Nguyễn Phạm Tuân: Chết vì vua còn gì phải sợ!

(Kiến Thức) - Nguyễn Phạm Tuân là một nhân vật quan trọng của phong trào Cần vương. Ông có nhiều công trạng được lưu danh trong sử sách. 

Nguyễn Phạm Tuân là một nhân vật quan trọng của phong trào Cần vương. Khi Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn quyết định sang Trung Quốc cầu viện, đã trao toàn bộ quân đội và nội chính cho Nguyễn Phạm Tuân với chức Thượng tướng cùng Đề đốc Lê Trực và hai con trai Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi chống thực dân Pháp.
Làm quan cứu đói
Nguyễn Phạm Tuân tự là Tử Trai, sau đổi là Dưỡng Tăng, hiệu là Minh Phong. Ông sinh năm Nhâm Dần (1842) mất năm Đinh Hợi (1887), quê ở làng Kiên Bính, tổng Võ Xá, phủ Quảng Ninh (nay là thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình). Ông sinh ra trong một gia đình Nho học, nhiều đời cha con cùng thi đỗ đồng khoa, nhiều đời là công thần nhà Lê - Trịnh.
Theo một số tư liệu, Nguyễn Phạm Tuân vốn xưa là họ Phạm, chính quê ở thôn Văn Thượng, xã Lực Canh, tổng Xuân Canh, huyện Đông Anh, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc ngoại thành Hà Nội) vì phạm tội phải chạy trốn vào vùng Thuận Hóa đổi ra họ Nguyễn để khỏi bị truy lùng, nhập tịch ở làng Kiên Bính. Gia phả họ Nguyễn Phạm ở phường Đông Sơn, TP Đồng Hới còn ghi, từ khi ông cụ cao tổ là Nguyễn Doãn Thanh đổi ra họ Nguyễn thì lấy chữ lót là Doãn Đức. Nhưng đến đời thân sinh của ông Nguyễn Phạm Tuân mới dùng chữ Phạm làm tên lót cho con cháu để ghi nhớ gốc tích của dòng họ gốc của mình.
Nguyen Pham Tuan: Chet vi vua con gi phai so!
 Ảnh minh họa.
Cha mất sớm nên Nguyễn Phạm Tuân bước vào nghiệp khoa cử khá muộn. Năm Quý Dậu (1873) Nguyễn Phạm Tuân đỗ cử nhân đứng thứ 19. Năm Đinh Sửu (1877), trong kỳ thi Hội, bài làm của ông được chọn vào phúc hạch nhưng không đỗ tiến sĩ. Năm Mậu Dần (1878) Nguyễn Phạm Tuân được bổ làm Hành tẩu bộ Lễ. Trong năm 1878, trong nước nhiều nơi bị đói kém, ông được triều đình giao phụ trách công việc cứu đói. Với tấm lòng thương dân, ông đã cho thực hiện nhiều biện pháp chống đói hiệu quả, ông được triều đình ban khen và thăng hàm Biên tu, được cử làm Huấn đạo huyện Bố Trạch, rồi Tri huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình). Năm Giáp Thân (1884), Nguyễn Phạm Tuân được thăng lên chức Tri huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh). 
Bỏ ấn từ quan
Tuy chỉ giữ một chức quan nhỏ ở địa phương, nhưng Nguyễn Phạm Tuân luôn quan tâm đến tình hình trong nước. Với tấm lòng yêu nước thương dân, ông đau buồn trước cảnh triều đình nhà Nguyễn ngày càng rối ren, để thực dân Pháp lợi dụng cơ hội đánh chiếm gần hết Bắc kỳ và chiếm cả Thuận An. Triều đình hết nhượng bộ thực dân Pháp đến cầu cứu Mãn Thanh. Giữa năm 1885, nghe tin kinh đô Huế lọt vào tay giặc, Nguyễn Phạm Tuân quyết định bỏ ấn từ quan, đưa gia đình về quê hương Đồng Hới, rồi quyết định quyên sinh, may được người nhà giải cứu và khuyên ngăn. Từ đấy ông cùng nhân dân, với các tầng lớp sĩ phu đứng ra chiêu mộ nghĩa quan, tập hợp binh lính lên vùng Tuyên Hóa tìm vua Hàm Nghi, xin đi theo đánh thực dân Pháp.
Tháng 10 năm Ất Dậu (1885), Nguyễn Phạm Tuân gặp vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, được nhà vua phong chức Tán tương quân vụ quân thứ Quảng Bình. Ông chọn xóm Thác Đài, làng Cổ Liêm, huyện Tuyên Hóa làm sở chỉ huy, trung tâm lãnh đạo phong trào Cần Vương. Từ đây, phong trào Cần Vương ở Quảng Bình được nhen nhóm và phát triển khá mạnh dưới sự lãnh đạo của ông cùng các văn thân, sĩ phu yêu nước khác. Đứng trước tình hình này, triều đình Đồng Khánh được thực dân Pháp dựng lên đẩy mạnh các hoạt động đàn áp, khủng bố những người yêu nước kháng chiến nhằm dập tắt phong trào Cần Vương vừa mới hình thành. 

