Những chiến sĩ quả cảm trên trận tuyến chống “giặc lửa”

Nghề nào cũng có những vinh quang riêng, với những cán bộ, chiến sĩ cảnh sát PCCC, họ có rất nhiều nỗi niềm mà ít được ai chia sẻ.

Đã hơn 6 năm trôi qua nhưng khi nhắc lại vụ cháy xảy ra ở chùa Linh Sơn Tự (chùa Tảo sách), ngôi chùa hơn 600 năm tuổi ở số 386 Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, ký ức lại ùa về với Trung úy Nguyễn Quang Thuấn, thuộc Phòng Cảnh sát PCCC số 6, Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội.
Ngồi tiếp chúng tôi tại phòng trực ban, Thuấn kể lại: “Đó là một sáng 27-1-2011, lúc này tất cả mọi người đang chìm trong giấc ngủ, bất chợt còi báo động hú vang. Nhận được thông tin chùa Tảo Sách bị cháy, lực lượng PCCC Hà Nội đã huy động 4 xe chữa cháy, 2 xe nước của công ty môi trường và hàng chục CBCS nhanh chóng cấp tốc tới hiện trường. Khi ấy, toàn bộ tòa Tam Bảo của chùa đang bốc cháy dữ dội, gió thổi mạnh khiến lửa bạt ngang, cháy lan nhanh chóng…
Vì trong chùa chủ yếu là sách nên công việc lúc đó của lính cứu hỏa là chống cháy lan và chữa cháy chính diện ngôi chùa. Sau khi ngọn lửa được khống chế hoàn toàn, nhóm của tôi tiếp tục vào dập than, gạn tàn tro để chống lửa âm ỉ sót lại. Khi công việc kết thúc, tôi vừa rút ra chưa tới cửa, bất ngờ một trụ bê tông đổ xuống khiến tôi và một số đồng đội ngã ra bất tỉnh”.
“Mở mắt ra đầu vẫn còn choáng, tôi thấy mình đang nằm tại Bệnh viện Việt Đức, người đau ê ẩm”- Trung úy Nguyễn Quang Thuấn nhớ lại. Nghe người nhà kể anh mới biết, khi trụ bê tông đổ vào người, anh đã bị thương vỡ xương chậu, đứt ruột và vỡ bàng quang. Thời điểm đó, gia đình, người thân và lãnh đạo, anh em đơn vị đều nghĩ anh khó có thể qua khỏi.
Nhung chien si qua cam tren tran tuyen chong “giac lua”
Trung úy Nguyễn Quang Thuấn, Trung úy Đỗ Mạnh Đức và Thượng sĩ Nguyễn Văn Quang. 
Sau gần 12 tiếng đồng hồ mổ cấp cứu nhiều bộ phận bị thương tổn cùng một lúc, dù tỉ lệ an toàn rất thấp nhưng theo các bác sĩ thời gian gấp rút, không có cách nào khác. Cả gia đình, đồng đội lo lắng đứng ngoài phòng mổ, rồi thở phào khi bác sĩ thông báo, ca mổ thành công, anh may mắn qua cơn nguy kịch…
Cũng trong vụ cháy lớn tại chùa Tảo Sách, một người đồng đội của Thuấn là Trung úy Đỗ Mạnh Đức, hiện đang công tác tại Phòng Công tác đảng, Công tác chính trị và Công tác quần chúng (Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội) cũng bị thương nặng.
Giở vết sẹo dài gần 50cm sau lưng cho chúng tôi xem, Đức bảo: “Mọi thứ ập xuống bất ngờ, mình chỉ kịp phản xạ lùi lại khi mái đầu hồi sập xuống nhưng vẫn bị thương ở chân và một số phần mềm. Không tự di chuyển được, lại bị thanh gỗ đang cháy bén vào lưng gây bỏng, may mắn mình được đồng đội có mặt kịp thời kéo ra ngoài…”.
Là lính cứu hỏa, ngoài việc dập lửa còn có nhiệm vụ rất quan trọng là cứu nạn cứu hộ. Cho tới bây giờ, nhiều người dân khi chứng kiến vụ cháy tại phường Gia Thụy, quận Long Biên, TP Hà Nội vẫn không quên được hành động dũng cảm cứu người của Trung tá Phạm Văn Tuấn.
Chiều 18-8-2011, nhận được tin báo cháy tại Công ty TNHH Kinh doanh ứng dụng trang thiết bị bảo hộ lao động Hương Dũng, tại địa chỉ tại số 487, đường Nguyễn Văn Cừ (Gia Thụy, Long Biên), các đơn vị chữa cháy đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường.
Trước diễn biến phức tạp của đám cháy, lực lượng chữa cháy vừa phải ứng biến linh hoạt để không gây thiệt hại về người, đồng thời hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản do đám cháy gây ra.
Cùng lúc, các tổ công tác đồng loạt vào cuộc. Trung tá Phạm Văn Tuấn (hiện là Chủ tịch Công đoàn Cảnh sát PCCC TP Hà Nội), lúc đó anh đang là Đại úy, Đội phó Đội chữa cháy chuyên nghiệp Phòng Cảnh sát PCCC Long Biên được giao nhiệm vụ trinh sát đám cháy.
