Nhóm đối lập Syria mới SDF giúp được gì cho Mỹ?

(Kiến Thức) - Nhiều người đang chờ đợi, với sự hậu thuẫn của Mỹ, nhóm đối lập Syria mới SDF sẽ làm được gì trên mặt trận chống lại IS ở Syria.

Các chiến lược trước đó của Mỹ về cuộc khủng hoảng Syria cho tới nay vẫn chưa cho thấy sự chuyển biến rõ rệt nào. Và trong một động thái mới đây, Lầu Năm Góc thông báo ngừng chương trình đào tạo và cấp vũ khí cho lực lượng phiến quân Syria “ôn hòa”.
Điều đáng nói, không lâu sau thông báo đó, một nhóm đối lập Syria mới do Mỹ hậu thuận ở Syria đã ra đời. Nhóm này có tên là Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) với những tuyên bố hùng hổn hay các lời kêu gọi mở kế hoạch tấn công vào thành trì phiến quân IS.
Nhom doi lap Syria moi SDF giup duoc gi cho My?
 Các dân quân người Kurd thuộc lực lượng YPG ngồi trên nóc một chiếc xe đang di chuyển ở khu dân cư al-Zohour, tỉnh Hasakeh, Syria.
Song, nhiều luồng ý kiến nghi ngờ rằng, liệu liên minh đối lập Syria mới này sẽ giúp Mỹ “nở mày nở mặt” hay sẽ lại đi theo vết xe đổ của các nhóm đối lập Syria khác cũng nhận được sự hỗ trợ từ Mỹ trước kia.
“Với những diễn biến căng thẳng, đất nước Syria đang chứng kiến những sự chuyển biến mạnh mẽ trên cả mặt trận quân sự và chính trị…điều này đòi hỏi cần có một lực lượng quân đội quốc gia thống nhất với sự tham gia của các tộc người ở Syria, như người Kurd, người Ả-rập”, trích lời kêu gọi của SDF đưa ra hồi tháng trước.
SDF này bao gồm các chiến binh Lực lượng Phòng vệ Nhân dân người Kurd (YPG), một nhóm người Assyria (theo đạo Thiên chúa) và một loạt các nhóm Ả-rập tụ hợp lại với nhau dưới tên gọi là Liên minh Ả-rập Syria.
Một quan chức quân sự cấp cao Mỹ tiết lộ với tờ New York Times thì Liên minh Ả-rập Syria là một “sáng kiến của Mỹ”.
Tuy nhiên, một số quan chức làm việc trong chính phủ Mỹ cho biết, Liên minh Ả-rập Syria có 5.000 chiến binh, bao gồm các nhóm trải dài ở khắp đất nước Syria nhưng không có một hàng ngũ lãnh đạo trung ương thực sự. Chưa kể, xấp xỉ 20% trong số này đều không mấy bận tâm tới việc triển khai cuộc tấn công vào các mục tiêu IS.
Nhiều chuyên gia nhận định, SDF có hay chăng làm nên trò trống gì thì tất cả đều nhờ vào lực lượng dân quân người Kurd hùng hậu với quân số lên tới 40.000 người. Bằng việc lập ra Liên minh Ả-rập Syria này, Mỹ có thể gián tiếp cung cấp vũ khí cho người Kurd trong khi vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp với Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia coi lực lượng người Kurd là mối nguy với an ninh quốc gia của họ.
YPG là lực lượng chiến đấu rất hiệu quả và làm được nhiều điều. Trong khi đó, các nhóm Ả-rập trong liên minh SDF thường là yếu”, chuyên gia Barak Barfi thuộc học viện chính sách công Quỹ nước Mỹ mới chia sẻ quan điểm với tờ  New York Times.
“Không hề có mối liên hệ ăn sâu cốt rễ giữa những nhóm của SDF này. Đó chỉ là một liên minh có chiến thuật hay thay đổi mà thôi”, ông Barfi nói.
Nhìn chung, các chuyên gia nhận xét liên minh đối lập Syria mới SDF này cũng không khá khẩm là mấy. Bất chấp việc tháng trước Lầu Năm Góc được cho là đã bơm 50 tấn đạn dược vào lãnh thổ Syria, thì SDF hiện vẫn còn cần rất nhiều vũ khí hạng nặng, radio, cơ sở hạ tầng, đội ngũ chỉ huy.
Thực vậy, trong chuyến tác nghiệp ngoài các chiến tuyến ở Syria, phóng viên Ben Hubbard của tờ New York Times đã chỉ về sự thiếu trang bị trầm trọng của các thành viên liên minh SDF này. Cụ thể, các chiến binh đi những đôi giày cũ mèn, rách lỗ chỗ. Chưa kể, các nam thanh niên trẻ tuổi được trang bị các khẩu súng trường lạc hậu lại là những người bảo vệ các trạm kiểm soát an ninh.
Nhom doi lap Syria moi SDF giup duoc gi cho My?-Hinh-2
Chương trình đào tạo phiến quân Syria "ôn hòa" là một thất bại trong chiến lược ở Syria của Mỹ.
“Đó là tình trạng của các chiến binh chúng tôi. Họ cố gắng chống lại IS bằng những vũ khí đơn giản”, một chỉ huy SDF nói.
Một thực tế đó là, liên minh SDF hiện cũng rất cần có một đội ngũ chỉ huy để “dẫn lối chỉ đường”. Theo dự tính ban đầu, SDF sẽ do một hội đồng quân sự gồm 6 người chịu trách nhiệm chỉ huy nhóm này. Tuy nhiên, hội đồng đó hiện chỉ có duy nhất một thành viên.
Nhiều chuyên gia không ngần ngại chia sẻ rằng, việc hậu thuẫn cho một nhóm có cấu trúc lỏng lẻo như SDF để xoay chuyển tình thế trong cuộc chiến chống IS không phải là một hướng đi đúng đắn của chính quyền Washington vào thời điểm này.
Tuy nhiên, hiện thời, nhiều người đang chờ đợi, với sự giúp sức từ Mỹ này, liên minh SDF sẽ làm được gì trên mặt trận đánh bật IS ở Syria.