Tận mục bộ đôi vạc đồng cổ khủng nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Hai chiếc vạc đồng cổ này có tuổi đời trên 350 năm, tổng trọng lượng 3 tấn, được trang trí cực kỳ tinh xảo...

Tan muc bo doi vac dong co khung nhat Viet Nam
Cố đô Huế ngày nay còn lưu giữ lại 15 chiếc vạc đồng cổ được đúc dưới thời nhà Nguyễn. Trong số đó, nổi tiếng nhất là hai chiếc vạc đặt tại sân điện Cần Chánh trong Tử Cấm Thành.

Đêm loạn luân đáng hổ thẹn của Càn Long

(Kiến Thức) - Trong suốt 22 năm chung sống, tình cảm vợ chồng luôn thắm thiết, nhưng chỉ một đêm loạn luân đã để lại nỗi hổ thẹn lớn nhất đời Càn Long.

Dem loan luan dang ho then cua Can Long
Càn Long đăng cơ năm 25 tuổi, trị vì trong vòng 60 năm và 4 năm làm thái thượng hoàng, thọ 89 tuổi. Ông nổi tiếng là hoàng đế phong lưu với những mối tình nổi tiếng chốn nhân gian. Nhưng có lẽ người phụ nữ quan trọng nhất cuộc đời ông chính là Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu. 
Dem loan luan dang ho then cua Can Long-Hinh-2
Năm thứ 13 Càn Long tức năm 1748, hoàng đế Càn Long đã đưa Hoàng thái hậu Nữu Hỗ Lộc Thị và vị hoàng hậu mà ông vô cùng sủng ái Phú Sát Thị bắt đầy chuyến đi tuần thị Giang Nam. Trên đường đi, cùng ngắm cảnh Sơn Đông, lăng Yết Khổng, Núi Thái Sơn và nhiều danh lam thắng cảnh khác. Đâu đâu cũng là cảnh non nước hữu tình, chim hót hoa nở nhưng khuôn mặt hoàng hậu vẫn phảng phất nỗi u sầu. 
Dem loan luan dang ho then cua Can Long-Hinh-3
Không may trên đường, hoàng hậu trúng phong hàn rồi hôn mê. Càn Long hoang mang, rối bời vội vàng ra lệnh hồi kinh gấp. Nhưng vừa đến Đức Châu, thì sức khỏe của hoàng hậu quá yếu. Giờ phút hấp hối, nàng không nói được câu nào chỉ nhìn Càn Long bằng ánh mắt chất chứa u buồn, oán hận, hai hàng lệ đau thương trào ra rồi nàng đi. Ánh mắt oán hận đó đã khiến tâm can Càn Long vô cùng đau đớn. Ông vừa đau lòng vừa day dứt. Ông đã ôm thi thể hoàng hậu mà khóc nức nở.  
Dem loan luan dang ho then cua Can Long-Hinh-4
Trong suốt 22 năm chung sống, tình cảm vợ chồng luôn tốt đẹp, tương thân tương ái. Nàng cũng là người được Càn Long vô cùng trân trọng và sủng ái. Nhưng chỉ vì một lần hồ đồ của Càn Long đã giết chết tình yêu của hoàng hậu dành cho mình và khiến trái tim hoàng hậu đau đớn. Dù chuyện xảy ra, Càn Long vẫn luôn chăm lo, yêu thương sủng ái hoàng hậu nhất mực nhưng vết thương lòng của hoàng hậu khó có thể lành. Hoàng hậu qua đời, Càn Long mất đi người vợ vừa xinh đẹp lại dịu dàng đức hạnh. 
Dem loan luan dang ho then cua Can Long-Hinh-5
Hiều Hiền Thuần Phú Sát Thị hoàng hậu là người con gái xinh đẹp đức hạnh. Nàng luôn yêu thương chăm lo chu đáo cho chồng. Nàng luôn đề xướng tiết kiệm không xa hoa lãng phí. Mỗi khi lễ tết, theo phong tục của người Mãn Châu, hoàng hậu thường đích thân khâu hầu bao da dê hoặc da hươu tặng Càn Long. Càn Long cũng luôn tôn trọng và sủng ái nàng. 
  1. Dem loan luan dang ho then cua Can Long-Hinh-6
    Một năm Càn Long đã đưa thái hậu cùng hoàng hậu ra vườn chơi. Tiện thể dẫn theo phi tần lục cung, tông thất mệnh phụ, công chúa phúc tấn cùng đến thưởng ngoạn. Hôm đó Viên Minh Viên cảnh xuân rực rỡ. Theo sau là đám giai nhân xinh đẹp, quần áo xúng xính, trang điểm lộng lẫy như tiên. Càn Long ngồi trên long kỉ nhìn đám giai nhân đột nhiên phát hiện ra một quý phu nhân vô cùng lộng lẫy. Đôi lông mày như vẽ, đôi mắt thăm thẳm như nước mùa thu, khuôn mặt hồng rạng rỡ như bông đào khoa sắc, thân hình mảnh mai tha thướt như cành liễu. Nàng là ai mà giai nhân trong tam cung lục viện của mình không ai xinh đẹp bằng nàng? 