Phát hiện có 3 công nhân nữ đang hoảng loạn và bị kẹt trên tầng 3 của toà nhà, anh nhanh chóng đeo mặt nạ chống độc, lần lượt đưa 3 người xuống đất an toàn. Quay trở lại tầng 3 tiếp tục tìm kiếm, anh bị ngạt khói và ngất đi. Khi đồng đội khống chế được đám cháy, mới phát hiện anh đang nằm bất động trên sàn nhà, với nhiều vết thương ở đầu và mặt…
Ngay sau đó, anh đã được đưa tới Bệnh viện Việt Đức. Tại đây, bác sĩ cho biết, anh bị đa chấn thương với vết thương nặng vùng đầu cùng việc bị gãy 3 chiếc xương sườn, may mắn được cấp cứu kịp thời vì chỉ chậm chút nữa nguy hiểm đến tính mạng...
Trong trận chiến với “giặc lửa” tại cụm làng nghề Ninh Sở, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín (Hà Nội) khoảng 0h ngày 15-10-2015, chiến sỹ thương binh Nguyễn Văn Quang, Phòng Cảnh sát PC&CC số 7 (Thanh Trì) đã bị dòng nham thạch nhựa sôi chảy bắn vào người khiến chân, tay và toàn thân bị lột da đỏ rát dẫn đến bị bỏng nặng.
Đầu tháng 7, chúng tôi gặp anh khi đang tất bật công việc mới tại Đội tổng hợp của Phòng Cảnh sát PC&CC Thanh Trì. Sau khi hết thời gian tham gia nghĩa vụ, Quang được xét duyệt chính thức trở thành Cảnh sát PCCC của TP Hà Nội.
Hồi tưởng lại vụ cháy, chiến sỹ Nguyễn Văn Quang nhớ lại khoảnh khắc mình bị thương: “Khi ngọn lửa bao trùm nhà xưởng tại Ninh Sở, lực lượng cứu hỏa có mặt triển khai đội hình ngay, song do phần lớn xưởng sản xuất đều là những chất dễ cháy, ngọn lửa bùng phát mạnh nên sau 30 phút nỗ lực chữa cháy, gần 80 cán bộ, chiến sỹ vẫn chưa thể dập tắt ngọn lửa.
Nhung chien si qua cam tren tran tuyen chong “giac lua”-Hinh-2
Công tác chữa cháy luôn gặp nhiều rủi ro, nguy hiểm. 
Lúc này, chiến sĩ Nguyễn Văn Quang được lệnh cùng với đồng đội cầm lăng vòi tiến sâu chống cháy lan sang xưởng khác. Đúng lúc đó, dưới hai chân tôi là một dòng chất lỏng đặc quánh ùn ùn từ trong xưởng chảy ra.
Không thể vứt lăng xuống đất, tôi và đồng đội tiếp tục đưa cao dòng nước thì chân bỏng rát không nhấc nổi. Tôi bị chất lỏng sôi sục như dòng nham thạch của núi lửa vây quanh và bắn vào tay, chân, lưng nên bị bỏng nặng. Ngay sau khi được đồng đội đưa ra ngoài, tôi đã ngất lịm và không biết gì nữa”.
Theo Trung tá Nguyễn Xuân Tuấn, Phó trưởng Phòng Cảnh sát PCCC số 7, trước đó, chiến sĩ Nguyễn Văn Quang cũng đã tham gia chi viện chữa cháy tòa nhà cao tầng tại Khu đô thị Xa La, quận Hà Đông. Đám cháy xảy ra chập tối và chất cháy là nhựa nên sản sinh ra lượng khói dày đặc. Thời điểm xảy cháy vào lúc sau giờ cơm tối nên có rất nhiều người mắc kẹt trong tòa nhà.
Trong quá trình làm nhiệm vụ, các chiến sỹ đã bất chấp nguy hiểm để di chuyển người dân khỏi trận hỏa hoạn cực kỳ nguy hiểm. Nhanh chóng tiếp cận hiện trường, chiến sĩ Nguyễn Văn Quang đã chạy bộ lên các tầng cao để cùng đồng đội hướng dẫn bà con thoát nạn an toàn.
Sau khi cấp cứu tại bệnh viện, Hội đồng Giám định Y khoa, Bệnh viện 19-8 (Bộ Công an) đã giám định tỷ lệ thương tật 28% đối với chiến sỹ Nguyễn Văn Quang. Ngày 8-8-2016, Bộ Công an đã ban hành Quyết định số 6198/QĐ-X33 công nhận thương binh đối với đồng chí Nguyễn Văn Quang; cùng với đó là Trung úy Nguyễn Quang Thuấn bị thương tật 59%, chiến sĩ Đỗ Mạnh Đức thương tật 23%, chiến sĩ Phạm Văn Tuấn bị thương tật 21%.
Nhìn các vết sẹo trên người chiến sỹ Cảnh sát PCCC, chúng tôi càng xúc động trước sự hy sinh, tận tụy, trách nhiệm của các chiến sĩ Cảnh sát PCCC trẻ tuổi. Nghề nào cũng có những vinh quang riêng, với những cán bộ, chiến sĩ PCCC, họ có rất nhiều nỗi niềm mà ít được ai chia sẻ.

