độc đáo đầu năm. Đến chợ để mua cái may, bán cái rủi, cầu mong  một năm mới bình an cho bản thân và gia đình. Giới trẻ coi đây là một ngày hội độc đáo, đi chợ “Âm Phủ” lúc nửa đêm.

Vào lúc 11-12h đêm hôm trước (mùng 7 tháng Giêng) lượng người đổ về chợ Viềng là đông nhất, cảnh tượng hàng vạn người chen chân trong, ngoài và xung  quanh chợ khiến chợ Viềng càng thêm độc đáo về lượng du khách tới thăm quan hằng năm.
Lượng du khách đổ về chợ ngày một đông trên khắp các ngả đường dẫn vào chợ, khi sắp đến giờ thiêng.
 Lượng du khách đổ về  chợ ngày một đông trên khắp các ngả đường dẫn vào chợ, khi sắp đến giờ thiêng.

Anh Thành (22 tuổi), đến từ Hà Nội chia sẻ: “Hằng năm đọc báo thấy có hội chợ Viềng độc đáo chỉ họp về đêm nên năm nay anh quyết định rủ bạn bè đến thăm quan và trải nghiệm. Tại chợ không có mặt hàng gì thật sự đặc biệt, nhưng không khí đi chợ tại đây thì hết sức đặc biệt mà không ở đâu có. Lượng người quá nhiều nên di chuyển được khắp chợ quả là khó khăn”.

Nhiều người dân địa phương cho biết, hằng năm tới chợ để mua cây giống về trồng lấy may mắn đầu năm. Trước đây khi hàng hóa còn hiếm chợ Viềng là nơi để nông dân mua sắm nông cụ, giờ hàng hóa nhiều rồi, có thể mua quanh năm, nhưng đã thành sự tích hằng năm người dân vẫn tới đây mua hàng lấy may cho cả năm suôn sẻ.
Một em nhỏ trên vai bố, đi hội chợ Viềng lúc nửa đêm.
 Một em nhỏ trên vai bố, đi hội chợ Viềng lúc nửa đêm.

Chợ Viềng năm nay ngoài các mặt hàng là các vật dụng nông cụ, cây cảnh truyền thống còn tràn ngập các mặt hàng đồ dùng, đồ chơi trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc.

Đặc biệt chợ Viềng năm nay loạn các gian hàng trò chơi trúng thưởng. Mỗi gian hàng đều trang bị hệ thống âm thanh công suất lớn, mở đủ các thứ nhạc, lời MC gào thét, bao trùm cả khu chợ, tất cả trở thành những âm thanh chát chúa dội vào tai du khách.

Du khách tới chợ Viềng hằng năm còn không có chỗ đứng, nhưng năm nay còn có chỗ cho cả người hành khất nằm ra để xin tiền du khách, với sự trợ giúp của loa nén, tăng âm và micro.
Người ăn xin xuất hiện giữa biển người tại chợ Viềng.
 Người ăn xin xuất hiện giữa biển người tại chợ Viềng.

Một góc khác của chợ, xuất hiện một người mặc áo nhà sư đứng hành khất với chiếc khay đựng nhiều tiền trên tay.
 Một góc khác của chợ, xuất hiện một người mặc áo nhà sư đứng hành khất với chiếc khay đựng nhiều tiền trên tay.

Gần tới giờ thiêng, lượng du khách đổ về chợ Viềng –Vụ Bản ngày càng đông, gần trung tâm chợ biển người chen chân nhích từng bước vãn cảnh chợ. Bên ngoài, lượng người và phương tiện ùn ứ kéo dài gần 5km trên tuyến đường dẫn vào chợ.

Dù mệt mỏi vì phải chen chân đông đúc, nhưng hầu hết du khách tới chợ đều mang tâm thế hào hứng, vui vẻ cố gắng mua được ít nhất một món đồ lấy may đầu năm.
 

Chợ Viềng nằm tại thôn Trung Thành (Vụ Bản, Nam Định) được bao quanh là các quần thể di tích như đền, phủ, lăng tẩm như lăng Mẫu, đền Vua, chùa Long Vân, chùa Cao, Phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát, đình ông Khổng... được xây dựng từ thứ kỷ 19. Ngoài đi hội chợ Viềng, du khách cũng tới đây đi lễ cầu may đầu năm.

Thời tiết hôm nay 4/2: Miền Bắc đón mưa xuân

(Kiến Thức) - Theo thông tin mới nhất về thời tiết hôm nay 4/2 thì nhiều vùng trên cả nước sẽ có mưa. Miền Bắc sẽ có mưa xuân nhẹ và sương mù vào buổi sáng.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, thời tiết hôm nay 4/2 sẽ xuất hiện mưa ở khắp các vùng trên toàn quốc. Phía Tây Bắc Bộ xuất hiện mưa rào và về đêm và sáng sớm. Nhiệt độ ở vùng này dao động từ 15 đến 25 độ C.
Thoi tiet hom nay 4/2: Mien Bac don mua xuan
 Ảnh minh họa: Doisong.vn.