Nhà máy thép nghìn tỉ ở Hà Tĩnh được bán hơn... 205 tỉ

Sáng 26/4, tại trụ sở UBND thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Công ty đấu giá hợp danh Hồng Lĩnh tổ chức phiên đấu giá toàn bộ thiết bị, máy móc và các công trình xây dựng hiện có trên đất (thuê) của Công ty CP gang thép Hà Tĩnh.

Công ty đấu giá hợp danh Hồng Lĩnh là đơn vị hợp đồng với Chi cục thi hành án dân sự thị xã Kỳ Anh đứng ra tổ chức phiên đấu giá này.
Có 23 đơn vị doanh nghiệp tham giá đấu giá số tài sản trên. Giá khởi điểm của số tài sản được đưa ra đấu giá là 108.765.800.000 đồng. Bước giá của mỗi vòng trả giá là 300.000.000 đồng.
Sau 11 vòng trả giá, đại diện Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển kho bãi Nhơn Tân (đóng tại tỉnh Bình Định) đã thắng cuộc đấu giá với mức trả giá là 205.765.800.000 đồng.
Nha may thep nghin ti o Ha Tinh duoc ban hon... 205 ti
Nhà máy gang thép Vạn Lợi bị bỏ hoang nhiều năm đã được đem bán đấu giá 
Nha may thep nghin ti o Ha Tinh duoc ban hon... 205 ti-Hinh-2
Ông Nguyễn Minh Hoàng Phương Vũ (giữa), đại dện cho Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển kho bãi Nhơn Tân thắng phiên đấu giá 
Trước đó, Một Thế Giới đã thông tin, Nhà máy liên hợp gang thép Vạn Lợi do Công ty CP gang thép Hà Tĩnh làm chủ đầu tư. Hai cổ đông lớn nhất là Công ty TNHH Vạn Lợi (Ba Đình, Hà Nội) góp vốn 64% và Công ty đầu tư và khoáng sản Hợp Thành (Đống Đa, Hà Nội) góp 34%.
Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỉ đồng, được xây dựng trên vùng đất rộng 25,8ha tại Khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Dự án được triển khai theo hình thức các ngân hàng hùn vốn với mức độ ngân hàng cho vay 85% (trên tổng mức đầu tư dự án) và chủ đầu tư là 15%.
Theo chứng nhận đầu tư, trong giai đoạn 1 thực hiện dự án, có 3 ngân hàng tham gia cho Công ty gang thép Hà Tĩnh vay vốn và đã giải ngân gần 1.000 tỉ đồng. Trong đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) hơn 600 tỉ đồng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) gần 50 tỉ đồng và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 70 tỉ đồng.
Năm 2008, dự án Nhà máy thép Vạn Lợi được khởi công với công suất dự kiến 500.000 tấn/năm.
Nha may thep nghin ti o Ha Tinh duoc ban hon... 205 ti-Hinh-3
Ông Nguyễn Minh Hoàng Phương Vũ (giữa), đại dện cho Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển kho bãi Nhơn Tân thắng phiên đấu giá 
Theo cam kết của chủ đầu tư, tháng 8.2010 dự án sẽ cho ra thương phẩm đầu tiên, kết thúc giai đoạn 1 đầu tư. Tuy nhiên, do trục trặc về nguồn lực tài chính của chủ đầu tư, việc thi công dự án nhà máy thép Vạn Lợi bị bỏ dở từ năm 2010.
Tài sản còn lại cũng là tài sản thế chấp ngân hàng của nhà máy thép Vạn Lợi được định giá hơn 108 tỉ đồng.
Sau nhiều năm chủ đầu tư không có phương án tháo gỡ, vào tháng 5.2015, tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định thu hồi đất, thu hồi giấy chứng nhận giấy phép đầu tư Nhà máy thép Vạn Lợi, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý việc thanh lý dự án, tháo dỡ máy móc, thiết bị.
Tòa án nhân dân thị xã Kỳ Anh nhận được hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp dân sự giữa đơn vị chủ đầu tư và bên ngân hàng cho vay. Trong quá trình thụ lý vụ việc, do đương sự đã đạt được thỏa thuận nên tòa án chuyển toàn bộ hồ sơ cho Chi cục thi hành án dân sự thị xã Kỳ Anh giải quyết theo thẩm quyền.
Đầu năm 2019, Chi cục thi hành án dân sự thị xã Kỳ Anh đã hợp đồng với Công ty cổ phần giám định và thẩm định Phương Đông (Hà Nội) để thẩm định giá trị còn lại của nhà máy thép Vạn Lợi. Kết quả thẩm định giá trị còn lại của nhà máy thép này là 108.765.800.000 đồng, đây cũng là giá khởi điểm khi đem số tài sản trên ra bán đấu giá.
Hình ảnh Nhà máy gang thép Vạn Lợi trước thời điểm bán đấu giá hơn 200 tỉ đồng:
Nha may thep nghin ti o Ha Tinh duoc ban hon... 205 ti-Hinh-4
 