Dem loan luan dang ho then cua Can Long-Hinh-7
Ông hoàng phong lưu cảm thấy ngẩn ngơ. Khi đến lượt nàng đến vấn an thì hoàng thượng mới biết nàng chính là vợ của em trai hoàng hậu, đại thần Nội vụ phủ Phó Hằng. Trên đường theo thái hậu xuất cung ngắm hoa nhưng tâm trạng của Càn Long bay bổng chỉ để ý đến bóng hồng sau lưng hoàng hậu. Dường như Phó phu nhân cũng cảm nhận được tình cảm của hoàng thượng nên cũng ý tứ dùng ánh mắt đáp lại. 
Dem loan luan dang ho then cua Can Long-Hinh-8
Sau hôm đó, Càn Long ngày đêm tơ tưởng đến Phó phu nhân, thậm chí có lúc còn ngủ mơ gọi tên nàng. Hoàng hậu hỏi thì hoàng thượng đều tìm cách lấp liếm. Vài hôm sau nhân dịp sinh nhật hoàng hậu, Càn Long hạ lệnh mở đại yến trong cung vào tết Trung Thu để chúc phúc hoàng hậu. Hoàng thượng còn đích thân đến Càn Ninh để chúc mừng hoàng hậu và muốn hoàng hậu nhân cơ hội này cho triệu Phó phu nhân vào cung ở vài ngày cho tình cảm chị em thêm thắm thiết. 
Dem loan luan dang ho then cua Can Long-Hinh-9
Đến sinh nhật hoàng hậu, mọi người tề tựu đông đủ chúc phúc hoàng hậu. Phó phu nhân cũng đến. Sau khi uống khai tiệc, Càn Long cao hứng yêu cầu mọi người ngâm thơ nếu ai không biết ngâm sẽ phạt uống rượu. Phó phu nhân không biết uống rượu nên vài chén mặt đã ửng hồng, đầu óc choáng váng, ngồi không vững. Càn Long biết nàng đã say bèn kêu thị nữ tới dặn dò vài câu rồi dìu nàng ấy đến cung khác nghỉ ngơi. Mọi người lại tiếp tục vui chơi và uống rượu vui vẻ nhưng không mấy ai để ý và nghi ngờ sự mất tích của hoàng thượng. 
Dem loan luan dang ho then cua Can Long-Hinh-10
Hoàng hậu cho người đi tìm nhưng không tìm thấy. Hoàng hậu cũng không mảy may nghi ngờ vẫn tiếp tục tiếp khách. Khi cuộc vui đã tàn, mọi người đã về nhưng vẫn không thấy bóng dáng hoàng thượng đâu. Hoàng hậu cảm thấy lạ nên sai người đi xem Phó phu nhân thế nào. Rất lâu sau mới thấy viên quan nhân quay lại bẩm báo rằng: Cửa cung Phó phu nhân đang ở đã đóng chặt không thể vào trong. Hoàng hậu lúc này mới giật mình hiểu chuyện gì đã xảy ra. 
Dem loan luan dang ho then cua Can Long-Hinh-11
Cũng kể từ hôm đó, tình cảm mà hoàng hậu dành cho Càn Long không còn trọn vẹn như xưa. Nàng không hề trách móc nhưng thỉnh thoảng lại nhìn Càn Long bằng ánh mắt vô cùng ai oán khiến Càn Long cảm thấy khó xử. Cũng chính hổ thẹn nên ông đã không thường xuyên đến cung Càn Ninh như trước. Vì thế hoàng hậu càng nghi ngờ sự lạnh nhạt mà hoàng thượng dành cho mình. 
Dem loan luan dang ho then cua Can Long-Hinh-12
Nỗi đau của hoàng hậu chưa nguôi thì thái Vĩnh Liễn bất hạnh chết yểu. Vài năm sau, hoàng hậu lại hạ sinh một hoàng tử đặt tên là Vĩnh Tông. Đúng lúc tình cảm giữa hai người đang rạn nứt thì Vĩnh Tông lại mắc đậu mùa mà chết. Nỗi đau chồng chất nỗi đau, hoàng hậu đã không chịu nổi cú sốc này nên ngày đêm vật vã đến suy kiệt. Càn Long cũng vô cùng thương xót và cố gắng luôn an ủi hoàng hậu. Ông đã quyết định đưa nàng đi chơi Giang Nam cho khuây khỏa nhưng không ngờ trong chuyến đi ấy hoàng thượng đã mất hoàng hậu mãi mãi.