Nguyên nhân ông Hoàng Văn Nghiên trả biệt thự?

(Kiến Thức) - Sự việc ông Hoàng Văn Nghiên, nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội viết đơn xin trả biệt thự là sự lạ?

Nguyen nhan ong Hoang Van Nghien tra biet thu?
Biệt thư 12 Nguyễn Chế Nghĩa, Hà Nội. 
Sự việc ông Hoàng Văn Nghiên, nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội viết đơn xin trả biệt thự là sự lạ? Vì sao sau hơn 8 năm nghỉ hưu, ông Nghiên lại viết đơn xin thanh lý hợp đồng thuê ngôi biệt thự tại số 12 phố Nguyễn Chế Nghĩa, Hà Nội với mức giá rẻ, chỉ mấy trăm ngàn đồng
Nhưng có lẽ cũng không phải là sự lạ mà điều này khiến dư luận liên tưởng đến hệ quả tích cực của việc kiên quyết chống tham nhũng, kiên quyết xử lý các vụ việc tiêu cực cho dù bất cứ là ai của Đảng và Nhà nước ta, mà gần đây là việc quyết định thu hồi lô đất cấp trái quy định của tỉnh Bến Tre cho nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền. Cũng vì sự nhạy bén của ông Nghiên trong nhận thức "Trông người mà ngẫm đến ta" nên tự nguyện mà trả biệt thự. Điều này càng chứng tỏ, nếu Đảng và Nhà nước ta chống tham nhũng, tiêu cực một cách kiên quyết, triệt để thì sẽ đạt được kết quả. 
Điều làm dư luận còn băn khoăn là tại sao ông Nghiên sẽ lại được UBND TP Hà Nội cho mua đất để làm nhà ở? Có phải vì nếu ông trả biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa thì gia đình ông Nghiên sẽ không có chỗ ở? Nếu đúng vậy thì xét về tình, nên để cho ông Nghiên mua được đất, làm được nhà ở rồi hãy làm thủ tục thanh lý. Còn nếu không phải không còn chỗ ở thì việc bán đất cho ông Nghiên có phải là đặc quyền? 
Xét về công lao đóng góp của các cán bộ lãnh đạo cho dân, cho nước nếu có thì đã được khen tặng huân, huy chương, còn nhà ở là chính sách chung của Đảng và Nhà nước, đã xóa bỏ chế độ bao cấp về nhà ở hàng chục năm nay rồi! Về vai trò Đảng viên của ông Nghiên cũng cần xem lại vì có thể coi là chưa gương mẫu trong việc nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đảng ta luôn vận động "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau" nhưng "đi trước"  phải đúng, nếu đi chưa đúng thì sẽ ảnh hưởng xấu đến cộng đồng.

Tủ điện “nguy hiểm chết người” trải khắp vỉa hè HN

Hàng loạt tủ điện, trạm biến áp có hình "đầu lâu xương chéo" tràn lan trên nhiều tuyến phố sau khi Hà Nội hạ ngầm dây cáp điện.

Tu dien “nguy hiem chet nguoi” trai khap via he HN
 Hàng chục tủ điện, tủ cáp quang, truyền hình cáp đang nằm "chình ình" trên tuyến đường Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Tây Sơn. Tủ nhỏ cao chừng 50 cm, tủ lớn thì cao ngang đầu người. Sở dĩ có chiều cao như vậy vì sau khi hạ ngầm đường điện nhân dịp 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, khi mưa lớn các tủ điện sát đường có vị trí thấp gây mất an toàn cho người dân. Để khắc phục tình trạng trên, Điện lực Hà Nội đã bố trí thêm bệ móng.

Tu dien “nguy hiem chet nguoi” trai khap via he HN-Hinh-2
 Hầu hết các trạm biến áp, tủ điện đều có biển báo "có điện nguy hiểm" khiến dân cư xung quanh bất an, người đi trên vỉa hè không dám đi gần.

Tu dien “nguy hiem chet nguoi” trai khap via he HN-Hinh-3
 Không chỉ gây hoang mang, những tủ điện này còn làm mất mỹ quan cho cả tuyến đường. Tờ rơi quảng cáo dán chi chít 2 bên mặt, nhiều hàng nước còn tận dụng làm nơi cất đồ, đựng cốc chén.

