Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2023

Từ 1/12, giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước; bãi bỏ Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học...

Giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước
Ngày 27/4/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 11/2023/QĐ-TTg quy định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực ngày 1/12/2023.
Theo đó, từ ngày 1/12/2023, các giao dịch có giá trị từ 400 triệu đồng trở lên thì phải thực hiện báo cáo với Ngân hàng Nhà nước. Theo quy định hiện hành, mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo với Ngân hàng Nhà nước là 300 triệu đồng.
Nhung chinh sach moi co hieu luc tu thang 12/2023
Từ ngày 1/12, giao dịch từ 400 triệu đồng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước. Ảnh minh hoạ.
Mức thu lệ phí cấp giấy phép lái xe online là 115.000 đồng
Ngày 16/10/2023, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 63/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về phí, lệ phí nhằm khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến có hiệu lực kể từ ngày 1/12/2023.
Theo đó, sửa đổi quy định tại Điều 3 Thông tư 37/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng lại như sau: Mức thu phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 37/2023/TT-BTC.
Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe (quốc gia và quốc tế) theo hình thức trực tuyến: Kể từ ngày 1/12/2023 đến hết ngày 31/12/2025, áp dụng mức thu lệ phí là 115.000 đồng/lần cấp. Kể từ ngày 1/1/2026 trở đi, áp dụng mức thu lệ phí quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 37/2023/TT-BTC.
Như vậy, mức thu lệ phí cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe (quốc gia và quốc tế) khi nộp hồ sơ online từ ngày 1/12/2023 là 115.000 đồng/lần cấp.
Bãi bỏ Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học
Ngày 15/6/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 11/2023/TT-BGDĐT bãi bỏ Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học.
Đối với các khóa đã tuyển sinh Chương trình đào tạo chất lượng cao theo Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học trước ngày 1/12/2023 được tiếp tục thực hiện cho đến hết khóa học. Thông tư 11/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2023.
Nhung chinh sach moi co hieu luc tu thang 12/2023-Hinh-2
Bãi bỏ Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học. Ảnh minh họa.
Sửa Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình từ 1/12/2023
Ngày 16/10/2023, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 09/2023/TT-BXD sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình. Thông tư 09/2023/TT-BXD có hiệu lực kể từ ngày 1/12/2023.
Theo đó, hồ sơ thiết kế xây dựng đã hoàn thành thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, trước ngày 01/12/2023, tiếp tục được thực hiện theo hồ sơ thiết kế đã thẩm duyệt.
Hồ sơ thiết kế xây dựng đã có văn bản góp ý trả lời về thiết kế phòng cháy chữa cháy tại bước thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, nhưng chưa được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy, trước ngày 1/12/2023, tiếp tục được thực hiện thẩm duyệt thiết kế theo văn bản góp ý trả lời.
Hồ sơ thiết kế xây dựng chưa được góp ý và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kể từ ngày 01/12/2023, thì phải tuân thủ các quy định của QCVN 06:2022/BXD và Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD.
Hồ sơ thiết kế xây dựng chưa được góp ý và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kể từ ngày 01/12/2023, thì phải tuân thủ các quy định của QCVN 06:2022/BXD và Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD.
>>> Mời độc giả xem thêm video Những chính sách nổi bật nào có hiệu lực từ tháng 12?

Nước sông Hương dự báo vượt đỉnh lũ 2022, dân Huế trắng đêm chạy lụt

Mưa lũ tại Thừa Thiên Huế còn diễn biến phức tạp khi dự báo nước sông Hương sẽ lên +4,5m, vượt đỉnh lũ năm 2022. Đêm 14/11, nhiều khu vực trung tâm TP. Huế ngập sâu.

Nuoc song Huong du bao vuot dinh lu 2022, dan Hue trang dem chay lut
 Từ chiều 14/11 do ảnh hưởng của những đợt mưa lớn, nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bị ngập sâu.
Nuoc song Huong du bao vuot dinh lu 2022, dan Hue trang dem chay lut-Hinh-2
 Mưa lớn trên thượng nguồn khiến nước sông Hương lên nhanh trong đêm, hầu hết các tuyến đường ở trung tâm TP Huế ngập sâu trong nước.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị xây dựng quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Chiều 26/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 2 của Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ để tham vấn về Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cùng dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; lãnh đạo bộ, ngành trung ương; lãnh đạo tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ; các nhà khoa học, chuyên gia, nhà nghiên cứu.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác quy hoạch, quy hoạch phải đi trước một bước với tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, giải quyết được những vướng mắc, khó khăn, thách thức, phát huy tốt nhất tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của một vùng, một địa phương, một ngành, một lĩnh vực và của cả nước. Tuy nhiên, đây cũng là việc khó, phức tạp.
Thu tuong chu tri Hoi nghi xay dung quy hoach vung Dong Nam Bo
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Dương Giang 
Thủ tướng cho biết, hiện nay trong số 111 quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, có 107/111 (đạt 96,6%) quy hoạch đã hoàn thành việc lập, thẩm định và phê duyệt. Do đó, việc triển khai lập và hoàn thiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ trong thời điểm này là có rất nhiều thuận lợi để cụ thể hóa tầm nhìn, quan điểm, mục tiêu đã được xác định tại Nghị quyết phát triển vùng và quy hoạch cấp quốc gia vào vùng, cụ thể hóa việc bố trí không gian phát triển các ngành quốc gia trên địa bàn, triển khai nghiên cứu các dự án mang tính kết nối quan trọng giữa các tỉnh trong vùng, liên vùng và liên ngành.
Thủ tướng lưu ý các quy hoạch cần phát huy tối đa tiềm năng con người, truyền thống văn hóa - lịch sử, lấy con người là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, nguồn lực và động lực phát triển; đồng thời khai thác tốt nhất điều kiện tự nhiên. Cùng với đó, cần chú trọng phát triển các ngành, lĩnh vực mới nổi như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước ta và của vùng.
Thu tuong chu tri Hoi nghi xay dung quy hoach vung Dong Nam Bo-Hinh-2
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: Dương Giang 
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc xây dựng quy hoạch vùng Đông Nam Bộ là để chủ động kiến tạo phát triển và tăng cường liên kết vùng; xác định và giải quyết các vấn đề có tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh; tổ chức không gian phát triển vùng khoa học, hợp lý nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển vùng nhanh và bền vững.
Đây cũng là cơ sở để các địa phương xây dựng quy hoạch tỉnh và triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.

Vùng Đông Nam Bộ gồm TP HCM và 5 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. Vùng có diện tích 23.551 km2, chiếm 7,1% diện tích cả nước; dân số khoảng 18,8 triệu người, chiếm 18,9% dân số cả nước (năm 2022) và là trung tâm kinh tế lớn nhất của đất nước.

Vùng Đông Nam Bộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

Năm 2022, GRDP vùng Đông Nam Bộ chiếm khoảng 31% cả nước; xuất khẩu đóng góp khoảng 35%, thu ngân sách khoảng 38% cả nước; GRDP bình quân đầu người của vùng Đông Nam Bộ gấp 1,64 lần cả nước; tỉ lệ đô thị hóa của vùng là 66,5%, gấp 1,8 lần trung bình cả nước.