Tuyển sinh ĐH-CĐ 2017: Dự kiến điểm chuẩn trường “top” trên tăng vọt

Với phổ điểm thi đẹp và “nở rộ” điểm 9, 10, nhiều trường ĐH “top” trên cho biết điểm chuẩn trúng tuyển năm nay chắc chắn sẽ cao hơn các năm trước.

Ngày mai (12/7), Bộ GDĐT mới họp để đưa ra ngưỡng đảm bảo chất lượng (điểm sàn), tuy nhiên với phổ điểm thi đẹp và “nở rộ” điểm 9, 10, nhiều trường ĐH “top” trên cho biết điểm chuẩn trúng tuyển năm nay chắc chắn sẽ cao hơn các năm trước.

Phải đưa ra tiêu chí phụ

Là một trong những trường hàng năm luôn có lượng hồ sơ xét tuyển “khủng” nhất cả nước, ĐH Bách khoa Hà Nội năm nay cũng dự phòng phương án phải đưa ra mức điểm nhận hồ sơ cao hơn các năm trước. Ông Trần Văn Tớp – Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, các năm trước, nhóm ngành kỹ thuật có mức điểm nhận hồ sơ là 22,5. Tuy nhiên năm nay, với mặt bằng điểm cao hơn, những ngành này điểm nhận hồ sơ có thể lên tới 23, thậm chí 24 điểm.