Tu dien “nguy hiem chet nguoi” trai khap via he HN-Hinh-4
 Tủ điện cạnh một điểm đỗ xe buýt công cộng. Ngân Bình, sinh viên ĐH Tự nhiên cho biết: "Ngày nào em cũng phải đứng ở đây, rất sợ".

Tu dien “nguy hiem chet nguoi” trai khap via he HN-Hinh-5
 Các tủ điện, tủ cáp quang bố trí san sát và không thẳng hàng. Trung bình cứ 3m-5m lại có một chiếc.

Tu dien “nguy hiem chet nguoi” trai khap via he HN-Hinh-6
 Người dân sống trên các tuyến phố này không dám cho trẻ nhỏ ra chơi, việc đi lại trên vỉa cũng hạn chế. Ông T. làm nghề sửa xe ở đầu ngõ 2 Tây Sơn cho hay, điện thì ai cũng sợ nhưng đành phải chịu chứ không biết làm sao.

Tu dien “nguy hiem chet nguoi” trai khap via he HN-Hinh-7
 Nhiều tủ bị mất khóa, dây điện lòi ra ngoài tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.

Tu dien “nguy hiem chet nguoi” trai khap via he HN-Hinh-8
 Vỉa hè vốn đã chật hẹp nay lại có 3 tủ điện xếp hàng ngang.
Tu dien “nguy hiem chet nguoi” trai khap via he HN-Hinh-9
 Với hàng loạt tủ điện được bố trí trên vỉa hè người dân lo ngại về những cái "bẫy trên trời được đem xuống đặt dưới đất".

Khánh thành cầu Nhật Tân lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) -  11h20 ngày 4/1, cây cầu Nhật Tân hiện đại nhất Việt Nam được chính thức cắt băng khánh thành trong niềm hân hoan của người dân Hà Nội

Cây cầu Nhật Tân lớn nhất Việt Nam bắc qua sông Hồng nối với sân bay Nội Bài, Hà Nội được chính thức cắt băng khánh thành lúc 11h20 ngày 4/1 ở đầu cầu phía bên huyện Đông Anh, với sự có mặt của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị. Phía Nhật Bản có ông Akihiro Ohta, Bộ trưởng Bộ đất đai cơ sở hạ tầng, giao thông và du lịch.
Chinh thuc khanh thanh cau Nhat Tan lon nhat Viet Nam

Dự án cầu Nhật Tân và đường 2 đầu cầu có tổng mức đầu tư hơn 13 nghìn tỉ đồng. Tổng chiều dài của dự án là 8.930m, trong đó phần cầu chính dài 3.755 m với bề rộng mặt cầu 33,2m.
Cầu Nhật Tân là một trong số rất ít cầu dây văng liên tục nhiều nhịp trên thế giới. Ngoài ra, phần cầu chính còn áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến lần đầu có ở Việt Nam. Cây cầu này được kỳ vọng sẽ giảm bớt lượng giao thông trên tuyến Bắc Thăng Long - Nội Bài, đáp ứng nhu cầu kết nối giao thông trong khu vực, phục vụ chiến lược phát triển Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài...
Chinh thuc khanh thanh cau Nhat Tan lon nhat Viet Nam-Hinh-3
Các vị lãnh đạo cắt băngkhánh thành cầu Nhật Tân.
Tại buổi kễ khánh thành, ông Ông Akihiro Ohta, Bộ trưởng Bộ đất đai cơ sở hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản, phát biểu rằng Nhật Bản nhấn mạnh: “Những công trình lớn vừa hoàn thành đã kể một câu chuyện dài, sinh động về tình hữu nghị và hợp tác giữa 2 nước”.
Chinh thuc khanh thanh cau Nhat Tan lon nhat Viet Nam-Hinh-7
Những chiếc ô tô đầu tiền bắt đầu lên cầu....
Chinh thuc khanh thanh cau Nhat Tan lon nhat Viet Nam-Hinh-9

Sau nghi thức cắt băng khánh thành và thông cầu, người dân cũng nô nức lên cây cầu hiện đại nhất Việt Nam nối 2 bờ sông Hồng này. Khi cây cầu Nhật Tân đi vào sử dụng, đoạn đường từ Trung tâm HN lên sân bay Nội Bài chỉ còn hơn 12km.