Nhu cầu về tàu ngầm mini tăng mạnh sau xung đột Syria

(Kiến Thức) - Không phải các tàu ngầm tấn công hạt nhân cồng kềnh, mà chính các tàu ngầm mini mới là ông chủ thực sự của chiến tranh hiện hại.

Theo Sputnik trích lời Phó Thủ tướng Nga ông Dmitry Rogozin thì nhu cầu trang bị các loại tàu ngầm cỡ nhỏ sử dụng động cơ điện-diesel của quân đội nước này đang tăng cao. Phó Thủ tướng Nga cũng cho hay, các loại tàu ngầm và tàu nổi có độ giãn nước từ 150 tới 400 tấn là thứ vũ khí hiệu quả bậc nhất trong cuộc chiến chống khủng bố ở Syria.
Nhu cau ve tau ngam mini tang manh sau xung dot Syria
 Các tàu ngầm diesel-điện của Nga đã chứng minh được rằng đôi khi không phải lớn mới hiệu quả, nhất là trong tác chiến phi đối xứng. Trong ảnh là tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Nga.
Ông Dmitry Rogozin cho biết: "Các phượng tiện nổi và ngầm có độ giãn nước ở mức trung bình của chúng ta đã có màn thể hiện rất tốt tại Syria, hiệu quả chiến đấu của các loại phương tiện này là rất cao, đặc biệt là tỷ lệ mục tiêu bị tiêu diệt/phương tiện của ta bị phá hủy là rất thấp, thấp hơn nhiều lần so với lực lượng không quân chiến đấu".
Ông Dmitry Rogozin cũng đặc biệt nhấn mạnh vào việc sẽ cải tiến nâng cấp các tàu ngầm tấn công diesel-điện thuộc Project 877 hay còn có tên gọi là Kilo, cùng các biến thể hiện đại hóa của nó. Cho phép lớp tàu ngầm này tác chiến toàn diện hơn trong tương lai gần, với sức mạnh tương đương các tàu ngầm tấn công hạt nhân về mặt chiến thuật.
Theo các nguồn tin của Sputnik thì các kỹ sư Nga thừa khả năng trang bị những vũ khí tối tân với số lượng tương đối lên các phương tiện nổi và chìm cỡ nhỏ, điều này thực sự biến những phương tiện chiến đấu có tải trọng khiêm tốn trở thành một kẻ "giết người hàng loạt" cực kỳ nguy hiểm.
Nhu cau ve tau ngam mini tang manh sau xung dot Syria-Hinh-2
Trong ảnh là lớp tàu ngầm Project 865 Piranha, có kích thước siêu nhỏ của Nga được phát triển dành cho các nhiệm vụ tác chiến đặc biệt dưới nước. 
Trong các chiến dịch kích ở Syria hiện tại, Hải quân Nga đã nhiều lần triển khai các tên lửa hành trình Kalibr từ các tàu ngầm Kilo để tấn công các mục tiêu khủng bố ở Syria, còn độ hiệu quả của chúng thì chẳng gì có thể so sánh được.
Quân đội Nga bắt đầu các chiến dịch chống khủng bố ở Syria từ ngày 30/9/2015 theo yêu cầu của chính phủ Bashar Assad. Theo các báo cáo của Không quân Nga, lực lượng này đã thực hiện tổng cộng 28.000 phi vụ bay, tiến hành 90.000 cuộc không kích trong toàn chiến dịch. Cũng trong chiến dịch quân sự ở Syria, lần đầu tiên Nga đã phóng tên lửa hành trình Kalibr từ biển Caspian và đưa tàu sân bay Kuznetsov tới biển Địa Trung Hải.

Sức mạnh Hải quân Syria hiện nay ra sao?

(Kiến Thức) - Hải quân Syria tới nay vẫn bảo toàn lực lượng tàu chiến và máy bay sau 6 năm nội chiến ác liệt, hầu như không chịu tổn thất nào. 

Suc manh Hai quan Syria hien nay ra sao?
 Việc các cuộc giao tranh khốc liệt chủ yếu diễn ra trên đất liền đã khiến cho Hải quân Syria “may mắn” không bị tàn phá như Lục quân hay Không quân Syria sau 6 năm nội chiến khủng khiếp. Bên cạnh đó, các căn cứ chính của Hải quân Syria nằm ở một vài thành phố ven biển trong tầm kiểm soát như Latakia và Tartus cũng giúp bảo toàn lực lượng tàu chiến.  

Nhận diện 5 vũ khí Triều Tiên dọa Mỹ-Hàn run lập cập

(Kiến Thức) - Vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học, tên lửa đạn đạo...là những vũ khí Triều Tiên khiến Mỹ, Hàn luôn dè chừng.

Nhan dien 5 vu khi Trieu Tien doa My-Han run lap cap
Vũ khí hạt nhân: được xem là nhân tố quan trọng nhất trong kho vũ khí chiến lược của Quân đội Triều Tiên và đây cũng được xem là quân bài chiến lược của Triều Tiên trước mọi mối đe dọa từ bên ngoài tác động đến nước này. Triều Tiên chính thức sở hữu vũ khí hạt nhân vào năm 2006, mặc dù nước này luôn chịu sự hạn chế về mặt công nghệ do lệnh cấm vận từ Mỹ trong một thời gian dài.