Ông Tớp phân tích, từ số liệu của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho thấy, thí sinh có mức điểm từ 26 điểm trở lên rất nhiều. Các mức điểm 26,5; 27 điểm cũng có hàng hàng thí sinh. Vì vậy, trường đã tính đến việc sử dụng tiêu chí phụ. Cụ thể: “Trường sẽ sử dụng tiêu chí là tổng điểm 3 môn không nhân hệ số, không tính điểm ưu tiên. Ngoài ra, thêm 1 tiêu chí khác theo quy chế là thí sinh cùng có 1 mức điểm nhưng em nào có nguyện vọng ở vị trí ưu tiên cao hơn sẽ trúng tuyển” – ông Tớp nói.

Tuyen sinh DH-CD 2017: Du kien diem chuan truong “top” tren tang vot

Dự kiến điểm chuẩn trường ĐH “top” kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ 2017 sẽ tăng (ảnh chụp tại kỳ thi THPT quốc gia 2017 tại Hà Nội). Ảnh: T.L

Theo dự kiến, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ công bố ngưỡng điểm nhận hồ sơ vào khoảng ngày 13 hoặc 14/7, trước thời điểm thí sinh bắt đầu thay đổi nguyện vọng xét tuyển.

Tại trường ĐH Ngoại Thương, TS Phạm Thu Hương - Trưởng phòng Đào tạo nhà trường cho biết, điểm chuẩn trúng tuyển vào trường này có thể tăng nhẹ so với năm 2016. Theo bà Hương, trường ĐH Ngoại Thương đã thực hiện phân tích phổ điểm năm 2017 do Bộ GDĐT công bố. Kết quả, ngưỡng điểm từ 8 trở lên có số lượng nhiều hơn các năm trước. Trong khi đó, mỗi mức điểm trong khoảng từ 8 điểm trở lên đều có số lượng tương đối lớn. Chính vì vậy, chỉ cần điều chỉnh 0,2 điểm thôi thì lượng thí sinh trúng tuyển đã tăng lên rất nhiều.

"Chính vì vậy, dự kiến điểm chuẩn năm 2017 có thể sẽ tăng nhưng không quá đột biến. Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào trường cũng nên dự phòng thêm một nguyện vọng khác để đảm bảo quyền lợi" - bà Hương nói.

Trong khi đó, tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân, PGS-TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Quản lý đào tạo nhà trường cho biết, để chắc ăn hơn cơ hội vào các ngành của trường, thí sinh cần cộng thêm từ 0,5 đến 1 điểm vào mức điểm chuẩn của năm 2016 trước khi quyết định đăng ký xét tuyển.

Ông Triệu cũng khuyên, để chắc chắn hơn nếu muốn vào ĐH Kinh tế quốc dân, các thí sinh có thể đặt thật nhiều nguyện vọng, thậm chí 25 mã ngành có thể là 25 nguyện vọng.

Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) thì thông tin, điểm chuẩn dự kiến của trường này có thể dao động từ 18 đến 24 điểm.

Khối trường An ninh, theo thượng úy Nguyễn Mạnh Tuấn - Thư ký hội đồng tuyển sinh Tổng cục Chính trị Công an nhân dân (Bộ Công an), hiện qua thống kê số hồ sơ sơ tuyển nộp về Học viện là trên 4.000 hồ sơ trong khi chỉ tiêu hệ sĩ quan năm nay chỉ 260. Như vậy tỉ lệ chọi là tương đối cao, tầm 1 chọi 24. Năm nay, điểm chuẩn dự kiến của khối trường này sẽ tương đương hoặc cao hơn năm trước. Được biết, điểm chuẩn của các trường khối An ninh cao nhất là 28,25 và thấp là 21,25 điểm.

Điểm sàn dự kiến bao nhiêu?