Nha may thep nghin ti o Ha Tinh duoc ban hon... 205 ti-Hinh-5
 

Nha may thep nghin ti o Ha Tinh duoc ban hon... 205 ti-Hinh-6
 

Nha may thep nghin ti o Ha Tinh duoc ban hon... 205 ti-Hinh-7
 

Nha may thep nghin ti o Ha Tinh duoc ban hon... 205 ti-Hinh-8
 

Nha may thep nghin ti o Ha Tinh duoc ban hon... 205 ti-Hinh-9
 

Nha may thep nghin ti o Ha Tinh duoc ban hon... 205 ti-Hinh-10
 

Nhà máy rác ngừng hoạt động, nghìn người Thanh Hóa kêu trời

Nhà máy rác thải ngừng hoạt động đột ngột, hàng nghìn người dân xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) phải hứng chịu mùi hôi thối của hàng trăm tấn rác thải tồn đọng.

Theo phản ánh của người dân, năm 2017 huyện Hoằng Hóa đầu tư xây dựng nhà máy rác thải tại xã Hoằng Trường công suất 14 tấn/ngày, phục vụ nhu cầu xử lý rác thải cho 8 xã lân cận.

Nha may rac ngung hoat dong, nghin nguoi Thanh Hoa keu troi
 Nhà máy dừng hoạt động, hàng trăm tấn rác thải bốc mùi hôi thối

Hai cựu chủ tịch Đà Nẵng có liên quan gì tới sai phạm Thép Dana Ý, Úc?

(Kiến Thức) - Kết quả thanh tra chỉ ra các sai phạm tại hai nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc có trách nhiệm của nhiều sở, ngành và lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng thời kỳ 2007-2014.

Ngày 7/10, Thanh tra TP Đà Nẵng vừa công bố kết luận thanh tra về chấp hành chính sách, pháp luật trong quá trình thành lập, hoạt động và xử lý môi trường tại Công ty CP Thép Dana-Ý và Công ty CP Thép Dana-Úc (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Nhiều sai phạm của hai nhà máy

Theo kết luận Thanh tra TP Đà Nẵng chỉ rõ, việc cấp giấy chứng nhận đầu tư (CNĐT) lần đầu dự án Dana-Ý, Dana-Úc tại Cụm công nghiệp (CCN) Thanh Vinh là không phù hợp với quy định ngành nghề tại CCN này.

Điều này cũng không phù hợp với chủ trương của UBND TP về việc không cho đầu tư lắp đặt mới lò luyện thép trong các khu công nghiệp (KCN), vượt công suất (100.000/10.000 tấn/năm đối với Dana-Ý, 300.000/150.000 tấn/năm đối với Dana-Úc).

Hai cuu chu tich Da Nang co lien quan gi toi sai pham Thep Dana Y, Uc?
 Nhà máy thép Dana-Ý.

Trong quá trình hoạt động, hai nhà máy đã thay đổi một số máy móc, thiết bị của hệ thống lò luyện không đúng với dây chuyền đã đăng ký theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được phê duyệt.

Trung tâm Xúc tiến đầu tư tiếp nhận hồ sơ đăng ký của công ty, xử lý, trình UBND TP cấp và điều chỉnh giấy CNĐT là không đúng quy định.

Liên quan công tác bảo vệ môi trường, kết quả thanh tra cho thấy, trong quá trình hoạt động, hai nhà máy còn các tồn tại, vi phạm về thực hiện công trình, biện pháp bảo vệ môi trường như: Quản lý chất thải nguy hại, hệ thống xử lý khí thải lò luyện một số năm hoạt động thiếu hiệu quả; Thực hiện xử lý chất thải rắn xỉ lò không đúng theo phương án ĐTM phê duyệt; Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, trồng cây xanh chưa được thực hiện đầy đủ theo quy định.