Nhật Bản thay đổi luật về quyền làm cha sau ly hôn

Nhật Bản đã thông qua luật cho phép cha dượng nhận quyền làm cha với đứa trẻ sinh ra trong vòng 300 ngày sau khi người mẹ ly hôn.

Theo Kyodo News, vào ngày 10/12, Quốc hội Nhật Bản đã chính thức thông qua đạo luật cho phép cha dượng nhận quyền làm cha với đứa trẻ sinh ra trong vòng 300 ngày sau khi người mẹ ly hôn, đồng thời bỏ quy định cấm phụ nữ tái hôn trong vòng 100 ngày sau ly hôn.

Bộ luật mới sẽ có hiệu lực trong vòng 18 tháng kể từ khi ban hành và áp dụng cho tất cả những trẻ em sinh ra sau đó. Những đứa trẻ ra đời trước khi luật mới được ban hành sẽ nhận được quyền hồi tố trong năm đầu tiên.

Nhat Ban thay doi luat ve quyen lam cha sau ly hon

Một người mẹ Nhật Bản dắt tay con đến trường ở Fukushima. Ảnh: Reuters

Đây là một quyết định làm thay đổi hoàn toàn hệ thống luật Dân sự đã có từ năm 1898 tại Nhật Bản. Theo quy định của bộ luật cũ, đứa trẻ được sinh ra trong vòng 300 ngày sau khi cha mẹ ly dị là con của chồng cũ, ngay cả khi người mẹ đã tái hôn. Chỉ những đứa trẻ sinh ra trong vòng 200 ngày sau khi người mẹ tái hôn mới được coi là con của chồng mới.

Bộ luật cũ này đã tạo ra rất nhiều bất cập, khi người mẹ không đăng ký hộ khẩu cho con vì không muốn liên quan tới chồng cũ, khiến cho đứa trẻ gặp khó khăn khi tiếp cận hệ thống y tế và các dịch vụ công khác.

Bên cạnh việc thay đổi quyền làm cha, bộ luật mới cũng giúp phụ nữ có thể tái hôn nhanh chóng hơn so với việc phải chờ đợi 100 ngày. Ngoài ra, các sửa đổi mới cũng nêu rõ rằng, cha mẹ không được sử dụng những hình phạt thể chất hay lời nói gây tổn hại tới sự phát triển lành mạnh của con trẻ.

Thường xuyên mất tiền sau khi đưa mẹ kế về chăm sóc và sự thật

Khi tôi 10 tuổi, bố mẹ tôi ly hôn. Bố tôi đưa tôi lên thành phố tìm việc làm, sau đó ông tái hôn với một người phụ nữ khá giả hơn ông 10 tuổi.

Mẹ kế đối xử khá tốt với tôi, khi bố tôi bị bệnh nan y bà cũng chăm sóc tận tình và chi không ít tiền để chữa bệnh cho ông, đến tận khi ông qua đời mới thôi. Dù không thích mẹ kế nhưng tôi vẫn biết ơn bà vì điều đó. Sau này tôi kết hôn, mặc dù không ở cùng mẹ kế nữa nhưng thấy bà ngày càng già yếu mà kinh tế lại sa sút nghèo khó, nên tôi đã đưa bà về chăm sóc, lúc đó bà đã gần 70 tuổi. 

Sức khỏe mẹ kế không được như trước, bà ốm đau liên tục và tôi cũng đã chi gần như cùng một khoản tiền mà trước đây bà đã dùng để chữa trị cho bố tôi. Tôi cho rằng đó là trách nhiệm mình phải làm và cũng không nghĩ ngợi nhiều. Chỉ có một điều khiến tôi bối rối là từ khi mẹ kế đến ở cùng, gia đình tôi mất tiền hết lần này đến lần khác, có khi vài răm, có khi vài triệu. Tôi có thói quen giữ một ít tiền mặt ở nhà, khi nhiều khi ít nhưng lúc nào cũng phải cất tầm 5 triệu trong một ngăn tủ kín đáo để chủ động chi tiêu. Điều này chỉ có vợ chồng tôi biết.

Con mẹ kế mừng tôi lấy chồng 10 triệu, tôi cảm động trả lại

Mẹ kế không bao giờ xin tiền tôi, mỗi lần tôi về thăm nhà, bà vui lắm. Lúc đi, bà gói ghém cho tôi nhiều thực phẩm sạch của nhà.

Bố mẹ ly hôn khi tôi còn nhỏ, tôi sống với bố. Cha tôi là người đàn ông thật thà, tuy ông không giỏi chăm sóc con nhưng tôi vẫn cảm nhận được sự yêu thương của bố dành cho tôi. Tôi vẫn còn nhớ, một ngày đi học về, tôi hỏi bố rằng "mẹ đâu", khi đó, bố chỉ trả lời mẹ đi công tác, sau về sẽ mua nhiều quà cho tôi. Tôi đợi mãi không thấy bóng dáng của mẹ, rồi năm tháng trôi qua, tôi mới hiểu rằng, bố mẹ đã chia tay. Mẹ không một lần về thăm tôi, tôi thực sự hận bà lắm.

Năm tôi lên 8 tuổi, bố tái hôn. Mẹ kế chiều chuộng tôi, xem tôi như con ruột và bà mua cho tôi bất cứ món đồ nào tôi thích. Sau đó, bà sinh con trai, tình cảm bị san sẻ nên tôi không thích cậu em trai này. Tôi có gì ăn cũng phải chia đôi xẻ nửa cho em, tôi quay ra ghét em và luôn bảo mẹ kế thiên vị. Những lúc đó, mẹ kế chỉ cười và an ủi tôi. Nhưng trong lòng tôi vẫn có một khoảng cách nhất định với mẹ kế và đứa em cùng cha khác mẹ.