Sau khi biết điểm sàn, các trường ĐH, CĐ sẽ đưa ra mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển của thí sinh. Từ ngày 15/7 đến 17h ngày 25/7 là thời gian chính thức để thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Vì thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng một lần duy nhất, nên Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga khuyên các em suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định chọn ngành nào là nguyện vọng 1, bởi điều chỉnh xong rồi sẽ không được thay đổi lại.

Trong khi điểm chuẩn dự kiến tại các trường “top” là mối quan tâm của các thí sinh có điểm cao thì điểm sàn lại là “cứu cánh” cho những em có mức điểm vừa phải tìm kiếm cơ hội bước vào giảng đường ĐH.

Từ việc phân tích dự liệu phổ điểm các khối thi, nhiều chuyên gia giáo dục nhận định, nếu điểm sàn ĐH năm 2016 là trong khoảng trên dưới 15 điểm thì điểm sàn năm nay có thể giống như năm ngoái và nếu có tăng thì có thể nhích lên khoảng 15,5 điểm.

Nói về điểm sàn, Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga phân tích: Trên cơ sở phân tích thống kê phổ điểm có thể thấy, khối A và B có nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển nhiều nhất. Trong khi mức điểm cao nhiều hơn thì mức điểm trung bình không có sự thay đổi nhiều so với những năm trước. Những khối thi khác có thay đổi nhưng không đáng kể. Bộ sẽ dựa vào phổ điểm và lượng thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ ở các khối thi để đưa ra điểm sàn.

Tuy nhiên, ông Ga cũng cho biết, đây là năm cuối cùng Bộ đưa ra mức điểm sàn cho các trường ĐH, CĐ, từ năm 2018 Bộ sẽ giao việc xác định điểm sàn lại cho các trường ĐH, CĐ.

Ảnh CS PCCC lao vào biển lửa tại Hội thao kỹ thuật chữa cháy

(Kiến Thức) - Các chiến sĩ Cảnh sát PCCC TP HCM đã vượt tường cao, xông vào biển lửa cứu người mắc kẹt đưa ra ngoài và nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xăng dầu...

 

Đó là tình huống giả định tại Hội thao Kỹ thuật chữa cháy và cứu nạn - cứu hộ do UBND TP HCM và Cảnh sát PCCC tổ chức thực hiện. Trung tướng Nguyễn Thanh Nam (người ngồi giữa hàng đầu), Phó Tổng cục trưởng, Tổng Cục chính trị Công an nhân dân, đại diện Bộ Công an cùng Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Liêm… đã đến tham dự Hội thao.
Đó là tình huống giả định tại Hội thao Kỹ thuật chữa cháy và cứu nạn - cứu hộ do UBND TP HCM và Cảnh sát PCCC tổ chức thực hiện. Trung tướng Nguyễn Thanh Nam (người ngồi giữa hàng đầu), Phó Tổng cục trưởng, Tổng Cục chính trị Công an nhân dân, đại diện Bộ Công an cùng Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Liêm… đã đến tham dự Hội thao. 

Nín thở màn giải cứu con tin của học viên Phòng cháy chữa cháy

Mới đây, sinh viên Đại học Phòng cháy chữa cháy (PCCC) đã đu dây, dùng thang chuyên dụng diễn tập phương án giải cứu con tin trong đám cháy thu hút sự theo dõi của hàng nghìn người.

Nin tho man giai cuu con tin cua hoc vien Phong chay chua chay
Biểu diễn tại hội thao, diễn tập chào mừng kỷ niệm 49 năm ngày truyền thống Học viện Cảnh sát Nhân dân và 10 năm thành lập khoa Cảnh sát vũ trang, sinh viên Đại học PCCC đã có màn diễn tập phương án giải cứu con tin trong đám cháy khiến. Tại đây, sinh viên Đại học Phòng cháy chữa cháy đã du dây, sử dụng thang chuyên dụng cao 32m, vươn tối đa 12 tầng để thực hiện màn diễn tập này. Để làm được như vậy, trước đó, các bạn sinh viên trường phòng cháy đã tập luyện rất vất vả.