Ngắm nhan sắc “ứng viên” Đệ nhất phu nhân Mỹ

(Kiến Thức) - Bà Melania Trump – vợ của tỷ phú Donald Trump - đang trở thành ứng viên Đệ nhất phu nhân Mỹ ngoài ý muốn.

Ngam nhan sac ung vien De nhat phu nhan My
Bà Melania Trump, 45 tuổi, là vợ của ứng viên tổng thống Donald Trump trong cuộc đua giành quyền đề cử của Đảng Cộng hòa.  

Ngam nhan sac ung vien De nhat phu nhan My-Hinh-2
Nếu ông Donald Trump thắng cử, bà Melania sẽ trở thành Đệ nhất phu nhân Mỹ.

Ngam nhan sac ung vien De nhat phu nhan My-Hinh-3
Bà Melania sinh ra và lớn lên tại Sevnica, Slovenia. Năm 2005, bà kết hôn và trở thành vợ thứ ba của tỷ phú Donal Trump. Hai người có một cậu con trai 9 tuổi, Barron. 

Ngam nhan sac ung vien De nhat phu nhan My-Hinh-4
“Ước mơ của cô ấy là trở thành người mẫu”, một người bạn cùng lớp của bà Melania chia sẻ. Ảnh do nhiếp ảnh gia Stane Jerko chụp năm Melania 17 tuổi.

Ngam nhan sac ung vien De nhat phu nhan My-Hinh-5
Melania (giữa) trong một buổi trình diễn thời trang dành cho trẻ em. 

Ngam nhan sac ung vien De nhat phu nhan My-Hinh-6
Bà Melania Trump (thứ ba từ trái sang, hàng trên) chụp cùng lớp học cấp ba năm 1984.  

Ngam nhan sac ung vien De nhat phu nhan My-Hinh-7
Melania tạo dáng chuyên nghiệp trước ống kính. Ước mơ từ khi còn bé của Melania là trở thành một người mẫu.

Ngam nhan sac ung vien De nhat phu nhan My-Hinh-8
Stane Jerko gặp Melania trong một cuộc thi người mẫu vào năm 1987 và đã chụp lại một số bức ảnh về ứng viên Đệ nhất phu nhân Mỹ.

Ngam nhan sac ung vien De nhat phu nhan My-Hinh-9
Bà Melania Trump ở độ tuổi 30.

Ngam nhan sac ung vien De nhat phu nhan My-Hinh-10
Vợ chồng tỷ phú Donald Trump trò chuyện không lúc xem một trận quần vợt giải Mỹ mở rộng hồi tháng 9/2015. 

Ngam nhan sac ung vien De nhat phu nhan My-Hinh-11
Khi hẹn hò với ông Donal Trump, Melania vốn là một người mẫu.

Ngam nhan sac ung vien De nhat phu nhan My-Hinh-12
Tỷ phú Donald Trump chụp ảnh cùng vợ và gia đình sau khi tuyên bố tranh cử vào Nhà Trắng hồi tháng 6. 

Ngam nhan sac ung vien De nhat phu nhan My-Hinh-13
Bà Melania chụp ảnh cùng con trai, Berron.

Ngam nhan sac ung vien De nhat phu nhan My-Hinh-14
Vợ của tỷ phú Donald Trump với vẻ đẹp sang trọng.  

Mỹ "mất cả chì lẫn chài" với phiến quân Syria "ôn hòa"

(Kiến Thức) - Hai chuyên gia John Mueller và Ross Harrison thẳng thắn nêu lý  do vì sao chương trình đào tạo phiến quân Syria "ôn hòa" của Mỹ lại thất bại thảm hại.

Trao đổi với đài phát thanh Sputnik hôm 23/9, hai chuyên gia John Mueller và Ross Harrison cho rằng sở dĩ lực lượng phiến quân ôn hòa ở Syria do Mỹ đào tạo và huấn luyện để chống lại phiến quân IS có kết quả thảm hại như vậy là do sự mất lòng tin đối với giáo viên hướng dẫn, thiếu ý chí chiến đấu và thiếu chỉ đạo trên chiến trường.
Hôm 22/9, truyền thông quốc tế đưa tin rằng, lực lượng chiến binh Syria ôn hòa thuộc Sư đoàn 30 (đã tốt nghiệp chương trình đào tạo và huấn luyện của Mỹ) đã chạy sang hàng ngũ Mặt trận al-Nusra (nhóm được xem là chi nhánh của al-Qaeda).